Chiến Lược Marketing Cho Cửa Hàng Bán Lẻ: 6 Sự Gợi ý Mà Bạn ...

Hơn thế, marketing cho cửa hàng bán lẻ còn mang những đặc điểm riêng biệt do chuỗi cung ứng này là bán sản phẩm số lượng ít cho khách hàng tại những điểm bán cố định. Nên việc xây dựng nên các chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ làm sao để có thể triển khai một cách dễ dàng, đảm bảo hiệu quả chắc chắn cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng.

1/ Vai trò của marketing đối với cửa hàng bán lẻ

Đối với những cá nhân khi kinh doanh cửa hàng bán lẻ thì gần như việc marketing lại không được chú trọng đầu tư đến, thậm chí là còn gạt qua hẳn một bên. Nhưng đối với sức cạnh tranh cùng sự bùng nổ của truyền thông, công nghệ hiện đại ngày nay. Điều này chỉ khiến các chủ cửa hàng khiến mình ngày càng tụt lại phía sau, trong khi các đối thủ biết cách vận dụng tiếp thị, quảng cáo hiệu quả lại không ngừng phát triển. Bởi ngày nay nếu kinh doanh mà không đi liền với tiếp thị thì rất khó để cạnh tranh và phát triển.

Vai trò của marketing đối với cửa hàng bán lẻ

Hơn thế cửa hàng bán lẻ được xếp vào mô hình kinh doanh truyền thống, với điểm bán hàng cố định. Người tiêu dùng sẽ đến tận nơi để chọn lựa, mua sắm và tiến hành giao dịch cần thiết. Như vậy, nếu như không có marketing thì rất khó để nhiều người biết đến địa chỉ của bạn để đến mua sắm. Trong khi, các đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng một cách nhanh chóng, họ hoàn toàn có thể “cướp” hết khách hàng của bạn nếu đẩy mạnh quá trình tiếp thị.

Marketing đối với các cửa hàng bán lẻ không đơn thuần chỉ để thu hút khách hàng tiềm năng, tác động vào quyết định mua sắm mà còn là bí quyết để giữ chân khách hàng rất hiệu quả. Marketing đúng cách, đúng lúc còn giúp giải phòng hàng tồn, tăng doanh thu X2, X3 lần so với các thời điểm khác. Ngoài ra, marketing còn giúp bạn “đánh bại” rất nhiều đối thủ của mình. Ngành bán lẻ và điển hình là mô hình cửa hành để phát triển không hề “nhẹ nhàng” như vẻ ngoài mà chúng ta đang thấy chút nào.

  • Big data trong marketing: 5 cách sử dụng đạt hiệu quả cao
  • Seeding marketing là gì? Sự cần thiết và những nguyên tắc cần tuân thủ khi triển khai
  • Hành trình của khách hàng trong marketing – Hướng dẫn thiết kế với 6 bước đơn giản

2/ Marketing cho ngành bán lẻ hoạt động như thế nào?

Các cá nhân, đơn vị tham gia vào ngành bán lẻ có rất nhiều quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có thể chỉ là một cửa hàng đơn lẻ, độc lập nhưng cũng có thể là cả một chuỗi cửa hàng, siêu thị với quy mô rộng khắp. Nên marketing cho ngành bán lẻ nói chung và marketing cho cửa hàng bán lẻ nói riêng luôn được hoạt động theo những nguyên tắc nhất định. Điều này giúp mọi thứ được vận hành một cách trôi chảy, hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới những khâu khác. Hơn thế, “làm dâu trăm họ” chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Cửa hàng bán lẻ không chỉ phải quan tâm riêng đến khách hàng mà còn là nhà cung ứng, sản xuất, vận tải,…

Marketing cho ngành bán lẻ hoạt động như thế nào?

Để đảm bảo quá trình marketing cho ngành bán lẻ được hoạt động một cách đảm bảo nhất, phần lớn các Marketers sẽ tuân thủ theo nguyên tắc 4P:

Nguyên tắc về Product – Sản phẩm: Sản phẩm trong ngành bán lẻ thường được bán ra với số lượng ít trên một khách hàng, bởi thường họ sẽ đi mua sắm để đáp ứng cho nhu cầu cá nhân hoặc gia đình là chính. Vì vậy, marketing đối với nguyên tắc này cần phải đẩy mạnh được những điểm nổi bật về sản phẩm như sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, số lượng,…

Nguyên tắc về Pricing – Giá thành: Đây là yếu tố quan trọng không kém trong quá trình kinh doanh cũng như tiếp thị. Những chiến lược về giá thành cần đẩy mạnh, do mức chênh lệch giữa bạn về đối thủ không hề quá lớn. Mặt khác, có được lợi thế cạnh tranh về giá sẽ giúp quá trình tiếp thị được hiệu quả hơn.

Nguyên tắc về Placing – Cửa hàng: Cửa hàng có thể là vật lý hoặc là một website nhưng mọi thứ đều cần phải có sự “chăm chút” một cách tỉ mỉ để làm nổi bật thương hiệu, tạo ấn tượng tốt khi khách hàng ghé đến.

Nguyên tắc về Promotion - Quảng cáo: Đừng ngại đầu tư vào quảng cáo, điều này sẽ giúp độ “phủ sóng” về địa chỉ, thương hiệu của bạn rất tốt. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về ngân sách để sao cho phù hợp nếu không bạn sẽ phải tiêu tốn rất nhiều. Ngoài ra, để tiết kiệm bạn có thể tối ưu vào các quảng cáo trực tuyến.

3/ Các cách thực hiện marketing cho cửa hàng bán lẻ

Marketing cho cửa hàng bán lẻ hiện nay ngày càng được quan tâm hơn rất nhiều, không chỉ có các doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng lớn mà ngay cả cá nhân khi kinh doanh cũng “đầu tư” vào điều này không ít. Với sự phát triển của truyền thông, công nghệ nên việc triển khai các chiến lược, hoạt động tiếp thị cho mô hình kinh doanh này cũng trở nên thuận tiện hơn. Theo đó, chúng ta có thể phân chia thành 2 cách thực hiện marketing cho cửa hàng bán lẻ như sau:

Các cách thực hiện marketing cho cửa hàng bán lẻ

1. Marketing hiện đại: Đây là cách thức được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn lúc này hiện đại mà không “hại điện” chút nào. Nhất là khi trong thời biểu công nghệ 4.0 như hiện nay, việc không xuất hiện trên Internet chỉ khiến các bạn lạc hậu hơn các đối thủ mà thôi. Hơn thế, bạn hoàn toàn có thể tiếng hành marketing 0 đồng bằng cách sử dụng các tài khoản mạng xã hội của mình để tiến hành tiếp thị, giới thiệu về cửa hàng. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thiết kế website như một “cửa hàng ảo” cho mình bằng cách tiếp thị này.

2. Marketing truyền thống: Dù cách marketing hiện đại rất phát triển, nhưng các phương thức truyền thống vẫn mang đến hiện quả rất ấn tượng. Nhất là đối với mô hình kinh doanh là cửa hàng bán lẻ, bạn có thể in ấn tờ rơi, treo banner, tổ chức các buổi dùng thử sản phẩm,… Tuy nhiên, ở cách này sẽ tốn kém chi phí hơn nhưng ngược lại sẽ dễ dàng thu hút được nhiều người nếu bạn biết cách kết hợp với các marketing hiện đại.

4/ Xác định mục đích của chiến lược marketing

Trong quá trình xây dựng chiến lược marketing nói chung và chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ nói riêng, xác định mục đích luôn là vấn đề nan giải. Không ít người đã xác định mục đích của chiến lược marketing sai ngay từ đầu điều này khiến việc xây dựng thông điệp, triển khai hoạt động đều bị sai hướng. Trong khi đó, mỗi một chiến lược marketing không phải lúc nào cũng có chung một mục đích giống nhau. Đối với hoạt động của cửa hàng bán lẻ cũng vậy, trong mỗi một giai đoạn mỗi một chiến lược tiếp thị đưa ra đều hướng đến mục đích khác nhau.

Xác định mục đích của chiến lược marketing

Theo đó, bạn cần phải xác định rõ về các mục đích trong chiến lược marketing của minh như sau:

• Mục đích nhằm tăng doanh thu bán hàng• Mục đích giải phóng hàng tồn, hàng gần hết date• Mục đích thu hút khách hàng mới• Mục đích giữ chân, thôi thúc khách hàng cũ mua sắm lại• Mục đích tăng độ phủ sóng của thương hiệu

Một mục đích được chỉ ra rõ ràng sẽ giúp bạn đưa ra các tiêu chí, phương thức triển khai một cách cụ thể và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, ngay cả khi các hoạt động của chiến lược đã kết thúc nhưng giá trị của nó vẫn còn hiện hữu. Điều này giúp tối ưu các nguồn lực trong suốt quãng thời gian qua mà bạn đã sử dụng cho chiến lược này như thế nào.

Xem thêm: 9 Chiến thuật thu hút khách hàng bán lẻ “đỉnh của chóp”

5/ Chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Hợp tác tiếp thị bán lẻ với các cửa hàng, doanh nghiệp khác

Hợp tác tiếp thị bán lẻ với các cửa hàng, doanh nghiệp khác

Hợp tác tiếp thị bán lẻ với các cửa hàng, doanh nghiệp khác là một chiến lược vô cùng khôn ngoan mà bạn không nên bỏ lỡ. Việc này không chỉ nâng cao độ nhận diện thương hiệu, thu hút được đông đảo khách hàng tiềm năng. Đồng thời còn giảm mức độ cạnh tranh giữa các cửa hàng đối thủ của bạn xuống mức tối thiểu nhất có thể. Hợp tác trong kinh doanh thực tế có thể mang lại rất nhiều lợi ích nếu bạn biết cách triển khai và tận dụng cho mình. Cùng với đó, khi hợp tác bạn còn có thể tận dụng những thế mạnh của đối tác để bù đắp cho những khuyết điểm mà mình đang mắc phải. Từ chính những nhân tố này sẽ giúp chiến lược marketing tổng thể của bạn đạt được kết quả án tượng.

Chiến lược marketing thông qua các trang mạng xã hội

Là mô hình kinh doanh truyền thống, đặc thù ở nước ta nhưng dưới sự bùng nổ của các trạng mạng xã hội hiện nay đừng để thương hiệu của bạn nằm ngoài xu hướng này nhé. Các trang mạng xã hội ngày càng thu hút được số lượng người dùng gia tăng một cách nhanh chóng. Điển hình là Facebook, Zalo. TikTok, Youtube,… tại đây bạn có thể tìm kiếm được lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Đồng thời gia tăng trải nghiệm thú vị cho khách hàng của mình, thôi thúc họ đến cửa hàng trực tiếp để mua sắm. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư một khoản nhỏ để sử dụng các dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các mạng xã hội này cũng rất hiệu quả.

Tăng cường chiến dịch email marketing, SMS BrandName

Tăng cường chiến dịch email marketing, SMS BrandName

Đây là chiến dịch marketing luôn mang đến khả năng tiếp cận khách hàng rất cao, ngay cả khi những hình thức quảng cáo trực tuyến đang rất phát triển. Email marketing SMS BrandName có khả năng tiếp cận lên đến hơn 90%, nhất là với những nội dung được cá nhân hóa cao. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý về tần suất, thời gian và nội dung gửi email, SMS nếu không sẽ rất dễ khiến khách hàng cảm thấy bị làm phiền. Ngoài ra, SMS marketing cũng đòi hỏi một ngân sách triển khai không ít nên bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nhưng hiệu quả của nó thì lại được đánh giá cao hơn email marketing.

Chiến dịch marketing truyền miệng cho cửa hàng bán lẻ

Marketing truyền miệng là chiến dịch siêu hiệu quả đối với các cửa hàng bán lẻ do đặc thù riêng về mô hình kinh doanh. Số đông người tiêu dùng cá nhân đều bị ảnh hưởng từ những đánh giá từ chính những người xung quanh như bạn bè, người thân hay chính đồng nghiệp, hàng xóm của mình. Đối với hình thức này, vì không thể kiểm soát được nên bạn bắt buộc phải tại ra một hành trình, trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Vì như vậy, khách hàng của bạn khi cảm thấy hài lòng từ sản phẩm cho đến dịch vụ của cửa hàng thì mới sẵn sàng chia sẻ, đánh giá tốt về bạn với mọi người. Và hãy nhớ rằng, chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ này chỉ thực sự có hiệu quả khi bản thân bạn tốt mà thôi.

Cải tạo "bộ nhận diện" ngay tại chính cửa hàng

Cải tạo

Điều này nghe thì có vẻ hơn vô lý nhưng nếu bạn áp dụng thì hiệu quả của nó sẽ khiến bạn phải bạn bất ngờ. Hãy quan sát lại mọi thứ từ bên ngoài cho đến bên trong, có rất nhiều điều chỉ cần bạn thay đổi lại đôi chút đã giúp xây dựng nên một hình ảnh rất tốt cho mắt khách hàng. Đầu tiên là mặt tiền của cửa hàng, trong các chiến dịch marketing hãy chăm chút cho điều này. Hãy khiến nó thật nổi bật, thể hiện được thông điệp để khi người tiêu dùng đi qua cũng có thể ghi nhớ được ngay. Tiếp đến là bên trong cửa hàng, hãy dành thời gian để nghiên cứu thị trường và tâm lý của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn biết khách hàng của mình đang quan tâm đến điều gì, sở thích ra sao,… Từ đó đưa ra một cách sắp xếp, trang trí sao cho đủ sức cuốn hút ngay khi họ bước chân vào.

Sử dụng chiến lược Referral Marketing

Nhắc đến những cụm từ mang tính chất chuyên ngành thế này có lẽ sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy rất khó hiểu. Referral Marketing chính là tiếp thị giới thiệu, chiến lược này ắt hẳn bạn đã từng nghe qua rất nhiều trước đây. Rất đơn giản, hãy khuyến khích khách hàng hoặc tận dụng mối quan hệ bạn bè, người quen của mình chia sẻ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và địa chỉ kinh doanh của mình. Đặc biệt nếu các thông tin này được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội với số lượng người chia sẻ cùng lúc lớn sẽ tạo ra một hiệu ứng rất tốt.

=>> Tham khảo thêm: Affiliate Marketing là gì? 5 Hình thức Affiliate Marketing hiệu quả hiện nay

Việc xây dựng và áp dụng các chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ được coi là một trong những “nhân tố” tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất để có thể “cán đích” mà mình mong muốn. Đồng thời, từ đó có thể phát triển mô hình kinh doanh theo hướng bền vững và lâu dài. Nhất là khi tính chất đào thải của thị trường ngày càng lớn đối với ngành bán lẻ.

Từ khóa » Chiến Lược Cho Siêu Thị