Chiếm đoạt Bí Mật Nhà Nước Có Phải Là Yếu Tố Bắt Buộc để Truy Cứu ...
Có thể bạn quan tâm
- Chiếm đoạt bí mật nhà nước có được xem là tội gián điệp?
- Cố ý chiếm đoạt bí mật nhà nước được xử lý như thế nào?
- Vô ý làm lộ bí mật nhà nước bị xử lý như thế nào?
Chiếm đoạt bí mật nhà nước có được xem là tội gián điệp?
Căn cứ Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gián điệp như sau:
- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
+ Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, nếu người chiếm đoạt bí mật nhà nước nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được xem là tội gián điệp và sẽ bị xử lý hình sự và mức phạt cao nhất đối với tội này là tử hình.
Chiếm đoạt bí mật nhà nước
Cố ý chiếm đoạt bí mật nhà nước được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (Tên Điều này và khoản 1; khoản 2; khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
(1) Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Vô ý làm lộ bí mật nhà nước bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau:
(1) Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây (Cụm từ này bị thay thế bởi điểm s khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
b) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
(3) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
KẾT LUẬN: tùy vào mức độ và hành vi sẽ có mức xử lý phù hợp với từng hành vi tội phạm khác nhau.
Nếu xác định có hành vi tội phạm là tội gián điệp thì mức phạt cao nhất là tử hình
Nếu có hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước mà không phải tội gián điệp thì bị phạt cao nhất là 15 năm tù
Nếu có hành vi vô ý làm lộ bí mật nhà nước thì mức phạt cao nhất nhất là 7 năm tù.
Từ khóa » để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định Yếu Tố Nào
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý ? Yêu Cầu ... - Luật Minh Khuê
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Luật Hoàng Phi
-
Để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định - Toploigiai
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Câu 22. Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý đối Với Chủ Thể Vi Phạm Pháp Luật
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? (cập Nhật 2022)
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Khóa Học
-
[PDF] Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Topica
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Hình Sự Là Gì? Quy định độ Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Hoc247
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Minh Gia
-
Pháp Luật Đại Cương - Câu 1: 1. Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Trách ...
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Trách Nhiệm Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
BÀN VỀ LẬP HIẾN - Ấn Phẩm
-
Có Mấy Loại Vi Phạm Pháp Luật? Trách Nhiệm Pháp Lý Thế Nào?