Chiến Lược Đại Dương Xanh Và Các Nguyên Tắc - Nef Digital

Doanh nghiệp hoạt động và phát triển trên thị trường cần có chiến lược riêng, phù hợp để tăng trưởng. Trong cùng một lĩnh vực kinh tế, có những doanh nghiệp phát triển mà không cạnh tranh với đối thủ, tự tạo ra cho mình những không gian thị trường riêng.

Chiến lược đại dương xanh là một chiến lược phổ biến được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, mang lại hiệu quả. Vậy, chiến lược đại dương xanh là gì? Nguyên tắc nào để áp dụng xây dựng chiến lược đại dương xanh hiệu quả.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh
    • Chiến lược đại dương xanh là gì?
    • So sánh chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ
    • Đặc điểm của blue ocean strategy
  • Công cụ phân tích để xây dựng chiến lược đại dương xanh
    • Sơ đồ chiến lược
    • Khung 4 hành động
    • Mô hình mạng
  • Nguyên tắc xây dựng chiến lược đại dương xanh
  • Công Ty CP. Nef Digital

Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau, mang lại hiệu quả riêng cho từng doanh nghiệp.

Trong tình hình kinh tế cung vượt cầu, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên một thị phần, thị trường. Yêu cầu, các doanh nghiệp cần tạo ra những đại dương xanh để phát triển.

Chiến lược đại dương xanh là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu về chiến lược đại dương xanh là gì? Việc hiểu rõ về đại dương xanh sẽ giúp các nhà hoạch định lên kế hoạch và xây dựng chiến lược cụ thể, hiệu quả.

Chiến lược đại dương xanh hay Blue Ocean Strategy được hiểu đơn giản là các chiến lược phát triển, tạo ra thị trường có ít hoặc gần như không có sự cạnh tranh.

Yêu cầu, doanh nghiệp phát triển chiến lược này cần tạo ra hoặc đi theo một thị trường mà ít doanh nghiệp hoặc chưa có doanh nghiệp nào lựa chọn.

Đại dương xanh được hình thành và phát triển từ năm 2004, bởi W. Chan Kim và Renée Mauborgne. Dựa trên nghiên cứu chiến lược kinh doanh của hơn 150 doanh nghiệp, trong 100 năm và với 30 lĩnh vực ngành nghề.

Đại dương xanh là hình ảnh ẩn dụ về thế giới sâu dưới biển, với nhiều tiềm năng và cơ hội chưa được khai phá.

Trong kinh tế thị trường, đại dương xanh là thị trường ngách. Nơi mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm với ít sự cạnh tranh nhất.

So sánh chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ

Bên cạnh đại dương xanh là chiến lược đại dương đỏ, trong kinh doanh. Đây là 2 thuật ngữ mô tả chiến lược kinh doanh và thị trường khác nhau của doanh nghiệp.

  • Đại dương đỏ – mô tả không gian thị trường đã biết, với nhiều ngành công nghiệp tồn tại. Yêu cầu doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để hoạt động tốt hơn đối thủ, tuân thủ các nguyên tắc đã được thiết lập. Thị trường đại dương đỏ với số lượng doanh nghiệp đông đúc, cạnh tranh nhiều dẫn đến lợi nhuận giảm dần.
  • Đại dương xanh – mô tả không gian thị trường chưa được biết đến hoặc rất ít doanh nghiệp, ngành công nghiệp tồn tại. Tại thị trường đại dương xanh, nhu cầu được tạo ra, hơn là cạnh tranh, với nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển mạnh, tỷ suất lợi nhuận cao. Đại dương xanh được tạo ra bên ngoài ranh giới và hầu hết từ bên trong các đại dương đỏ, với sự khác biệt chưa được khai thác.
Chiến lược đại đương đỏ và đại dương xanh
Chiến lược đại đương đỏ và đại dương xanh

Đặc điểm của blue ocean strategy

Đại dương xanh được đánh giá là chiến lược sống con để các doanh nghiệp mở ra cơ hội phát triển, tồn tại trên thị trường.

Phát triển theo chiến lược Blue Ocean Strategy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc điểm của của chiến lược đại dương xanh trong kinh doanh:

  • Không cạnh tranh trong không gian đang tồn tại, nhờ tạo ra thị trường chưa có sự cạnh tranh.
  • Tại Blue Ocean, sự cạnh tranh là không cần thiết, doanh nghiệp sẽ không cần cạnh tranh với đối thủ.
  • Tập trung xây dựng và tạo ra những nhu cầu mới, khách hàng mới, không tâm trung khai thác những nhu cầu cũ.
  • Không tập trung vào cân bằng các yếu tố giá trị và chi phí, mà tập trung phá vỡ các giá trị/ chi phí.
  • Chiến lược Blue Ocean Strategy sẽ đặt toàn bộ hoạt động của công ty vào theo đuổi sự khác biệt, đồng thời với chi phí thấp. Không chỉ tập trung và 1 trong 2 điều kiện trên.

Công cụ phân tích để xây dựng chiến lược đại dương xanh

Chiến lược cần sự đổi mới mới mẻ trong kinh doanh, sự nhạy bén để phân tích tạo ra thị trường mới. Đại dương xanh mở ra thị trường ngách, nơi mà các doanh nghiệp có thể chiếm vị thế độc quyền, cạnh tranh ít với chi phí thấp để phát triển. 

Để xây dựng Blue Ocean Strategy lý tưởng, yêu cầu doanh nghiệp cần phân tích và hiểu rõ về thị trường, nhạy bén để lựa chọn điểm mới trong kinh doanh. Công cụ phân tích xây dựng chiến lược blue ocean hiệu quả có thể kể đến như:

Sơ đồ chiến lược

Là công cụ phân tích cơ bản và áp dụng xuyên suốt chiến lược đại dương xanh.

Giá trị ở đây là lợi ích và mong đợi của khách hàng, được biểu hiện: Đường giá trị doanh nghiệp và đường giá trị của các đối thủ cạnh tranh. Biểu đồ với trục tung – đánh giá giá trị cao thấp mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, trục hoành – đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành.

Đường giá trị doanh nghiệ
Đường giá trị doanh nghiệ

Dựa trên sơ đồ cho biết được doanh nghiệp và đối thủ đang tập trung vào yếu tố nào. Trường hợp đường giá trị cong, không đồng dạng chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo ra một đại dương xanh. Trường hợp đồng dạng, chứng tỏ doanh nghiệp đang ở đại dương đỏ.

Khung 4 hành động

Sau khi đã xác định được đường giá trị của doanh nghiệp đang ở đại dương xanh, tiếp tục vẽ lại đường giá trị sao cho đáp ứng 2 yếu tố: sự khác biệt hóa và chi phí thấp.

Để thực hiện được điều này, yêu cầu doanh nghiệp cần cắt giảm các yếu tố không cần thiết, tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng.

4 khung hành động cần điều chỉnh: giảm bớt yếu tố không cần thiết, tạo ra các giá trị mới, tăng lên yếu tố cao hơn tiêu chuẩn ngành, loại bỏ các yếu tố từng được coi là tất yếu.

Mô hình mạng

Sau khi đã trả lời được các câu hỏi và yêu cầu trong khung 4 hành động, tiếp tục điều chỉnh theo mô hình mạng: Loại bỏ – gia tăng – cắt giảm – hình thành.

Mỗi hành động đều có vai trò quan trọng như nhau. Với mô hình mạng, doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào tăng trưởng và xây dựng thương hiệu, mà còn tập trung vào các yếu tố cắt bỏ, giảm bớt.

Nguyên tắc xây dựng chiến lược đại dương xanh

Quá trình hình thành và hoạch định chiến lược đại dương xanh sẽ có nhiều điểm phức tạp, rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tuân thủ các nguyên tắc sau để xây dựng Blue Ocean Strategy hiệu quả:

  • Vẽ lại đường ranh giới thị trường bằng cách: định hướng các sản phẩm thay thế, tập trung các nhóm chiến lược trong ngành, xem xét lại nhu cầu của chuỗi khách hàng khác nhau, tạo ra sự hấp dẫn với người mua.
  • Tập trung vào tổng thể chứ không quá chú trọng đến các yếu tố chi tiết.
  • Mở rộng và vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại của thị trường.
  • Xây dựng mô hình kinh doanh mới theo một trình tự hợp lý, với 4 bước: đánh giá tính hữu dụng của sản phẩm, xác định giá bán, tính toán chi phí, tìm chấp thuận.
  • Vượt qua những giới hạn về nhận thức của bộ phận tổ chức trong doanh nghiệp, các vấn đề lợi ích nhóm.
  • Quản lý doanh nghiệp theo chiến lược Blue Ocean hiệu quả, tạo tác động tâm lý tích cực, khích lệ người tiêu dùng, tiến tới chủ động sáng tạo.

Blue Ocean Strategy là một giải pháp tối ưu để doanh nghiệp giảm thiểu cạnh tranh và phát triển ổn định trên thị trường.

Trong thời đại kinh tế số, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đại dương xanh phù hợp, với kế hoạch và quy trình cụ thể để tồn tại, phát triển.

Hy vọng những chia sẻ dưới đây về chiến lược Blue Ocean sẽ giúp bạn đọc hiểu và xây dựng chiến lược kinh doanh mới hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!

Công Ty CP. Nef Digital

  • VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » Chiến Lược đại Dương Xanh