Chiến Lược đại Dương Xanh Là Gì & 4 Bước Xây Dựng Hiệu Quả

Chiến lược đại dương xanh giúp doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội phát triển bằng cách trở thành người tiên phong hoặc đi đầu trong một thị trường mới, không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao giá trị và tối ưu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. 

banner
chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh giúp doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội phát triển

Hiện nay, để có thể thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao giá trị sản phẩm đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả khách hàng và chính mình.

Để có thể làm được điều đó, chiến lược đại dương xanh đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị, phát triển sản phẩm mà vẫn có thể tối ưu chi phí một các hiệu quả. 

Vậy chiến lược đại dương xanh là gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược đại dương xanh hiệu quả?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về chiến lược đại dương xanh ở bài viết dưới đây. 

Mục lục Hiện I. Tổng quan về chiến lược đại dương xanh II. Cách xây dựng chiến lược đại dương xanh hiệu quả III. Tổng kết

I. Tổng quan về chiến lược đại dương xanh

1. Chiến lược đại dương xanh là gì?

Về cơ bản, chiến lược đại dương xanh được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cần tìm và theo đuổi một thị trường mục tiêu mà chưa có doanh nghiệp nào đi theo hoặc sự cạnh tranh trong thị trường đó không đáng kể.

Chiến lược đại dương xanh được hình thành và phát triển vào năm 2004, bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne – 2 nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới. Chiến lược này được giới thiệu trong cuốn sách “Chiến lược đại dương xanh” của W. Chan Kim và Renée Mauborgne dựa trên nghiên cứu chiến lược kinh doanh của hơn 150 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 100 năm và với 30 lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Đọc thêm: Thị trường mục tiêu là gì & 6 bước xác định và triển khai hiệu quả cho mọi Doanh Nghiệp

chiên lược đại dương xanh là gì
chiến lược đại dương xanh là gì

Đối với chiến lược đại dương xanh, thị trường sẽ không phải nơi diễn ra sự cạnh tranh đối đầu khốc liệt, mà là cạnh tranh bằng trí tuệ, tạo ra những điều chưa ai làm hoặc nghĩ đến. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược đại dương xanh sẽ là người tiên phong, người đi đầu trong một thị trường cụ thể nhất định. 

Khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp khi lên chiến lược kinh doanh sẽ tìm con đường để thoát ra khỏi thị trường chứa đầy cạnh tranh khốc liệt để tìm ra khoảng trống. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đi theo chiến lược đại dương xanh sẽ rời bỏ “đại dương đỏ” bức bối để tìm đến “đại dương xanh” trong lành, mát mẻ. 

Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 5 cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất

2. Phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ

Khi xây dựng, hoạch định chiến lược, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ. Vậy đâu là sự khác biệt giữa 2 loại chiến lược này?

Trước hết, anh/chị cần tìm hiểu khái niệm chiến lược đại dương đỏ là gì.

Về cơ bản, chiến lược đại dương đỏ là chiến lược kinh doanh tập trung vào các thị trường đã được nhiều người biết tới với nhiều đối thủ cạnh tranh và nhiều ngành công nghiệp tồn tại. Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để hoạt động tốt hơn đối thủ cạnh tranh và tuân thủ các nguyên tắc đã được thiết lập. 

Thông thường, thị trường đại dương đỏ bao gồm số lượng doanh nghiệp đông đúc và nhiều cạnh tranh.

Nhìn chung, chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ có những đặc điểm khác nhau như sau:

Đặc điểm Chiến lược đại dương xanh Chiến lược đại dương đỏ
Thị trường Hướng đến thị trường không có sự cạnh tranh Hoạt động trong thị trường nhiều cạnh tranh
Đối thủ Không có hoặc ít đối thủ cạnh tranh Nhiều đối thủ cạnh tranh
Nhu cầu Tạo ra và nắm bắt nhu cầu mới Khai thác nhu cầu sẵn có
Giá trị và chi phí Không có sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí Đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra
Chiến lược Kết hợp giữa chiến lược khác biệt hóa và dẫn đầu về chi phí Áp dụng một trong hai chiến lược: khác biệt hóa hoặc dẫn đầu về chi phí để sở hữu lợi thế cạnh tranh

3. Đặc điểm chính của chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương xanh giúp doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội phát triển bằng cách trở thành người tiên phong hoặc đi đầu trong một thị trường mới, không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh.

đặc điểm của chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nhanh chóng

Chiến lược đại dương xanh sẽ có một số những đặc điểm chính như sau:

  • Chiến lược đại dương xanh tạo ra một thị trường mới, không có hoặc rất ít đối thủ cạnh tranh

 Khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp sẽ đi tiên phong trong việc mở rộng hoặc tạo ra một thị trường mới mà ở đó có rất ít hoặc thậm chí không có đối thủ cạnh tranh.

  • Chiến lược đại dương xanh tạo ra các nhu cầu mới

Thay vào việc tập trung vào các nhu cầu sẵn có và có tính cạnh tranh cao, chiến lược đại dương xanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhu cầu mới và không cần khai thác những nhu cầu cũ.

  • Chiến lược đại dương xanh có thể kết hợp chiến lược khác biệt hóa và chiến lược dẫn đầu về chi phí

Thông thường, để có thể tập trung vào chất lượng sản phẩm để khác biệt hóa, doanh nghiệp cần tốn nhiều chi phí để sản xuất sản phẩm. Mặt khác, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể không chú trọng vào việc phát triển sản phẩm. 

Đối với chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp có thể kết hợp cả 2 chiến lược khác biệt hóa và chiến lược dẫn đầu về chi phí để có thể tăng doanh thu bán hàng. 

4. Lợi ích của việc áp dụng chiến lược đại dương xanh

Khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp có thể sở hữu một số những lợi ích sau: 

  • Giúp doanh nghiệp định hướng và phát triển chiến lược một cách rõ ràng: Đối với chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp cần có định hướng và phát triển chiến lược một cách rõ ràng để có thể tìm hiểu một cách kỹ lưỡng thị trường mục tiêu mới, ít đối thủ cạnh tranh và thâm nhập thị trường. 
  • Giúp doanh nghiệp đổi mới giá trị: Nền tảng của chiến lược đại dương xanh là đổi mới giá trị. Nhờ vào những quy trình này, doanh nghiệp chuyển từ tập trung vào nguồn lực cho việc đánh bại đối thủ cạnh tranh trong ngành sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết nữa.
  • Giúp doanh nghiệp cân đối được việc phát triển sản phẩm với việc cân bằng giá cả: Khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp có thể kết hợp việc phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất.

5. Các nguyên lý quan trọng trong chiến lược đại dương xanh

Khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến những nguyên lý nào? 

Theo như cuốn sách “Chiến lược đại dương xanh” của tác giả W. Chan Kim và Renée Mauborgne, chiến lược đại dương xanh bao gồm 6 nguyên lý chính như sau.

Nguyên lý 1: Vẽ lại biên giới thị trường 

Nguyên lý đầu tiên của chiến lược đại dương xanh là xây dựng lại những ranh giới thị trường để doanh nghiệp có thể thoát ra khỏi cạnh tranh và hình thành được chiến lược đại dương xanh. 

nguyên lý trong chiến lược đại dương xanh
Các nguyên lý quan trọng trong chiến lược đại dương xanh

Nguyên lý này đề cập những rủi ro trong việc tìm kiếm thị trường mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Một thách thức mới đặt ra là phải xác định đúng những cơ hội mở ra đại dương xanh, khoảng thị trường hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao trong số hàng loạt những khả năng đang tồn tại. 

Đây là yếu tố then chốt bởi vì nhà quản lý không thể dựa trên trực giác hay trông chờ vào may mắn khi vạch ra chiến lược, hay nói cách khác, doanh nghiệp không thể đánh cược một cách vô căn cứ khi tìm kiếm thị trường khi áp dụng chiến lược đại dương xanh.

Để có thể vẽ lại biên giới thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau:

  • Xác định ngành kinh doanh giống nhau và tập trung vào việc vươn lên trở thành người đứng đầu trong ngành.
  • Đánh giá ngành kinh doanh dưới góc độ phân chia thành các nhóm chiến lược đang tồn tại (như xe ô tô cao cấp, xe ô tô giá rẻ, phương tiện đi lại trong gia đình) và nỗ lực để vượt trội trong một nhóm chiến lược cụ thể 
  • Tập trung vào cùng một nhóm người mua, có thể là người thực hiện việc mua hàng (như trong ngành thiết bị văn phòng), người sử dụng (như trong ngành may mặc) hoặc người ảnh hưởng (như trong mô hình kinh doanh B2B).

Đọc thêm: B2B là gì & 4 mô hình B2B phổ biến trong kinh doanh

  • Xác định phạm vi của sản phẩm và dịch vụ giống nhau.
  • Chấp nhận định hướng về chức năng của toàn bộ ngành và lĩnh vực.
  • Tập trung vào cùng một thời điểm – và thường tập trung vào những mối đe dọa cạnh tranh trong hiện tại – trong quá trình xây dựng chiến lược.

 Nguyên lý 2: Tập trung vào bức tranh tổng thể chứ không tập trung vào các con số 

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh luôn được mở đầu bằng việc mô tả về ngành kinh doanh và tình hình cạnh tranh trong ngành. Tiếp đó là phần bàn luận về cách thức gia tăng thị phần, thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới hoặc cắt giảm chi phí. Cuối cùng là các mục tiêu và giải pháp. Đính kèm với bản kế hoạch đó bao giờ cũng là một dự toán ngân sách hoàn chỉnh, cùng với rất nhiều sơ đồ và bảng biểu.

Đọc thêm: [Hướng dẫn] Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chuẩn cho doanh nghiệp

Kết quả của quá trình lập kế hoạch chiến lược thường là một tài liệu dày, được soạn thảo từ hàng loạt dữ liệu do nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức cung cấp, những bộ phận này đảm nhận các công việc khác nhau và ít khi có sự trao đổi với nhau. 

Trong quá trình hoạch định chiến lược, các nhà quản lý thường dành nhiều thời gian để lập bảng biểu, tính toán những số liệu mà không nhìn ra bên ngoài để phác thảo một định hướng rõ ràng về cách thoát khỏi cạnh tranh. 

Vì vậy, khi áp dụng chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp cần tập trung vào sơ đồ tổng thể chứ đừng tập trung vào những con số. Nguyên lý này giúp giảm bớt rủi ro về hoạch định là phải đầu tư quá nhiều nỗ lực và thời gian để rồi cuối cùng chỉ đưa ra được những bước đi mang tính chiến thuật trong đại dương đỏ.

Các nhà quản lý nên xây dựng sơ đồ tổng thể với các yếu tố sau:

  • Mô tả rõ ràng các yếu tố hiện tại và những yếu tố tiềm năng trong tương lai có ảnh hưởng trong việc cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
  • Chỉ ra chiến lược của các đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng, xác định xem họ có chiến lược đầu tư vào những yếu tố cạnh tranh nào;
  • Thể hiện giá trị của doanh nghiệp, tình trạng đầu tư vào những yếu tố cạnh tranh trong hiện tại và tương lai.
  • Phân tích mô hình SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức để hiểu rõ đối thủ và thị trường 

Đọc thêm: SWOT là gì? Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

phân tích swot

Nguyên lý 3: Vươn ra ngoài nhu cầu tồn tại 

Khi áp dụng các chiến lược kinh doanh truyền thống, thông thường, doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng mục tiêu và việc thấu hiểu khách hàng. 

Đọc thêm: [Hướng dẫn] 5 cách xác định khách hàng mục tiêu chuẩn nhất cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, để tối đa hóa quy mô, các doanh nghiệp cần làm một quy trình đảo ngược. Thay vì tập trung vào khách hàng, họ cần quan tâm đến những người chưa mua hàng.

Để vươn ra bên ngoài nhu cầu hiện tại, hãy nghĩ đến những người chưa phải là khách hàng trước khi nghĩ đến các khách hàng hiện tại, nghĩ tới những điểm tương đồng trước khi nghĩ tới sự khác biệt và nghĩ tới hướng mở rộng hơn là phân nhỏ các phân đoạn thị trường.

Ngoài nhóm khách hàng hiện tại, doanh nghiệp có thể tập trung vào 3 loại khách hàng khác như sau: 

  • Loại khách hàng thứ nhất là nhóm khách hàng gần nhất với thị trường ngành của doanh nghiệp, họ chờ sản phẩm dịch vụ tốt hơn để từ bỏ thị trường hiện tại của họ.
  • Loại khách hàng thứ hai là nhóm khách hàng từ chối sản phẩm dịch vụ trong ngành của doanh nghiệp.
  • Loại khách hàng thứ ba là nhóm khách hàng “chưa được khai thác”, họ ở xa thị trường ngành của doanh nghiệp nhất.

Loại khách hàng thứ ba là nhóm khách hàng đứng ở vị trí xa nhất. Họ là những người chưa bao giờ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ trong ngành của doanh nghiệp. Thông qua việc tập trung vào những điểm chung cơ bản nhất giữa khách hàng hiện tại và những nhóm đối tượng chưa phải là khách hàng, các doanh nghiệp có thể hiểu được cách thức lôi kéo họ vào thị trường mới.

Nguyên lý 4: Thực hiện chiến lược đúng theo trình tự

Khi nắm được một trình tự chiến lược đúng đắn và nắm được cách đánh giá những ý tưởng đại

dương xanh theo các tiêu chí căn bản của trình tự đó, doanh nghiệp có thể làm giảm đáng kể rủi ro về mô hình kinh doanh

Đọc thêm: Mô hình kinh doanh là gì? 7 mô hình kinh doanh thành công nhất hiện nay

Trình tự của chiến lược đại dương xanh có thể được diễn giải như sau.

  • Xác định tính hữu dụng của sản phẩm: Liệu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp có cung cấp được giá trị đến với khách hàng? Sản phẩm đó có đem lại những đặc tính khác biệt chưa từng có? Liệu có lý do gì hấp dẫn một số lượng lớn khách hàng để họ phải bỏ tiền ra mua sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Xác định mức giá chiến lược hợp lý: Liệu sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp đã được ấn định một mức giá có khả năng hấp dẫn nhiều người mua hay chưa và liệu họ có khả năng chi trả khi mua hàng với mức giá đó hay không?
  • Xác định mức chi phí hợp lý: Liệu doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm, dịch vụ của mình với một mức chi phí hợp lý mà vẫn thu được một mức lợi nhuận nhất định? Liệu doanh nghiệp sẽ vẫn có được lợi nhuận khi bán ở mức giá chiến lược hay không – mức giá mà số đông người mua sẵn sàng chấp nhận?
  • Nghiên cứu những trở ngại và rủi ro: Đâu là những trở ngại khi doanh nghiệp triển khai ý tưởng của mình? Doanh nghiệp đã có giải pháp cho những trở ngại và rủi ro đó chưa?

Nguyên lý 5: Vượt qua những trở ngại về mặt tổ chức

Khi đề cập đến những trở ngại về mặt tổ chức, các nhà quản lý có thể gặp phải những vấn đề chính sau: 

Thứ nhất là vấn đề về nhận thức, đó là phải làm cho đội ngũ nhân viên hiểu được sự cần thiết phải thay đổi. Chiến lược đại dương đỏ có thể không phải là con đường dẫn tới sự tăng trưởng có lợi nhuận dài hạn trong tương lai, nhưng nó mang lại cho mọi người cảm giác ổn định và vẫn phát huy hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thì cần gì phải thay đổi?

Thứ hai là vấn đề nguồn lực bị giới hạn. Việc thay đổi càng diễn ra sâu sắc thì càng cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn.

Vấn đề thứ ba là làm thế nào để thúc đẩy những nhân viên chủ chốt tăng tốc và bền bỉ thực hiện thay đổi hiện trạng của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này thì doanh nghiệp sẽ mất hàng năm trời, trong khi các nhà quản lý lại không thể chờ đợi lâu như vậy được.

Vấn đề cuối cùng là vấn đề tổ chức và mối quan hệ giữa các nhóm quyền lực trong doanh nghiệp. 

Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với những khó khăn này ở các mức độ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp có thể chỉ gặp phải một vài trong số đó. Tuy nhiên, việc biết cách vượt lên trên trở ngại sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp xác định và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.

trở ngại trong kinh doanh

Nguyên lý 6: Thực thi hóa chiến lược 

Quy trình thực thi hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến lược đại dương xanh.

Khi thực thi hóa chiến lược, doanh nghiệp cần chú trọng 3 yếu tố: sự liên quan (engagement) – tất cả mọi người trong doanh nghiệp cần được tham gia vào việc ra những quyết định mang tính chiến lược; sự giải thích (explanation) – giải thích tại sao quyết định cuối cùng được đưa ra; kỳ vọng (expectation) – xác định rõ kỳ vọng của nhà quản lý đối với đội ngũ nhân viên.

Tất cả mọi người trong doanh nghiệp cần hiểu rõ họ phải đạt những tiêu chuẩn mới nào hoặc chịu những trách nhiệm gì.

6. Các công cụ xây dựng chiến lược đại dương xanh

Sơ đồ chiến lược (Strategic Canvas)

Sơ đồ chiến lược chính là một khung đánh giá và cũng là một khuôn khổ hành động cho việc xây dựng một chiến lược đại dương xanh hiệu quả. Sơ đồ chiến lược có thể tóm lược và thể hiện tình trạng hiện tại của thị trường đã xác lập. Điều đó giúp doanh nghiệp nhận định được đối thủ đang đầu tư vào đâu, các yếu tố cạnh tranh hiện tại trong ngành về sản phẩm, dịch vụ, cũng như khách hàng nhận được gì từ các đối thủ cạnh tranh. 

Sơ đồ chiến lược bao gồm trục tung – đánh giá giá trị cao thấp mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, trục hoành – đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Dựa trên sơ đồ chiến lược, doanh nghiệp có thể biết được mình và đối thủ đang tập trung vào yếu tố nào. Trường hợp đường giá trị cong, không đồng dạng chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo ra một đại dương xanh. Mặt khác, trong trường hợp giá trị đồng dạng, doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược đại dương đỏ.

Khung 4 hành động (The Four Forces Frame)

Sau khi đã xác định được đường giá trị của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiếp tục vẽ lại đường giá trị sao cho đáp ứng 2 yếu tố: sự khác biệt hóa và chi phí thấp.

Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần cắt giảm các yếu tố không cần thiết, tăng giá trị trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Định nghĩa, cách áp dụng vào doanh nghiệp

Khi áp dụng khung 4 hành động, doanh nghiệp cần điều chỉnh: giảm bớt yếu tố không cần thiết, tạo ra các giá trị mới, tăng lên yếu tố cao hơn tiêu chuẩn ngành, loại bỏ các yếu tố từng được coi là tất yếu.

công cụ xây dựng chiến lược đại dương xanh

Để điều chỉnh được các yếu tố trên, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

  • Giảm bớt: Những yếu tố nào cần được giảm bớt xuống mức thấp hơn so với tiêu chuẩn ngành?
  • Tăng lên: Những yếu tố nào cần được tăng lên cao hơn so với tiêu chuẩn ngành? 
  • Loại bỏ: Những yếu tố nào được coi là tất yếu cần được loại bỏ?
  • Tạo ra: Những yếu tố nào chưa tồn tại trong ngành cần được tạo ra?

II. Cách xây dựng chiến lược đại dương xanh hiệu quả

Quy trình xây dựng chiến lược đại dương xanh bao gồm 4 bước. 

Bước 1: Hình thành nhận thức

Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp cần nhận biết được liệu mình có cần thay đổi chiến lược hay không. Việc nhận thức được sự cần thiết của việc thay đổi chiến lược là điều quan trọng trong việc xây dựng chiến lược đại dương xanh.

Đối với bước này, doanh nghiệp có thể so sánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thông qua việc phác thảo sơ đồ chiến lược “hiện tại” và hiểu rõ kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đã áp dụng.

Sau đó, hãy tìm hiểu xem doanh nghiệp cần điều chỉnh ở đâu và nhận thức được việc thay đổi sang chiến lược đại dương xanh là cần thiết.

Bước 2: Khảo sát thị trường

Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp cần khảo sát thị trường và lựa chọn thị trường phù hợp để triển khai chiến lược đại dương xanh.

Khi khảo sát thị trường, doanh nghiệp cần chú trọng tới 6 nguyên lý quan trọng trong chiến lược đại dương xanh và áp dụng 6 nguyên lý đó trong quá trình tìm kiếm thị trường phù hợp. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan sát lợi thế đặc biệt của những sản phẩm và dịch vụ thay thế và tìm ra các yếu tố cần loại bỏ, hình thành hoặc thay đổi trong thị trường mới – một thị trường không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh.

Đọc thêm: [Hướng dẫn] 7 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả nhất trong marketing

khảo sát thị trường

Bước 3: Trình bày chiến lược đại dương xanh

Sau khi đã khảo sát và tìm kiếm được thị trường phù hợp, doanh nghiệp cần trình bày chiến lược đại dương xanh đến những đối tượng liên quan.

Khi trình bày, việc phác thảo sơ đồ chiến lược “tương lai” dựa trên những gì thu được từ việc khảo sát là điều quan trọng. 

Doanh nghiệp có thể nhận phản hồi về những chiến lược khác nhau từ phía khách hàng của mình, khách hàng của đối thủ cạnh tranh và cả những người không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong ngành. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng những phản hồi đó từ khách hàng để xây dựng chiến lược tốt nhất trong tương lai.

Bước 4: Truyền đạt chiến lược trong tổ chức 

Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp cần truyền đạt chiến lược trong tổ chức.

Các nhà quản lý hãy trình bày bản mô tả chiến lược trước và sau khi thay đổi trên cùng một trang để dễ sàng so sánh.

Bên cạnh đó, hãy chỉ ủng hộ những dự án và quyết định hành động đưa doanh nghiệp tới gần hơn với quá trình thực hiện chiến lược mới.

III. Tổng kết 

Ở bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới anh/chị những thông tin chi tiết về chiến lược đại dương xanh như tổng quan và các bước xây dựng chiến lược đại dương xanh. Chúc anh/chị thành công! 

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:

  • USP (Unique Selling Proposition) là gì? TOP 4 USP ấn tượng nhất Việt Nam
  • 8 triết lý kinh doanh của các công ty hàng đầu trên thế giới và Việt Nam
  • Mô hình AIDA là gì & 4 bước áp dụng mô hình AIDA trong Marketing

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Từ khóa » Chiến Lược đại Dương Xanh