Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Nguyên Tắc áp Dụng Trách Nhiệm Pháp Lý
Có thể bạn quan tâm
Để đảm bảo công bằng xã hội và duy trì trật tự, an ninh cho toàn xã hội, Nhà nước đã đưa ra các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân hay tổ chức có hành vi trái với chuẩn mực mà pháp luật quy định. Để hiểu rõ hơn về "khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì" cũng như các nội dung khác liên quan đến vấn đề này, Luận Văn 99 và bạn đọc sẽ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì?
Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm pháp lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng góc độ xem xét. Chẳng hạn như trách nhiệm pháp lý được hiểu là việc chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý được đề cập đến trong các quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lý cũng được hiểu là việc chủ thể phải thực hiện một mệnh lệnh cụ thể nào đỏ của các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền. Một cách hiểu khác, trách nhiệm pháp lý cũng có thể được hiểu là việc chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật trong trường hợp họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
Nói tóm lại, theo một nghĩa chung nhất, ta có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là một quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước, thông qua các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền để với chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu các hậu quả bất lợi hay những biện pháp cưỡng chế trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật do Nhà nước quy định. Cụ thể hơn, các chủ thể phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau chẳng hạn như: trách nhiệm bồi thường dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự… tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà mình đã gây ra.
Khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì?
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý là gì?
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là phương tiện tác động có hiệu quả của nhà nước tới chủ thể vi phạm pháp luật.
Bất kỳ hành vi nào gây ra thiệt hại cho xã hội đều bị lên án từ nhiều phía, các hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cần phải bị lên án gay gắt. Có nhiều cách để thể hiện sự lên án, phản đối đối với hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, nhà nước phản ứng với các hành vi này bằng cách buộc các chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý, nghĩa là gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó về vật chất, tinh thần, danh sự hay bất lợi về tính mạng của họ.
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp đặc biệt, pháp luật cho phép áp dụng trách nhiệm pháp lý với những hành vi trái pháp lược thực hiện trong các trường hợp khách quan hoặc trường hợp thiệt hại do những nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay trong dân sự, mặc dù không có lỗi nhưng chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nghĩa là được áp dụng trách nhiệm pháp lý ngay cả khi chủ thể không vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Người không có năng lực trách nhiệm pháp lý ( trẻ em, người bị bệnh liên quan đến thần kinh, tâm thần,….) có những hành vi gây thiệt hại cho xã hội thì người giám hộ tuy không có lỗi nhưng có thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại,…
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý gắn liền với biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Như đã nói ở trên, để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế với các chủ thể vi phạm pháp luật. Nghĩa là trách nhiệm pháp lý gắn liền với các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể bị nhà nước cưỡng chế thực hiện chế tài pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế có tính chất tước đoạt, làm thiệt hại các quyền tự do, lợi ích hợp pháp mà chủ thể vi phạm pháp luật nếu không vi phạm sẽ không bị áp dụng. Một số biện pháp điển hình gồm tử hình, phạt tù,…
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người vi phạm pháp luật. Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật sẽ xuất hiện các quan hệ pháp luật gồm việc các cơ quan nhà nước tiến hành xác minh vụ việc, yêu cầu chủ thể vi phạm giải thích về hành vi của mình và nhân danh nhà nước buộc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định đã quy định trong quy phạm pháp luật. Vì vậy, trách nhiệm pháp lý là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật. Quan hệ này đặc biệt ở chỗ: Chủ thể luôn là cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước có quyền buộc chủ thể bên kia phải phục tùng ý chí của mình không cần biết họ có đồng ý hay không và một bên phải gánh chịu những thiệt hại nhất định do bên kia có quyền áp đặt.
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý là gì?
Xem thêm:
➣ Kho đề tài luận văn thạc sĩ Luật kinh tế mới nhất hiện nay
Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?
Trách nhiệm pháp lý bao gồm:
Trách nhiệm hình sự:
Đây là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất mà tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý gồm có: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết tội và chịu các biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và mang án tích. Các trách nhiệm hình sự bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, án tù có thời hạn, tử hình,… Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm các chức vụ, làm nghề hoặc công việc nhất định, cấm cư trú, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sản,…
Trách nhiệm hành chính:
Đây là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng với những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm pháp luật hành chính. Tùy theo mức độ vi phạm của mình, các chủ thể này sẽ phải phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tùy theo mức độ vi phạm của họ do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chẳng hạn như: Áp dụng chế tài hành chính, hình thức cảnh báo, phạt tiền, tịch thu giấy phép,…
Trách nhiệm pháp lý dân sự:
Là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc các chủ thể khác áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Hay nói cách khác, đây là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước nhất định trong trường hợp chủ thể này xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản, uy tín, quyền & lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm với trách nhiệm pháp lý dân sự là bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm pháp lý kỷ luật:
Là trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan hoặc tổ chức nhà nước áp dụng với cán bộ, công chức,… của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm pháp luật như cách chức, buộc thôi việc, hạ bậc lương,…
Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?
Nguyên tắc áp dụng các trách nhiệm pháp lý là gì?
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hay tổ chức, cần xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Cơ sở thực tiễn
Cần xem xét các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, cần xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật, nghĩa là xác định sự kiện thực tế xảy ra có sự tham gia của con người hay không. Nếu có thì hành vi đó có trái pháp luật không?,…
Tiếp theo, cần đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thông qua việc xác định hậu quả vật chất, tinh thần và các thiệt hại khác nếu có. Dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc với các trường hợp truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Cần làm rõ mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả, không được suy diễn về hậu quả mà cần xác định chắc chắn rằng thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra. Trong một số trường hợp cần xác định cả thời gian, địa điểm và cách thức,… mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,…
Việc xác định lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật trong truy cứu trách nhiệm pháp lý là điều cần thiết vì nó đưa đến các lựa chọn biện pháp cưỡng chế phù hợp.
Khi xác định chủ thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Nếu chủ thể là cá nhân là cần xác định xem người đó đã đến độ tuổi theo quy định của pháp luật để chịu trách nhiệm pháp lý hay chưa? Nhân thân có tốt không? Vi phạm có tính chất côn đồ, nguy hiểm hay không?... Nếu chủ thể là tổ chức thì cần chú ý đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức.
Cơ sở pháp lý
Là các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vi phạm pháp luật và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó. Khi xác định cơ sở pháp lý cho truy cứu trách nhiệm pháp lý với trường hợp vi phạm pháp luật ngoài việc chú ý đến thẩm quyền của cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền trong giải quyết vụ việc, trình tự, thủ tục,... còn xem xét cả thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý và các trường hợp miễn nếu có.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý là thời hạn do pháp luật quy định mà thời hạn kết thúc thì chủ thể vi phạm pháp luật sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nữa. Với các loại vi phạm pháp luật khác nhau thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý quy định khác nhau.
Việc xác định trách nhiệm pháp lý đúng sẽ có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục cũng như cải tạo các hành vi vi phạm pháp luật và chủ thể vi phạm phải chịu các trách nhiệm về hậu quả mà hành vi của mình gây ra. Qua đó, người dân sẽ có ý thức tôn trọng và chấp hành đúng quy định pháp luật cũng như tin tưởng hơn vào pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trên đây, Luận Văn 99 đã cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý và các nội dung khác. Chúng tôi hy vọng đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích.
Từ khóa » để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định Yếu Tố Nào
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý ? Yêu Cầu ... - Luật Minh Khuê
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Luật Hoàng Phi
-
Để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Cần Xác định - Toploigiai
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Câu 22. Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là
-
Căn Cứ Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý đối Với Chủ Thể Vi Phạm Pháp Luật
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? (cập Nhật 2022)
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là - Khóa Học
-
[PDF] Bài 7: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ - Topica
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Hình Sự Là Gì? Quy định độ Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
Cơ Sở để Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý Là? - Hoc247
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Minh Gia
-
Pháp Luật Đại Cương - Câu 1: 1. Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Trách ...
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Trách Nhiệm Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
BÀN VỀ LẬP HIẾN - Ấn Phẩm
-
Chiếm đoạt Bí Mật Nhà Nước Có Phải Là Yếu Tố Bắt Buộc để Truy Cứu ...
-
Có Mấy Loại Vi Phạm Pháp Luật? Trách Nhiệm Pháp Lý Thế Nào?