Chiến Lược Kinh Doanh Của Hệ Thống Siêu Thị Big C - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị Big C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Liên tục trong những năm gần đây, sức mua tại các chợ truyền thống luôn trong tìnhtrạng giảm so với năm trước, trong khi các hệ thống siêu thị thì doanh thu luôn duy trì ởmức tăng từ 15-25%/năm. Ngoài sự tiện lợi như giá cảổn định, các chương trình khuyếnmãi, hàng hóa phong phú được trình bày bắt mắt và nhiều các dịch vụ tiện ích khác đikèm nên hệ thống các siêu thị đã thu hút được người tiêu dùng Việt Nam. Với xu hướngcác siêu thị đang dần thay thế chợ truyền thống, kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ đangngày càng trở nên sôi động hơn. Rồi tỷ lệ các siêu thị mới xuất hiện ngày càng nhiều màlĩnh vực kinh doanh siêu thị lại luôn đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vềchủng loại hàng hóa đa dạng, cơ sở hạ tầng hiện đại, không gian mua sắm phải thoángmát rộng rãi...Bên cạnh đó các siêu thị phải đưa ra một chiến lược phát triển kinh doanhhợp lí và hiệu quả phù hợp với khả năng tài chính của họ thì mới duy trì và phát triểnngày càng lớn mạnh hệ thống siêu thị của mình và phát triển được vị thế cạnh tranh củamình.Với thời điểm hiện nay số lượng siêu thị và các trung tâm thương mại ngày càngtăng.Trong số đó, Big C là hệ thống siêu thị ngày càng phát triển lớn mạnh và là mộttrong những siêu thị được người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất. Mục đích muốn tìm hiểuxem Big C đã có những chiến lược kinh doanh như thế nào mà trong thời điểm kinh tếcạnh tranh khó khăn như vậy mà vẫn luôn giữ được vị thế của mình và còn phát triểnngày càng lớn mạnh nên nhóm chúng em đã quyết định chọn " Chiến lược kinh doanhcủa hệ thống siêu thị Big c " làm đề tài giữa kì.2. Mục tiêu nghiên cứu:Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ siêu thị Big C. Kháiquát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị Big C. Đi sâu nghiên cứu chiếnlược kinh doanh của hệ thống siêu thị Big C thông qua việc phân tích môi trường bênngoài môi trường bên trong định hướng kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp. Cuốicùng là đánh giá điểm mạnh điểm yếu của hệ thống siêu thịBig C và đề xuất phương ántheo ý kiến của nhóm.3. Phương pháp nghiên cứu:Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm chúng em đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh, diễn giải vàqui nạp, phương pháp khảo sát thực tế tại một số siêu thị Big C tại thành phố Hồ ChíMinh như Big C quận 2, Big C Dĩ An Bình Dương, Big C Gò Vấp.4. Lời cảm ơn:Để hoàn thành bài tiểu luận này, dựa trên sự cố gắng tìm hiểu tổng hợp thông tin vàkĩ năng thảo luận làm việc nhóm của chúng em thì cũng không thể thiếu sự hướng dẫncủa thầy Nguyễn Văn Thức thầy đã trang bị cho chúng em kiến thức để trình bày một bàitiểu luận đúng cách, thầy hướng dẫn cách lấy thông tin tài liệu, ... Tuy đã cố gắng rấtnhiều trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này nhưng chúng em cũng không tránhkhỏi các sai sót. Mong thầy xem lại và góp ý kiến cho nhóm chúng em.Chúng em xin gửilời cảm ơn đến thầy.Chương 1: Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ siêu thịBig C.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big CTên viết tắt của doanh nghiệp: Big CTrụ sở: 222Trần Duy Hưng, TrungHòa , Cầu Giấy, Hà Nội.Năm thành lập: 1998Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầuchâu Âu với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na,U-ru-guay, Bra-xin,Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp ..., sử dụng trên 190.000 nhân viên.Tháng 04/2016, Hệ thống siêu thị Big C đã được Tập đoàn Central Group Thái Lantiếp quản thành công và hợp pháp theo một thỏa thuận chuyển nhượng quốc tế với Tậpđoàn Casino của Pháp. Tập đoàn Central Group là Tập đoàn bán lẻ hàng đầu trong khuvực được thành lập vào năm 1947 từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ôngTiang Chirathivat điều hành.Trải qua 70 năm phát triển, Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sởhữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2011 từviệc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart và gần đây nhất làZalora và Big CBig C là Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại đồng Nai năm 1998. Hiện naycác cửa hàng Big C hiện đại ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế,Dà Nẵng ....Hiện tại, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 33 siêu thị Big C trên 20tình, thành trên toàn quốc.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi:Tầm nhìn:Hướng đến phát triển bền vữngNhiệm vụ:Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quíkhách hàng.Giá trị cốt lõi:Big C có 5 giá trị cốt lõi1.3 Lĩnh vực kinh doanh:Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị BigC có thể được chia thành 5 ngành chính nhưsau:Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩmđông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹphẩm, thực phẩm cho những thú cưng, và các phụ kiện.Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻsơ sinh, giày dép và túixách.Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhàbếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, nhữngvật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy,đồ dùng thể thao và đồ chơi.1.4 Mục tiêu của công ty:Mục tiêu tổng quát:Ngày càng mở rộng và phát triển hệ thống siêu thị BigC, và đưa BigC trở thành nhàbán lẻ tốt nhất và chiếm thị phần cao nhất trong nước. Cung cấp tối đa những mặt hàngđể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng , đặc biệt là các mặt hàng được sản xuấttrong nước, với tiêu chí " giá rẻ cho mọi nhà"Mục tiêu cụ thể:Là nhà bán lẻ chiếm thị phần cao nhất trong thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.Là điểm đến của mọi nhà.Luôn giữ vững được tiêu chí giá rẻ cho mọi nhà.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy:Big CKhu trungtâm thu muaBộphậntiếpthịBộphậnmuahàngBộphậnchuỗicungứngBộphậnvệsinhchấtlượngKhối vănphòngKhu thươngmạiCáccủahàngmiềnNamCác củahàngmiềnBắc vàmiềnTrungBộphậnnhânsựBộphânvitính(IT)BộphậnđàotạoBộphậnxuấtkhẩuBộ phậnquan hệcôngchúngBộ phântài chínhvà hànhchínhBộ phậnhành langvà thươngmạiBộ phậnquản líkhu ẩmthựcBộ phândự án(project)Bộ phậnphát triên(Expansion)Chương 2: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Big C Việt Nam có tiền thân là hệ thống siêu thị Cora, dưới sự quản lý của Tập đoànBourbon (Pháp). Năm 1998, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đườngtinh chế, dịch vụ hàng hải..., Bourbon thành lập Công ty Vindémia và khai trương siêu thịđầu tiên ở Việt Nam mang phong cách Pháp với thương hiệu Cora tại Đồng Nai. Công tynày cũng có một phần vốn của Casino Group.Tập đoàn Casino chính thức tiếp quản hệ thống siêu thị Big C từ năm 2003. Ảnh: PVTuy nhiên, bước chuyển mình của hệ thống siêu thị chỉ thực sự diễn ra sau khi Tậpđoàn Casino nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Vindémia và tiếp quản việc phát triểnBig C Việt Nam. Trong một báo cáo đánh giá riêng về tình hình phát triển phát hành năm2009, Tập đoàn Casino nhận định từ khi đơn vị này tiếp nhận, hệ thống Big C Việt Namcó tốc độ phát triển rất nhanh khi doanh thu đạt mức tăng trưởng khoảng 45% mỗi năm.Cụ thể, nếu như năm 2002, doanh thu của đơn vị là 336 tỷ đồng thì con số này đã tăng lêngần 10 lần vào năm 2008. Số siêu thị cũng tăng lên gấp 3 lần, đạt con số 9.Doanh thu của hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ năm 2002-2014(đơn vị: tỷ đồng). Nguồn dữ liệu: Casino Group.Cũng trong báo cáo đó, với doanh thu năm 2009 đạt 4.375 tỷ đồng (khoảng 180 triệueuro), Casino nhận định Việt Nam là một thị trường có tiềm năng to lớn với dân số đông,trẻ. Với đánh giá lạc quan, Casino xây dựng mục tiêu đạt mức tăng trưởng doanh thunhững năm sau đó bình quân 25%, đồng thời cải thiện tỷ suất lợi nhuận.Những năm tiếp sau đó, doanh thu của Big C tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với sựmở rộng hệ thống. Với việc mở mới trung bình 2-4 địa điểm mỗi năm, hiện hệ thống có32 siêu thị trên toàn quốc cùng với 10 cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và trang thương mạiđiện tử Cdiscount.vn.Trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015, Casino ghi nhận doanh số của Big CViệt Nam đạt 312 triệu euro (khoảng 7.700 tỷ đồng), tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái,cao hơn mức tăng trưởng của tập đoàn tại châu Á (23%). Lợi nhuận tại Việt Nam cũngtiếp tục đi lên và được hãng đánh giá “hài lòng” trong một bối cảnh suy thoái kinh tếđang diễn ra. Tuy nhiên, so với doanh thu ở các quốc gia khác trong bản đồ kinh doanhcủa Casino, thị trường Việt Nam lại yếu thế khi chỉ đóng góp chưa đầy 2% cho Tập đoàn.Chương 3: Chiến lược kinh doanh.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.3.1.1. Môi trường vĩ mô.3.1.1.1. Môi trường kinh tế.-Tốc độ tăng trưởng kinh tế:Do khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Theosau đó là sự chiếm đóng biển Đông của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ Việt Nam đầutháng 5/2014 ít nhiều cũng tác động đến quá trình hồi phục. Tuy nhiên, thị trường bán lẻởViệt Nam vẫn được cộng dồng quốc tế đánh giá cao và nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng,dù có chậm.Thách thức: Nền kinh tế suy thoái => tình hình tài chính của người dân khó khăn =>thắt chặt chi tiêu => mức độ tiêu thụ hàng hóa giảm => tăng sức ép cạnh tranh lên doanhnghiệp => Big C cần có những chiến lược về giá và chi phí.-Lạm phát: lạm phát lõi của Việt Nam chỉ tăng 2,05% trong năm 2015. Lạm phát ởmức thấp tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục kinh tế.Lạm phát giảm giúp cho tình hình kinh doanh của Big C ổn định hơn.-GDP:GDP năm 2015 của Việt Nam ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Mức tăngtrưởng này cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014,cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét.Cơ hội: thu nhập tăng =>nhu cầu tăng => tiêu dùng tăng => đẩy mạnh doanh số củaBig C.Thách thức: thu nhập tăng nhưng lạm phát vẫn cao => tiêu dùng tăng trong ngắn hạn.3.1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật.Nước ta có nền chính trị ổn định, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nha bán lẻ.Hệ thống pháp luật nước ta cũng ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thươngmại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu, đặc biệt nước ta có chính sách mở cửađối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.Tuy là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngạivì nhà nước vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Dù vậy nhưng Big Cvẫn nổ lực tích cực trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam và lọt vào top 5 tậpđoàn bán lẻ quy mô nhất Việt Nam.3.1.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội.Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi tiêudùng của người Việt. Những năm trước đây do nền kinh tế chưa phát triển, đời sống nhândân chưa cao, người dân chỉ quen việc mua bán truyền thống tại các chợ, của hàng, đại lýgần nhà,... Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng người dân đãchú ý hơn tới kênh mua sắm hiện đại, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi. Văn hóa tiêudùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thếgiới, là cơ hội cho việc phát triển các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị,trung tâm thương mại,... Nhận thấy rõ cơ hội Big C đã không ngừng mở rộng khả năngcung ứng nhằm thỏa mản nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt.3.1.1.4. Môi trường dân số.Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm đa số.Hiện nay dân số Việt Nam có xu hướng tăng, đặc biệt là dân số trẻ nên nhu cầu tiêu dùngcũng đặc biệt cao, nhất là các mặt hàng về thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng.Sự dịch chuyển trong dân cư: dân cư chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị tập trungở các tành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,... Dân số khu vực thành thị tăngnhanh chủ yếu do di dân và quá trình đô thị hóa không đồng đều.Dẫn đến hầu hết các môhình bán lẻ ở Việt Nam tập trung ở các khu vực thành thị và dân số thành thị cũng dễdàng tiếp cận các loại hình bán lẻ nhiều hơn so với người dân ở nông thôn.Cơ hội: Nhu cầu tiêu dùng lớn (quy mô dân số lớn), nguồn lao động dồi dào, chấtlượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao, dân số thành thị ngày càng có xu hướngtăng => Big C không ngừng mở rộng thị trường, quy mô, khả năng cung ứng nhằm thỏamãn ngày càng cao của người tiêu dùng.Thách thức: dân số Việt Nam đang già hóa, thị trường bán lẻ ở Việt Nam thu hutnhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước (Metro, Citimart, Co.op mart,...) khiến cho sựcạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.3.1.1.5. Môi trường tự nhiên.Đất đai rộng, tương đối bằng phẳng ở khu vực đô thị phù hợp cho việc xây dựng hệthống siêu thị rộng khắp.Sinh vật và tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, có nhiều loại có giá trị kinh tếlà nguồn nguyên liệu, sản phẩm có giá trị cho việc sản xuất sản phẩm đa dạng. Tuy nhiêncần khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên để cân bằng hệ sinh thái, ổn địnhnguồn cung ứng đầu vào, hướng tới pháp triển bền vững.Khí hậu phân hóa rõ rệt, thay đổi theo mùa => tạo thành các mùa mua sắm => sảnphẩm được bán ở Big C thay đổi theo mùa. Điều này đòi hỏi Big C phải dự báo kịp thời,thay đổi phù hợp cho từng mùa.Môi trường ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng => siêu thị Big C cam kết việchỗ trợ và khuyến khích khách hàng bảo vệ môi trường xanh.3.1.1.6. Môi trường công nghệ.Công nghệ ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệgiúp cho các ngành phát triển, nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra. Việc ứng dụng cáccông nghệ cao vào trong sản xuất, công tác bán hàng (máy điều hòa, máy bán hàng tựđộng,...) tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, thu hút khách hàng.Hiện nay, Big C đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh mở đầu là Big C VĩnhPhúc. Đây là hệ thống siêu thị mới của Big C ứng dụng công nghệ xanh trong quá trìnhxây dựng và vận hành nhằm tiết giảm chi phí cho hệ thống, góp phần bảo vệ môi trường.Cụ thể như: sử dụng vật liệu chống nóng cho mái nhà, tường nhà, lắp đặt hệ thống kiểmsoát điện năng nhằm phát hiện những nơi sử dụng điện phung phí để có biện pháp xử lýhợp lý,...3.1.2. Phân tích môi trường vi mô.3.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành.Ngành bán lẻ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, số lượng các nhà bán lẻ trong vàngoài nước là rất lớn như BigC, Metro, Coopmart,..., sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻrất mạnh mẽ, các nhà bán lẻ đều cố gắng tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường.BigC đưa ra chiến lược giá rẻ cho mọi nhà, tiện ích khi mua sắm tại BigC, với việcbình ổn giá so với các đối thủ cạnh tranh khác thì Big C đã thu được số lượng khách hàngđông đảo bên cạnh đó có các chương trình khuyến mại giảm giá, tri ân khách hàng..., đãkích thích nhu cầu mua của khách hàng nên hiện tại có thị phần lớn tạo ra cạnh tranh trênthị trường so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giaiđoạn phát triển mạnh. Việt Nam là một thị trường tiềm năng thu hút rất nhiều vốn đầu tưnước ngoài. Chỉ trong vài năm trở lại đây, đã có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài tạiViệt Nam như Parkson, Zen Plaza, Diamon Plaza,... đều là những đối thủ cạnh tranh lớncủa BigC. Bên cạnh đó còn phải kể tới các hãng bán lẻ trong nước như: CoopMart,Vinatex Mart, Hapro Mart,... cũng đang trên đà phát triển mạnh. Như vậy thị trường bánlẻ Việt Nam có cường độ cạnh tranh mạnh.Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là miếng bánh ngon mà các nhà bán lẻ nước ngoàicũng không thể bỏ qua. Như tập đoàn Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới củaMỹ, cho biết họ đang cân nhắc về việc đặt chân vào khu vực Đông Nam Á trong đó có cảViệt Nam. Đây là một thách thức đối với BigC trong vấn đề cạnh tranh, tăng thị phần. Đãcó nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khiViệt Nam vào WTO, trong đó có ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart(Mỹ),Carefour ( Pháp ) và Tesco ( Anh ), cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm ( HồngCông ) và South Asia Investment ( Singapore ).3.1.2.2. Nhà cung cấp nguyên liệu.Các nhà cung cấp của BigC được lựa chọn thông qua Chương trình “Phát triển hợp tácvới các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Bà Dương Thị Quỳnh Trang- Giám đốc quan hệ côngchúng của Hệ thống siêu thị Big C cho biết, thông qua các Hội thảo về Chương trình, cánbộ thu mua Big C sẽ gặp gỡ với các DN để tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm của mỗi đơn vị,từ đó lựa chọn những nhà cung cấp tiềm năng nhất để xúc tiến hợp tác thu mua. Các sảnphẩm đạt tiêu chí thu mua của Big C sẽ được kinh doanh tại siêu thị Big C từng địaphương hoặc vào Hệ thống Big C toàn quốc.Đến nay, Big C đã bắt tay hợp tác với khoảng 110 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địaphương gồm Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bình Định, vớitổng trị giá hợp đồng ước tính khoảng 106 tỉ đồng.Việc hợp tác mới nhất của Big được thực hiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở BìnhĐịnh, có 39 nhà sản xuất chuyên về đồ gỗ nội ngoại thất, thủ công mĩ nghệ, thực phẩmchế biến, thực phẩm công nghệ, sản phẩm thủy hải sản và chế biến từ thủy hải sản, đồuống, thịt gia súc, gia cầm, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP… đang được Big Cthương thảo để đưa sản phẩm vào bán trong siêu thịNgoài ra, riêng tại Bình Định, còn có khoảng 20 nhà cung cấp trong các ngành hàng nướcgiải khát, trà, dầu ăn, nước tương, nem chả, bún, bánh tráng… đang được xem xét hồ sơtheo các tiêu chí chất lượng do nhà nước quy định để tiến đến kí kết hợp tác.3.1.2.3. Khách hàng, nhà phân phối.3.1.2.4. Sản phẩm thay thế.Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầutương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.Vì thế những sản phẩm trong ngànhlại chịu sự đe dọa. Chúng ta có thể thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thếlà khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tốvề giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệcũng sẽảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.3.2. Định hướng kinh doanh và mục tiêu.3.2.1. Đánh giá cường độ cạnh tranh.BigC là một trung tâm mua sắm lí tưởng dành cho khách hàng Việt Nam, mỗi củahàng có trên 50.000 mặt hàng từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đếnđồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghenhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ. Sở dĩ, BigC làm được điều này là do thực hiện tốtcác chiến lược và có cường độ cạnh tranh rất lớn trên thị trường.- Tồn tại rào cản ra nhập ngành:BigC đã thành công trong việc tạo ra nhiều rào cản gia nhập làm cho việc gia nhậpvào ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đầu tiên phải kể đến đó là tính kinh tế theo qui mô,BigC là hệ thống bán lẻ có mặt rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế qui mô sảnxuất của nó là rất lớn làm cho chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm của nó làtương đối nhỏ so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Ta có thể lấy ví dụ, đối với cùngmột mặt hàng sản phẩm thì những sản phẩm của BigC luôn có giá thành rẻ hơn so với cácsiêu thị khác như Star Bow, Hapro, Techsimex. Mặt khác BigC luôn tạo cho khách hàngsự ưu đãi liên tục có những chương trình khuyến mại hoặc siêu giảm giá nhằm kích thíchnhu cầu mua của khách hàng. Ngoài tính kinh tế theo qui mô nó còn tạo dựng được mộtsố hệ thống rào cản khác như: nhu cầu về vốn đầu tư ban đầu và các yếu tố thương mại...- Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng:BigC đã vận dụng rất thành công quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng. Nhờcó quyền lực đó mà BigC có thể tăng giá thành của một số sản phẩm nhưng vẫn bảo đảmkhông vượt quá giá của mặt hàng đó trên thị trường, làm tăng khối lượng cung ứng. TạiBigC đã có ba nhà sản xuất độc quyền có thương hiệu đó là: Wow, EBon, Casino.- Khách hàng:Tại BigC khách hàng luôn sở hữu được những sản phẩm với giá cả phải chăng nhất.Khách hàng sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu về các mặt thiết yếu. Vì vậy BigC đã làm choquyền lực thương lượng từ phía khách hàng ít đi.- Quyền lực thương lượng của các bên liên quan:Chính phủ: các siêu thị phải đảm bảo thực hiện tốt tất cả các yếu tố pháp luật, ngoàira phải chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Đối với nhà đầu tư, cổ đông: yêu cầu lợi nhuận cao, nếu lợi nhuận thấp thì các cổđông sẽ dần rút đầu tư vào hệ thống bán lẻ và chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vựckhác.Như vậy:Khả năng cạnh tranh của BigC đối với các doanh nghiệp trong ngành tạo ra sức éplên ngành tạo ra một cường độ cạnh tranh gay gắt. Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng ảnhhưởng nhiều đến số lượng đối thủ cạnh tranh. Ngành kinh doanh siêu thị có cấu trúc tậptrung, ngành chỉ có một hoặc vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối. Ngoài ra các ràocản rút lui mà BigC đưa ra giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui đó là cácyếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh trở nên khó khăn:Rào cản vốn đầu tư.Ràng buộc với người lao động.Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.Thị trường cung cấp dịch vụ siêu thị Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấpnhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu làMetro, BigC, G7mart. Mặc dù các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui...là cao, áp lựctừ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhậpvào thị trường. Một điều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theodịch vụ siêu thị: các khu vui chơi giải trí, quán ăn, nhà hàng... Với xu hướng này sức cạnhtranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng đượctôn trọng hơn.3.2.2. Cơ hội và thách thức:3.2.3. Đánh giá năng lực của BigC.BigC đã xây dựng cho mình được một chiến lược đầy đủ và hợp lí có sự đầu tư chiếnlược đúng hướng.Những chiến lược đó là tiền đề cho BigC trong quá trình hoạt động vàphát triển sau này và nó cũng đã tạo được những thành công rực rỡ của Bigc như ngàyhôm nay.Sứ mạng kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của BigC đã thể hiện được tư tưởng cốtlõi và vẽ ra được tương lai phát triển rực rỡ của sự thành công mà doanh nghiệp đanghướng tới.Chiến lược của Big C chú trọng vào khách hàng, đã đặt lợi ích của khách hàng lênhàng đầu, coi trọng uy tín, chất lượng sản phẩm, quan tâm đến hàng tiêu dùng Việt Nammặc dù Bigc là công ty có vốn đầu tư nước ngoài.3.3 Đề xuất phương án:Các chiến lược mà BigC đưa ra cũng đã đạt được hiệu quả rất cao trong việc áp dụng.Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhóm chúng em cũng có một số phương án, giảipháp thực hiện chiến lược muốn đóng góp cho BigC như sau:Với tư cách là một người tiêu dùng luôn muốn sở hữu những mặt hàng chất lượng.Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nêndoanh thu và sức mua cho siêu thị. Giá trị tăng của BigC thể hiện ở sự khác biệt, làm thếnào có mức giá rẻ cho khách hàng. BigC có thể dựa vào lợi thế qui mô, kỹ thuật, đàmphán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lí.Phát triển một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép BigC giảm đến mức tốithiểu chi phí trong vận hành quản lí.BigC với định hàng là giá rẻ, vì thế họ nên tiếp tục đưa ra các chương trình khuyếnmãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, đặcbiệt BigC đã kiềm hãm việc tăng giá thông qua việc thương lượng với những nhà cungcấp không tăng giá, nhất là đối với mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Cương quyết từ chốinhững yêu cầu tăng giá không có lí do chính đáng. Áp dụng chính sách giá tốt nhất chonhững thuộc diện bình ổn giá ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh, cam kết mua sốlượng lớn, ổn định tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạchsản xuất và tiết kiệm chi phí.BigC nên liên kết với các nhà sản xuất để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mứctối đa cho người tiêu dùng.Hệ thống của siêu thị BigC kinh doanh đều đạt được hiệu quả cao.Vì vậy nên BigCnên có những nghiên cứu để tiếp tục mở rộng qui mô vừa xây dựng được thương hiệuBigC ngày càng mạnh hơn.Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đặc biệt là các hoạt động vì cộng đồngnhằm xây dựng thương hiệu BigC siêu thị thân thiết của người dân Việt Nam.Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tácphong chuyên nghiệp, hướng tới tiêu chí làm hài lòng khách hàng, làm khách hàng antâm khi đến với siêu thị.Quản lí chặt chẽcông tác và những sự kiện có tác động tiêu cực đến hoạt động củasiêu thị nhằm có những giải pháp ứng phó phù hợp kịp thời.KẾT LUẬNSau khi nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị BigC thì nhómchúng em đã rút ra được một số kết luận:- Mục đích của khách hàng khi đến siêu thị chủ yếu là mua đồ dùng cần thiết hàngngày và mua những hàng giá rẻ hơn trên thị trường.- Đối với khách hàng thì năm tiêu chí: hài lòng với sản phẩm sau mưa, sạch sẽ, hiệnđại, trưng bày hàng hóa dễ tìm, hàng hóa đa dạng, tốc độ thanh toán và giá cả là các tiêuchí hàng đầu đặt ra cho một siêu thị.TÀI LIỆU THAM KHẢO />%E1%BB%80_BIG_C /> /> /> /> /> />%87t_Nam

Tài liệu liên quan

  • Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thông quản lý nhân lực Liên kết chiến lược kinh doanh với hệ thông quản lý nhân lực
    • 5
    • 345
    • 2
  • Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị VINATEX-MART Phân tích mô hình kinh doanh của hệ thống siêu thị VINATEX-MART
    • 18
    • 2
    • 20
  • Nhu cầu thông tin cho việc lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nhu cầu thông tin cho việc lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
    • 24
    • 396
    • 0
  • XEM XÉT MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU TỔ CHỨC VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT XEM XÉT MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU TỔ CHỨC VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
    • 24
    • 1
    • 2
  • Đề tài “ Phân tích văn bản chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị Big C Việt Nam” doc Đề tài “ Phân tích văn bản chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị Big C Việt Nam” doc
    • 13
    • 1
    • 4
  • Tiểu luận:Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Bic C potx Tiểu luận:Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Bic C potx
    • 29
    • 1
    • 2
  • Tiểu luận: Phân tích chién lược kinh doanh của hệ thóng bán lẻ của siêu thị Big C pptx Tiểu luận: Phân tích chién lược kinh doanh của hệ thóng bán lẻ của siêu thị Big C pptx
    • 31
    • 1
    • 3
  • VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOLLAR GENERAL VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOLLAR GENERAL
    • 11
    • 800
    • 2
  • Phân tích môi trường tác động và chiến lược tăng trưởng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phân tích môi trường tác động và chiến lược tăng trưởng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    • 103
    • 1
    • 0
  • Bài tập quản trị chiến lược   chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị Bài tập quản trị chiến lược chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị
    • 33
    • 1
    • 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(391.5 KB - 18 trang) - Chiến lược kinh doanh của hệ thống siêu thị Big C Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chiến Lược Cho Siêu Thị