Chích Ngừa Uốn Ván Có Tác Dụng Phụ Không Và Xử Trí Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan về vắc xin uốn ván
- Các tác dụng phụ thường gặp
- Xử trí khi có các tác dụng phụ sau tiêm uốn ván
- Khuyến nghị về tiêm vaccine uốn ván
- Những ai không nên tiêm vaccine uốn ván?
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người mắc phải. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh đó là tiêm vắc xin phòng uốn ván. Vậy, chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không? Hãy cùng dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Tổng quan về vắc xin uốn ván
Vắc xin uốn ván có thể giúp cơ thể bạn chống lại bệnh uốn ván. Vắc xin phòng bệnh uốn ván cũng có thể phối hợp với các loại vắc xin phòng các bệnh nhiễm khuẩn khác (như bạch hầu và ho gà). Một số loại vắc xin có thể phòng bệnh uốn ván phổ biến hiện nay:
- DTaP: vắc xin kết hợp phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà. Tiêm cho trẻ em dưới 7 tuổi.
- TdaP: vắc xin phòng bạch cầu, uốn ván, ho gà. Tiêm cho trẻ lớn và người trưởng thành.
- DT và Td: vắc xin dự phòng bạch hầu và uốn ván. Vắc xin DT được tiêm cho trẻ nhỏ; trong khi đó, Td thường được tiêm cho trẻ lớn và người trưởng thành.
Các tác dụng phụ thường gặp
Chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không? Câu trả lời: tùy theo cơ địa phản ứng của mỗi người. Một vài người xuất hiện những phản ứng phụ mức độ nặng, tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ gặp những phản ứng nhẹ nơi tiêm. Đây là hiện tượng cơ thể đang phản ứng lại để hình thành miễn dịch. Một số phản ứng phụ có thể gặp như:
Đau, nóng, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm
Đau tại vị trí tiêm là một trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng đau sẽ giảm đi và mất hẳn trong vòng vài ngày.
Tình trạng đau hoặc sưng chỗ tiêm có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể uống các loại uống giảm đau không kê đơn (ví dụ như paracetamol).
Sốt
Những người tiêm vắc xin uốn ván có thể sẽ sốt nhẹ khoảng 38 độ C sau khi tiêm.
Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn (ví dụ như paracetamol). Tuy nhiên, nếu sốt cao liên tục trên 39 độ C, bạn nên đến gặp bác sĩ nhé!
Đau đầu, đau người
Bạn cũng có thể sẽ bị đau đầu hoặc đau mỏi nhiều nơi trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Tác dụng phụ này sẽ sớm giảm đi trong thời gian ngắn. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau (như paracetamol) để giảm đau.
Mệt mỏi
Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc buồn ngủ sau khi tiêm phòng vắc xin uốn ván. Đây có thể xem là một tác dụng phụ khá phổ biến. Cũng giống như những phản ứng phụ khác, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể và hệ miễn dịch của bạn đang làm việc để hình thành miễn dịch với bệnh uốn ván.
Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Đây là những phản ứng phụ của vắc xin Tdap. Cứ trung bình 10 người trưởng thành tiêm vắc xin Tdap sẽ có 1 người gặp phải phản ứng phụ này. Nếu gặp phải phản ứng phụ này, bạn hãy nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ; tránh ăn những thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Xử trí khi có các tác dụng phụ sau tiêm uốn ván
Đối với những phản ứng nhẹ như đau, sốt, mệt mỏi,… bạn cần nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà. Những phản ứng này thường mất đi sau vài ngày tiêm chủng.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin, hãy gọi ngay cho bác sĩ:
- Phát ban.
- Khó thở.
- Sưng phù mặt hoặc họng.
- Tim đập nhanh.
- Chóng mặt.
- Suy nhược.
- Đau dữ dội, nóng rát, đỏ, sưng hoặc xuất huyết tại nơi tiêm.
- Đau nhẹ đến vừa, đỏ hoặc sưng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin uốn ván.
Khuyến nghị về tiêm vaccine uốn ván
CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo rằng, mọi người ở mọi độ tuổi nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.
- DTaP: nên tiêm vắc xin này cho trẻ dưới 7 tuổi, tiêm khi trẻ đủ 2, 4, 6 tháng và từ 15 đến 18 tháng. Sau đó, nên tiêm nhắc lại khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
- Tdap: nên tiêm vắc xin này cho trẻ từ 11 – 12 tuổi. Ngoài ra, người trưởng thành chưa được tiêm Tdap ở độ tuổi này nên tiêm nhắc lại vắc xin.
- Td: hiệu lực phòng bệnh của vắc xin uốn ván sẽ giảm dần sau thời gian, do vậy, người trưởng thành nên tiêm nhắc lại vắc xin Td sau mỗi 10 năm.
Những ai không nên tiêm vaccine uốn ván?
Hãy trao đổi thêm với bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng uốn ván nếu bạn:
- Có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin ở những lần tiêm trước.
- Bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng trong những lần tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đó.
- Co giật hoặc hôn mê sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain – Barré.
- Đang mắc các bệnh cấp tính ngay khi chuẩn bị tiêm vắc xin.
- Đang sử dụng thuốc corticoid liều cao.
Trên đây là những thông tin YouMed cung cấp để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn bạn nhé!
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Xong Có Triệu Chứng Gì
-
Một Số Phản ứng Có Thể Gặp Khi Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Hấp Phụ Cho ...
-
Tiêm Uốn Ván Xong Bị Buồn Nôn Và Các Triệu Chứng Khác Mà Bà Bầu ...
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Phản ứng Phụ Của Việc Tiêm Uốn Ván | VIAM
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
-
Những Triệu Chứng Uốn Ván Bạn Không Nên Bỏ Qua | Medlatec
-
Uốn Ván
-
Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Uốn Ván - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Phòng Ngừa Uốn Ván Khi Bị Thương
-
【Phải Biết】Tất Cả Các Phản Ứng Phụ Khi Tiêm Uốn Ván
-
Những điều Cần Biết Về Uốn Ván
-
Lịch Tiêm Chủng Uốn Ván đầy đủ Cho Bà Bầu | Huggies