Chiến Lược Cạnh Tranh ''Siêu Lợi Hại" Của ZaloPay - Brands.Vn

Sau những đợt ‘đốt tiền’ làm khuyến mại để thu hút người dùng, cuộc chiến ví điện tử tại Việt Nam đang dần trở thành cuộc chơi của những ông lớn, mạnh về hệ sinh thái người dùng sẵn có, tiêu biểu là ZaloPay với lợi thế 100 triệu người dùng Zalo.

Chuyen tien trong khung chat zalo: Chien luoc canh tranh loi hai cua ZaloPay Nghiên cứu gần đây của Nielsen cho biết, Việt Nam đang có 53% dân số sử dụng Internet, gần 50 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh. Với tỷ lệ dân số trẻ cao, đây là thị trường màu mỡ cho các dịch vụ trong nền kinh tế số. Trong đó, ví điện tử là một mảng điển hình.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tháng 11/2018, có 26 đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép tại Việt Nam. Đa phần trong đó, tức khoảng 20 đơn vị là ví điện tử. Tuy nhiên, số lượng ví điện tử đang được đại đa số người dùng ‘nhớ mặt đặt tên’ chỉ đếm chưa hết hai bàn tay.

Đến hiện tại, các ví điện tử tương đối phổ biến như MoMo, ZaloPay, GrabPay by Moca, Viettel Pay, AirPay…Nếu như trước đây các ví điện tử này, cùng nhiều ví nhỏ khác, tranh thủ tung khuyến mãi, quà tặng để thu hút người dùng thì nay đó chỉ mới là hoạt động bề mặt. Nhiều ví điện tử trong top dẫn đầu đang tận dụng triệt để nền tảng về hệ sinh thái sẵn có để bức phá trong cuộc đua gần đây.

Trong khi MoMo có thế mạnh đối tác đông đảo thì Viettel Pay đang tận dụng hệ thống phân phối rộng lớn. AirPay có khách hàng chủ lực đến từ hệ thống phòng game của Garena còn GrabPay by Moca lại khai thác lượng người dùng khổng lồ từ ứng dụng Grab. Riêng ZaloPay lại sở hữu một cộng đồng người dùng Zalo sẵn có trên 100 triệu thành viên.

Tuy nhiên, sự ‘đáng gờm’ của ZaloPay không đơn thuần nằm ở chỗ giới thiệu và tạo niềm tin cho hàng trăm triệu người dùng Zalo cài thêm ứng dụng ví điện tử mà chính ở phương thức thanh toán trực tuyến ngay trên giao diện trò chuyện giữa hai người dùng Zalo

Chiến lược này được ZaloPay tung ra đầu tháng 11/2018 với tên gọi “Đại chiến xâu tiền – Giành liền 100 triệu.” Cụ thể, người dùng ZaloPay có thể chuyển tiền, thanh toán, lì xì cho nhau ngay trên khung chat Zalo. Thao tác để giao dịch cũng đơn giản như gửi cho nhau một tấm ảnh, một đoạn âm thanh thường ngày. Họ chỉ cần mở biểu tượng “Tệp đính kèm” và chọn “ZaloPay” ngay trong giao diện trò chuyện giữa hai người dùng.

Chuyển tiền trực tiếp giữa những người dùng mạng xã hội với nhau không mới và được xếp vào hình thức giao dịch thanh toán ngang hàng (P2P Payment). Có hàng loạt cái tên trên thế giới đang làm như Venmo, Zelle, Apple Pay, Facebook Messenger, WeChat Pay, Square Cash…Tuy nhiên, ở Việt Nam, ZaloPay là đơn vị tiên phong và có lợi thế rõ nét nhất để phát triển P2P Payment trên nền tảng trò chuyện trực tuyến.

Vấn đề ở chỗ, thanh toán P2P qua khung chat có thực sự là ‘át chủ bài’ đáng để các đối thủ phải kiêng dè ZaloPay? Có ít nhất ba lý do cần cân nhắc.

Thứ nhất, đây là mô hình thành công đã được kiểm chứng, đơn cử như trường hợp WeChat Pay tại Trung Quốc. Với một tỷ người dùng WeChat, WeChat Pay đang có khoảng 900 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Trong khi đó, đối thủ chính của ví này là AliPay chỉ có khoảng 500 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng. Điều tạo nên sức mạnh của WeChat Pay không gì khác chính là lượng người vừa tán gẫu trên WeChat vừa chuyển tiền cho nhau hàng ngày.

Thứ hai, hiệu ứng tương hỗ của WeChat Pay và WeChat cũng hoàn toàn có thể xảy ra với Zalo và ZaloPay. Lượng người dùng mới và trung thành của Zalo sẽ tăng trưởng bền vững hơn nhờ ‘giá trị gia tăng’ ở tiện ích chuyển tiền trong khung chat. Trong khi đó, ZaloPay cũng có tiềm năng phát triển được lượng người dùng và phạm vi hiện diện bằng cách đi theo sự lớn rộng của Zalo. Thực tế, không ai có thể phủ nhận rằng WeChat Pay đang đi ra thế giới bằng cách theo chân khách du lịch Trung Quốc có sử dụng WeChat.

Thứ ba, thanh toán P2P là một xu thế lớn và nhận được sự ủng hộ của giới trẻ. Theo nghiên cứu của Statista, giá trị giao dịch P2P toàn cầu năm nay dự kiến đạt gần 84,4 tỷ USD. Đến năm 2023, giá trị giao dịch P2P toàn cầu sẽ đạt gần 147,4 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2019-2023 là 15,3% mỗi năm.

Chuyen tien trong khung chat Zalo: Chien luoc canh tranh loi hai cua ZaloPay Thanh toán P2P là một xu thế lớn và nhận được sử dụng hộ của giới trẻ

Gần đây, trong dịp giới thiệu chương trình lì xì nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019, bà Trương Cẩm Thanh, chủ tịch Hội đồng quản trị – đại diện ZaloPay lần nữa nhắc lại mục tiêu “trở thành ‘chiếc ví’ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dùng trên khắp cả nước”. Mục tiêu này không chỉ có ZaloPay đặt ra nhưng khả năng ví điện tử này về đích sớm sẽ cao hơn nhờ lợi thế “chuyển tiền trong khung chat”.

Trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, ZaloPay cũng sẽ đem đến hơn 300.000 phần quà độc đáo dành cho người dùng tham gia cuộc đua lì xì hay đơn giản là chuyển tiền và thanh toán ngay trong khung chat Zalo. Chương trình với tên gọi “Chăm Cây Hái Lộc” sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng kể từ ngày 28/01/2019. Đây là cơ hội đặc biệt để ZaloPay tri ân sự ủng hộ của khách hàng năm 2018 và là một phần chiến lược nhằm thúc đẩy tiêu dùng của khách hàng nhân dịp Tết 2019. Chi tiết xem tại fanpage ZaloPay

Chuyen tien trong khung chat Zalo: Chien luoc canh tranh loi hai cua ZaloPay

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Linh Pham – ATPSoftware

Từ khóa » Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu Của Zalopay