Chiếc Gầu Chủ Tịch Hồ Chí Minh Dùng để Tát Nước Chống Hạn Lưu ...
Có thể bạn quan tâm
Tác giả bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc hiện vật Gầu tát nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn và bức ảnh ghi lại sự kiện này tại cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) vào ngày 12 tháng 1 năm 1958. Hiện vật và ảnh tư liệu đang được trưng bày tại phòng trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh – chân dung một con người” số 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Một góc trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”
Chiếc gầu tát nước mang số đăng ký: 160/ĐM.28, hiện đã cũ, một số nan đã bị gãy mục. Chiếc gầu có kích thước và hình dáng khiêm nhường, một dụng cụ lao động phổ biến thời bấy giờ. Nhưng ý nghĩa của hiện vật này về việc làm gương trong lao động sản xuất của một vị chủ tịch thì vô cùng lớn lao và xúc động. Một người bận rộn nhưng đã giành thời gian để gần gũi, tìm hiểu những khó khăn của nhân dân lao động.
Chiếc gầu tát nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng tát nước chống hạn tại cánh đồng Quang Tó, năm 1958
Câu chuyện Bác sử dụng chiếc gầu tát nước chống hạn diễn ra ngày 12 tháng 1 năm 1958, khi Người cùng một cán bộ Trung ương đến xã Đại Thanh, nhưng không báo trước. Đến nơi, nông dân cùng bộ đội đang chống hạn bằng nhiều công cụ lao động khác nhau như: guồng nước, gầu sòng, gầu dai… Người đã tự tay xách dép, xắn quần và nhanh nhẹn lội xuống đồng. Các chiến sĩ đang chống hạn ở đó đề nghị lấy đất khô rải xuống đường cho Người đi đỡ trơn, nhưng Người không đồng ý. Đầu tiên, Người định tới đạp guồng nước. Nhưng nhìn thấy một cụ già đang tát nước ở phía trước, liền đề nghị cụ cho Người được tát nước chống hạn bằng chiếc gầu dai này. Đây là một loại dụng cụ lao động dùng để tát nước. Nhưng khác với gầu sòng, gầu này phải có hai người cùng so dây để múc cho gầu đầy nước rồi kéo lên. Được biết, lúc ấy rất nhiều người muốn được tham gia cùng tát đôi với Người. Nhưng Người đã chỉ đích danh đồng chí Vũ Quý – Bí thư tỉnh ủy Hà Đông cùng tát nước đôi với mình. Thấy đồng chí bí thư còn lóng ngóng so dây gầu, Người đã vừa tát nước vừa dạy cách tát nước cho đồng chí bí thư: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Tát nước xong, để tránh làm phiền mọi người đang chống hạn suốt dọc bờ mương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lội qua lòng mương sang bờ bên kia để đi tiếp.
Câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn đã có sức mạnh động viên rất lớn đối với nhân dân xã Đại Thanh. Cũng từ đó, phong trào “vắt đất ra nước thay trời làm mưa” được phát động, nhân rộng và lan tỏa rất hiệu quả lúc bấy giờ.
Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân tát nước chống hạn
Người đã thuyết phục mọi người bằng việc làm cụ thể. Các thao tác của Bác như thế đứng, cách cầm dây gàu (cùng với ngoại hình như chân đất, quần Tây xắn lưng ống quyển…) là hoàn toàn tự nhiên và giống hệt người nông dân thực thụ. Bức ảnh minh chứng chân thực nhất về Người – một người kiệt xuất luôn biết cách thể hiện sự nỗ lực và thiện chí của mình để chiếm lĩnh lòng tin yêu của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Thu Nhuần (tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam: “Những kỷ vật sống mãi với thời gian”, tập 2, NXB Dân Trí.
Từ khóa » Hình ảnh Tát Gàu Sòng
-
Tát Nước Gầu Sòng | Hình Ảnh Nơi Thôn Quê
-
Chiếc Gàu Sòng - Báo Gia Lai điện Tử
-
TÁT NƯỚC GÀU DAI(gầu Dây) "Mình ơi Ta... - Tôi Yêu Việt Nam
-
Tát GẦU DÂY Bắt Được CÁ RÔ BIẾT NÓI | Hội Ngộ Miền Tây
-
Chiếc Gầu Trong đời Sống Lao động Của Nông Dân Việt Nam
-
Bài Thơ: TÁT NƯỚC GÀU SÒNG (Tác Giả: Nguyễn Đình Huân)
-
Tục Ngữ Về "gầu Sòng"
-
Người Nước Ngoài Tấp Nập Về Ninh Bình đi Bắt Cá đồng, Tát Nước ...
-
Tát Nước Gầu Dây - Hiệu Minh Blog
-
Cuộc đời Qua ống Kính: Tát Nước Lúa Xuân - Thể Thao & Văn Hóa
-
Công Trình Thủy Lợi… Tát Gàu Sòng! - Báo Công An Đà Nẵng
-
Nhớ Người Tát Nước Gàu Giai Gàu Sòng - Nguyễn Phương Thanh
-
TÁT NƯỚC ĐÊM TRĂNG... - Thanh Bình