Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Khái Niệm, Mục Tiêu, Vai Trò
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, để có thể cạnh tranh được với những đối thủ ngang tầm hay thậm chí nặng ký của mình thì chúng ta cần phải có một chiến lược kinh doanh khác biệt, độc đáo và đúng đắn. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Làm thế nào để có được chiến lược kinh doanh tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là những kế hoạch, chiến lược, định hướng hoạt động của một doanh nghiệp được đưa ra để vận hành doanh nghiệp một cách tốt nhất, có khả năng cạnh tranh được với những đối thủ cùng ngành để thu về khách hàng cũng như lợi nhuận được tốt hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Vậy một chiến lược kinh doanh như thế nào được xem là độc đáo và có khả năng cạnh tranh với đối thủ để thu về lợi nhuận? Cùng xem nhé.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Có thể bạn quan tâm:
Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tiêu biểu
Mục tiêu của chiến lược kinh doanh
Trước khi lập ra một chiến lược kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu của chiến lược này mong muốn đạt được là gì? Doanh nghiệp mong muốn và kỳ vọng những gì? để từ đó đưa ra những chiến lược đúng đắn và hợp lý nhất.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa mục tiêu, chiến lược và sứ mệnh. Thực tế là, sứ mệnh của một doanh nghiệp biểu hiện được lý do tồn tại của doanh nghiệp hoặc là cái đích mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong thời gian dài, còn mục tiêu, chiến lược thì mang tính ngắn hạn hơn. Việc đưa ra mục tiêu chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng, ví dụ như một doanh nghiệp đề ra mục tiêu là phải đạt được lợi nhuận cao, thì từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược như phân khúc khách hàng đúng đắn, nâng cao chất lượng dịch vụ,.. để từ đó thu lại được lợi nhuận cao. Mặt khác, nếu như doanh nghiệp có mục tiêu tăng trưởng thị trường thì từ đó sẽ đưa ra các chiến lược như đa dạng các mặt hàng để có được nhiều khúc khách hàng ở nhiều nơi hơn, thậm chí cả nước ngoài.
Thông thường, mục tiêu thường được phân thành hai loại là mục tiêu mang tính tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là lợi nhuận và sự tăng trưởng bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể hướng đến các mục tiêu như khách hàng, nhân lực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,...
Mục tiêu của chiến lược kinh doanh
Phạm vi chiến lược kinh doanh
Một chiến lược kinh doanh để đạt được hiệu quả thì phải tập trung vào khúc thị trường nhất định, bởi nếu chia quá nhiều khúc thị trường thì nguồn nhân lực sẽ bị phân tán, đem lại hiệu quả không cao. Vậy nên, doanh nghiệp phải đưa ra những giới hạn liên quan đến sản phẩm, khách hàng để từ đó chất lượng làm việc được tốt hơn đem lại hiệu quả cao hơn.
Ví dụ
- Tập trung vào một lượng khách hàng ít nhưng có nhu cầu về nhiều mặt hàng
- Tập trung vào nhiều khách hàng có nhiều nhu cầu nhưng quy mô thị trường nhỏ
Các loại chiến lược kinh doanh
Hiện nay, các chiến lược kinh doanh rất đa dạng, vậy nên, doanh nghiệp cần phải chọn lọc ra các chiến lược thích hợp với tình hình của doanh nghiệp để có thể thu lại kết quả cao nhất. Các loại chiến lược như sau:
Chiến lược tăng trưởng tập trung
Tập trung các nguồn lực và tận dụng ưu thế vào sản phẩm/ dịch vụ. Chiến lược tăng trưởng tập trung được áp dụng cụ thể là:
- Thâm nhập vào thị trường: Chiến lược này đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh các hoạt động về marketing nhằm thu về lượng khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ
- Phát triển thị trường: Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, có nền tảng marketing chất lượng và hiệu quả
- Phát triển sản phẩm: Chiến lược này hiện đang được phát triển rộng, do khoa học công nghệ ngày càng được áp dụng mạnh mẽ vào sản xuất và kinh doanh.
Phân loại chiến lược kinh doanh
Chiến lược phát triển hội nhập
Thường được phát triển theo ba hướng
- Hội nhập ngược chiều: thu hút và thâm nhập các nhà cung ứng yếu tố đầu vào giúp quản lý được thị trường cung cấp nguyên vật liệu cũng như gia tăng lợi nhuận
- Hội nhập thuận chiều: Chiến lược này được áp dụng bằng cách thu hút những nhà phân phối để giúp tiêu thụ sản phẩm
- Hội nhập ngang: liên kết với các đối thủ cạnh tranh để kiểm soát được thị phần của mình.
Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa
Thay đổi công nghệ, sản phẩm để tạo ra sản phẩm và thị trường mới.
- Đa dạng hóa đồng tâm: Sản phẩm và dịch vụ mới phải có sự liên kết với công nghệ sản xuất và quy trình marketing hiện có của doanh nghiệp
- Đa dạng hóa ngang: Phát triển sản phẩm dịch vụ mới khác với sản phẩm hiện có nhưng vẫn giống nhau về lĩnh vực kinh doanh, marketing của doanh nghiệp
- Đa dạng hóa hỗn hợp: Dựa trên sự đổi mới về sản phẩm dựa vào công nghệ sản xuất, chiến lược này giúp tăng quy mô và thị phần tuy nhiên đòi hỏi chi phí bỏ ra khá lớn và có nhiều rủi ro.
Bạn đang làm luận văn về đề tài chiến lược kinh doanh? Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu? Xử lý số liệu... Hãy liên hệ ngay với DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN CỦA LUẬN VĂN 99. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết thuê, chúng tôi chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng!
Nội dung chiến lược kinh doanh
Phân loại khách hàng và nâng cao giá trị cạnh tranh
Các doanh nghiệp cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình mong muốn điều gì ở sản phẩm, nghiên cứu số liệu khách hàng rằng khách hàng sẵn sàng chi trả vì những yếu tố nào đối với một sản phẩm/ dịch vụ
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao yếu tố cạnh tranh với đối thủ bằng cách sử dụng 1 hoặc 2 những giá trị mà khách hàng mong muốn vượt xa hơn với đối thủ để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm của mình và của đối thủ.
Triển khai các hoạt động của chiến lược
Sau khi phân tích khách hàng và đưa ra chiến lược cạnh tranh với đối thủ thì nhà quản trị cần phải vận hành lại bộ máy làm việc để hướng đến mục tiêu đưa ra giá trị mà khách hàng mong muốn, vuột trội so với đối thủ cụ thể từ công đoạn vận hàng cho đến marketing hay bán hàng,...
Hiểu rõ thế mạnh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải hệ thống hóa các quy trình làm việc đều phải hướng đến mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình hệ thống hóa, doanh nghiệp cần phải xác định được lợi thế về vấn đề cốt lõi là ưu điểm của doanh nghiệp giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp cần nhận ra ở đây là năng lực triển khai hệ thống hoạt động có sự vượt trội hơn so với đối thủ về mặt hiệu suất và cả chất lượng. Giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.
Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?
Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty, nó được xem như là chiếc chìa khóa để đưa doanh nghiệp đi lên hay là đi xuống, thực tế đã cho thấy rằng có nhiều công ty kinh doanh thất bại dẫn đến phá sản cũng do chiến lược kinh doanh đưa ra không đúng đắn và ngược lại, có rất nhiều công ty ngày càng phát triển và hoạt động bền vững nhờ vào việc áp dụng chiến lược đúng đắn. Cụ thể là:
- Chiến lược kinh doanh giúp cho mỗi một doanh nghiệp định hướng được con đường mình cần đi để có thể đạt được mục tiêu và đem về lợi nhuận tốt nhất. Nếu một công ty kinh doanh mà không đưa ra chiến lược hoặc chiến lược không cụ thể, rõ ràng thì sẽ dễ làm doanh nghiệp đi không đúng hướng, thậm chí dẫn đến thất bại, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thương hiệu.
- Chiến lược kinh doanh được thiết lập chi tiết giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ được những thế mạnh và nắm bắt cơ hội, đồng thời, có khả năng đối mặt và giải quyết với những khó khăn trong quá trình kinh doanh một cách dễ dàng.
Để trở thành một nhà kinh doanh giỏi, trước khi bắt tay vào “thực chiến” cũng cần có một nền tảng kiến thức vững chắc. Hy vọng với những kiến thức xoay quanh khái niệm “Chiến lược kinh doanh là gì?” Của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong học tập cũng như công việc sau này! Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!
Từ khóa » Chiến Lược Doanh Nghiệp Là Gì
-
Chiến Lược Kinh Doanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Lược Doanh Nghiệp - GMarks Vietnam
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? - Công Ty Tư Vấn Quản Lý OCD
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Vì Sao Nó Lại Quan Trọng đến Vậy?
-
Định Nghĩa Chiến Lược Doanh Nghiệp Và Các Cấp Chiến Lược Là Gì?
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì ? 10 Ví Dụ Về Chiến Lược Kinh Doanh
-
Chiến Lược Phát Triển Là Gì? Chiến Lược Phát Triển Thị Trường?
-
Nhiệm Vụ Và Mục Tiêu Chiến Lược Của Doanh Nghiệp - Vân Nguyên
-
Chiến Lược Công Ty Là Gì? - Babuki JSC
-
Khái Niệm, Vai Trò Chiến Lược Kinh Doanh Đối Với Doanh Nghiệp
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Bí Quyết Giúp Doanh Nghiệp Phát Triển
-
Vai Trò Quan Trọng Của Chiến Lược Kinh Doanh đối Với Doanh Nghiệp
-
HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP - THANHS