Chiến Lược Kinh Doanh Của IKEA - "Ông Trùm" Ngành Nội Thất
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược kinh doanh của IKEA có gì khác biệt và độc đáo mà có thể giúp IKEA có được vị thế như hôm nay? Bạn đọc hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Mục lục Ẩn I. Giới thiệu tổng quan về công ty IKEA II. Phân tích mô hình SWOT của IKEA III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của IKEA IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM V. Tổng kết chiến lược kinh doanh của IKEAI. Giới thiệu tổng quan về công ty IKEA
Trước khi đi vào tìm hiểu chiến lược kinh doanh của IKEA, cùng điểm qua một vài thông tin của doanh nghiệp. IKEA là một doanh nghiệp quốc tế chuyên bán lẻ đồ nội thất, lắp ráp, thiết bị và phụ kiện trong nhà lớn nhất thế giới. IKEA ra đời từ năm 1943 tại Thụy Điển với cha đẻ là ông Ingvar Kamprad – Một doanh nhân khởi nghiệp khi mới 17 tuổi. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến hôm nay IKEA đã nhanh chóng thống lĩnh toàn cầu với 458 cửa hàng tại 60 quốc gia trên khắp các châu lục.
Hầu hết các sản phẩm của IKEA được thiết kế theo lối tối giản, phù hợp với phong cách của hãng nội thất “nhất nhì” thế giới này. IKEA luôn quan niệm “Design for everyone” (Tạm dịch: Thiết kế cho tất cả mọi người), vì vậy dù IKEA cho ra những sản phẩm cao cấp nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các thiết kế dành cho mọi đối tượng khách hàng. Minh chứng cụ thể là khi bước vào gian hàng của IKEA, dù là người có thu nhập cao hay thấp đều có thể chọn được món đồ ưng ý cho gia đình.
Trên Website của hãng, thương hiệu này có đến 12.000 dòng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, thậm chí với IKEA, khách hàng có thể mua tất cả đồ đạc trong căn nhà.
II. Phân tích mô hình SWOT của IKEA
1. Điểm mạnh (Strengths)
Công ty IKEA đã nhanh chóng phát triển và trở thành thương hiệu đồ nội thất “có tiếng” trên toàn thế giới. Đặc biệt, IKEA được xếp hạng là thương hiệu bán lẻ đồ nội thất có giá trị nhất trên toàn cầu, với tổng giá trị ước tính lên tới 48.1 tỷ USD.
Theo ước tính mới nhất, hằng năm có hơn 600 triệu khách hàng ghé thăm cửa hàng IKEA. Ngoài ra, thương hiệu còn thu hút nhiều khách hàng thuộc các quốc tịch, tầng lớp xã hội, dân tộc và lứa tuổi khác nhau.
Những sản phẩm nội thất của IKEA luôn được đổi mới sáng tạo liên tục đi kèm chất lượng tốt nhất, dễ dàng lắp ráp sử dụng.
Một trong số những điểm mạnh đưa đến thành công của IKEA là duy trì chiến lược giá thấp đối với các sản phẩm nội thất, gia dụng thu hút mọi đối tượng khách hàng.
IKEA kiểm soát hiệu quả chuỗi cung ứng và quy trình giao hàng chuyên nghiệp nhằm duy trì khả năng cung cấp sản phẩm của mình cho các nhà bán lẻ và khách hàng.
Thương hiệu đặc biệt chú ý đến trải nghiệm trực tiếp của khách hàng tại các cơ sở cửa hàng. Để làm tốt điều này, khách hàng có mặt tại cửa hàng sẽ luôn được nhân viên hướng dẫn tận tình qua các mô hình thực tế và phòng trưng bày sản phẩm.
2. Điểm yếu (Weaknesses)
Mặc dù thương hiệu IKEA được khách hàng ưa chuộng với mẫu mã phù hợp và giá cả phải chăng, nhưng khách hàng thường xuyên gặp khó khăn trong việc lắp ráp các sản phẩm nội thất vì không có sự hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật.
Doanh nghiệp muốn giữ chi phí sản xuất thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng, thậm chí có thể mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Tuy IKEA có rất nhiều cửa hàng trên toàn thế giới, nhưng phạm vi tiếp cận khách hàng ở những thành phố nhỏ lẻ vẫn còn hạn chế. Khách hàng chỉ có thể tìm thấy cửa hàng của IKEA tại các thành phố hoặc thị trấn lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. Với những khách hàng ở xa những thành phố hoặc trị trấn này khó có thể trải nghiệm trực tiếp những sản phẩm của IKEA.
Thị trường khai thác của IKEA chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng bỏ qua thị trường đầy tiềm năng đông dân số như Châu Á, Châu Phi.
3. Cơ hội của IKEA (Opportunities)
Cơ hội mở rộng và phát triển thị trường rộng lớn tại Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Châu Á. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là những người thu nhập thấp và trung bình ở các quốc gia nêu trên sẽ khiến doanh số của Ikea tăng đáng kể trong tương lai. Doanh nghiệp có thể khai thác kênh bán hàng trực tuyến nhằm kiếm kiệm chi phí vận hành.
Bên cạnh khách hàng là người thu nhập thấp, IKEA có thể cung cấp những sản phẩm cao cấp hơn để thu hút tầng lớp khách hàng thượng lưu.
Mở rộng mặt hàng kinh doanh là cơ hội phát triển rất lớn cho doanh nghiệp. Ngoài những mặt hàng gia dụng, IKEA nên tận dụng sự uy tín của thương hiệu để kinh doanh thêm các mặt hàng dễ dàng thu hút khách hàng, bao gồm đồ điện tử, thiết bị tập thể dục…
Triển khai, đổi mới công nghệ đúng cách để tăng năng suất, mang lại doanh thu cao hơn đồng thời giữ chân khách hàng với việc trải nghiệm mua hàng tuyệt vời hơn.
4. Thách thức (Threats)
Sự cạnh tranh gây gắt của các đối thủ trên thị trường là thách thức lớn nhất mà IKEA phải đối mặt. Lạm phát ngày càng gia tăng làm giảm sức mua ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh đồng thời gia tăng chi phí sản xuất, mất thị phần. Thiếu nguồn nguyên liệu là mối đe dọa ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của IKEA.
>>Đọc thêm: Market Share là gì? Cách mở rộng thị phần market share
III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của IKEA
1. Bí quyết để IKEA “đánh đâu thắng đó” – Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Trải qua nhiều cuộc khủng khoảng trong công việc kinh doanh, IKEA quyết định tập trung vào thực hiện nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Công cuộc nghiên cứu thị trường là cơ sở để doanh nghiệp tìm hiểu sâu về văn hóa, sở thích, tâm lý, nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Một minh chứng cụ thể bằng việc IKEA đã nghiên cứu thói quen buổi sáng của 8.292 người ở 8 thành phố khác nhau. Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp rút ra kết luận như sau: Đối với người Thượng Hải, họ chỉ mất 56 phút sau khi thức giấc để ra khỏi nhà trong khi người Mumbai mất tới 2h24 phút và họ cũng là “vua ngủ ngắn” với 56% tỉ lệ người được khảo sát tắt chuông báo thức ít nhất 1 lần.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 16% người New York và Stockholm làm việc ngay trong phòng tắm. Với phụ nữ dù ở bất cứ thành phố nào cũng mất nhiều thời gian hơn nam giới trong việc lựa chọn trang phục, thậm chí nhiều người cho rằng công việc này rất stress khi mỗi sáng thức dậy.
Hiểu được nỗi đau của khách hàng bằng việc nghiên cứu thị trường, IKEA tung ra sản phẩm gương đứng Knapper có giá treo quần áo hoặc đồ trang sức phía sau nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn trang phục cho ngày mai từ tối hôm trước.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu khác cho thấy rằng ngày nhiều người có xu hướng di chuyển đến thành phố và sinh sống trong không gian chật hẹp. Ngay lúc này, IKEA mở rộng phát triển các sản phẩm đa năng tiết kiệm không gian như đèn bàn có thể gập gọn hay những chiếc kệ đầu giường giấu dây sạc điện thoại một cách tinh tế. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là hiểu rõ thói quen của khách hàng, từ đó sản xuất những sản phẩm đáp ứng những thói quen đó.
>> Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì & 7 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
2. Chiến lược kinh doanh của IKEA – Bán tất cả mọi thứ cho một ngôi nhà
IKEA nổi tiếng với những sản phẩm trong nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ và phòng khách, thậm chí có tất cả đồ nội thất và phụ kiện cho một ngôi nhà. Không chỉ dừng lại ở mặt hàng đồ gỗ nội thất, IKEA còn mở rộng các dòng sản phẩm trong lĩnh vực nội thất. Do đó, các sản phẩm gỗ chỉ chiếm khoảng 50% doanh số, phần nửa doanh thu còn lại mà Ikea có được từ dịch vụ ăn uống, dụng cụ gia đình, bát đĩa, lọ hoa, chăn màn rèm cửa.
Hiện nay, trung bình mỗi trung tâm cửa hàng của IKEA có đến 10.000 mặt hàng khác nhau.
3. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp gỗ nghiêm ngặt
IKEAluôn ưu tiên lựa chọn khu vực có nguồn gỗ được quản lý tốt, kiểm chứng rõ ràng đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội. Các nước có nền công nghiệp khá phát triển như Trung Quốc được IKEA đặt mua với lượng hàng nhiều nhất. Đặc biệt, Việt Nam cũng là nước cung ứng nguyên liệu cho IKEA từ năm 1996.
4. Chiến lược kinh doanh của IKEA nằm ở mức giá rẻ
Để cung cấp liên tục những sản phẩm ở mức giá phù hợp đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, IKEA đã tối ưu chi phí nhân công, có thể bỏ qua lớp sơn phủ ở mặt dưới của chiếc bàn. Hơn nữa, hầu hết đồ nội thất của IKEA đều có chính sách cho khách hàng tự mang hàng về lắp đặt nhằm mục đích cắt giảm chi phí thuê kho bãi và vận chuyển.
Về khâu đóng gói sản phẩm, IKEA sử dụng 800 triệu m2 bìa carton mỗi năm. Nhận thấy chi phí ngày càng tăng, Phó giám đốc phụ trách khâu này Allan Dickner cho biết doanh nghiệp đang cố gắng giảm xuống mức thấp nhất có thể.
Với mức giá hấp dẫn, đồ nội thất của IKEA thu hút thị trường rộng lớn, đặc biệt là những gia đình trẻ. Đồng thời, sản phẩm có giá thấp giúp khách hàng có đủ khả năng để thay thế đồ nội thất hoặc làm mới môi trường sống thường xuyên hơn. Chiến lược giá thấp chi phối đến mẫu mã sản phẩm, quy trình sản xuất, phân phối và đóng gói đơn giản để tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Mỗi năm, chiến lược kinh doanh của Ikea luôn cố gắng giảm giá toàn bộ sản phẩm của mình ít nhất 3%, thậm chí có thể giảm mạnh hơn để loại trừ những đối thủ giá cao ra khỏi thị trường.
IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM
Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:
- Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
- Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
- Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
- Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?
Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:
– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát
– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.
– Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:
– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.
– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.
– Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.
Khi sử dụng MISA AMIS CRM:
- Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
- Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
- Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
- Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn
Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.
>> Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:
V. Tổng kết chiến lược kinh doanh của IKEA
Nhìn chung, chiến dịch kinh doanh của IKEA thành công nhờ vào khả năng nghiên cứu thị trường chuẩn xác, định giá sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Qua chiến lược kinh doanh của IKEA, MISA AMIS hi vọng các anh/ chị có thể học hỏi và vận dụng vào doanh nghiệp của mình.
Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Từ khóa » Chiến Lược Công Ty Nội That
-
Chiến Lược Kinh Doanh Nội Thất, Tạo Khác Biệt để Cạnh Tranh
-
Chiến Lược Marketing Của Nhà Xinh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Trang Trí Nội Thất Cozyling
-
Chiến Lược Kinh Doanh Của Thương Hiệu Nội Thất Hàng đầu Nitori
-
Chiến Lược Marketing Dành Riêng Cho Ngành Kinh Doanh Thiết Kế Nội ...
-
Nghien Cứu Chiến Lược Marketing Cty Tnhh Moderno
-
TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN - Thiết Kế Nội Thất
-
Chiến Lược Nào Cho Các Doanh Nghiệp Gỗ Thời Kỳ Dịch Bệnh?
-
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty NỘI THẤT đến Năm 2025 ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Nội Thất độc đáo Của Các ông Lớn - 24HMoney
-
9 Chiến Lược Marketing Online Cho Ngành Nội Thất Hiệu Quả Năm 2022
-
[PDF] Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Nội Thất
-
[PDF] Chiến Lược Kinh Doanh Sản Phẩm Gỗ Trên Thị Trường Nội ðịa Tại Công ...
-
Chiến Lược SEO Ngành Nội Thất & Thiết Kế Nội Thất - Nef Digital