Vai Trò Quan Trọng Của Chiến Lược Kinh Doanh đối Với Doanh Nghiệp

Một doanh nghiệp mạnh là một doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh cụ thể, từ đó các chiến thuật, công việc sẽ thực hiện nhất quán để đạt được những thành công nhất định. Thông thường các bước hoạch định chiến lược kinh doanh thường do những nhà quản trị, chủ doanh nghiệp đề ra.

Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, việc hạch định chiến lược kinh doanh càng quan trọng, đòi hỏi sự rõ ràng và chặt chẽ để có thể cạnh tranh được với những đối thủ trên thị trường hiện nay. Nếu bạn chưa biết cách bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào thì tham khảo ngay 5 bước hạch định chiến lược kinh doanh dưới đây nhé

2.1 Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu là bước quan trọng và đầu tiên bắt buộc phải thực hiện nếu muốn đạt được những thành công trong chiến lược kinh doanh hiện nay. Vậy chính bản phải trả lời được những câu hỏi này để làm rõ được mục tiêu của doanh nghiệp là gì trong tương lai sắp tới:
  • Công ty mong muốn đạt được mục tiêu gì trong tương lại?

  • Thời gian đạt được mục tiêu đó trong bao lâu?

Mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được, có thể là những con số về doanh thu, có thể mở rộng nhân sự, đào tạo nhân sự, phát triển thị trường…. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là tiềm lực tài chính, cơ hội, nguyên vọng thành viên, cổ đông….

2.2 Bước 2. Đánh giá thực trạng

Sau khi thiết lập được mục tiêu của doanh nghiệp cho những năm sắp tới, doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng hiện tại bao gồm những yếu tố ở 2 nhóm sau:

a) Hoạt động ảnh hưởng ngành kinh doanh:

Với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có những cơ hội và nguy cơ, đồng thời thị trường và xu hướng kinh doanh hiện tại cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Vì thế bạn phải nghiên cứu, phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sắp tới của công ty là gì bao gồm cả: công nghệ, kinh tế, chính trị, hoạt động xã hội…. từ đó xác định được nguy cơ hay cơ hội và đánh giá được mục tiêu chiến lược cho công ty hiện tại như thế nào? Phù hợp hay không?

b) Tiềm lực doanh nghiệp hiện tại:

Sau khi đã xác định được thị trường kinh doanh và những ảnh hưởng sắp tới cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá và phân tích được những điểm mạnh và yếu của công ty ở tất cả mọi mặt: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển….Phân tích càng cụ thể, hiểu được những yếu tố tác động bên ngoài, hiểu được nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, từ đó có những phân bổ cho hợp lý để chuẩn bị tinh thần chinh chiến và đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cụ thể, thực tế.

2.3 Bước 3: Xây dựng chiến lược

Sau khi bạn đã xác định được mục tiêu, đánh giá được thực trạng cụ thể thì tiến hành tới bước lựa chọn và xây dựng chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp. Trong bước xây dựng chiến lược này bạn sẽ thêm một phần xác định và cụ thể hóa các mục tiêu ở bước ban đầu với những câu hỏi sau đây:
  • Mục tiêu chiến lược kinh doanh doanh nghiệp cần đạt là gì? Cụ thể hóa và lượng hóa được.

  • Đối thủ cạnh tranh là ai? Những yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh này là gì?

  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Tiềm lực doanh nghiệp hiện có là gì?

2.4 Bước 4: Chuẩn bị thực hiện chiến lược kinh doanh

Để thực hiện được chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phân bổ nguồn lực, tài chính, nhân sự…. mọi thứ trong từng giai đoạn phù hợp. Chia nhỏ ra từng chiến lược ở mỗi giai đoạn từ đó có chiến thuật phù hợp để triển khai.

2.5 Thực hiện kế hoạch chiến lược

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ doanh nghiệp có thể bắt tay vào thực hiện kế hoạch chiến lược cụ thể. Trong quá trình thực hiện có thể có sự thay đổi nhưng cần linh hoạt, rồi vẫn bám sát vào chiến lược “xương sống” của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định.

2.5 Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Bước cuối cùng trong chiến lược kinh doanh và đánh giá và kiểm soát kế hoạch. Đây là bước quan trọng để xác định xem chiến lược kinh doanh có phù hợp, có mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp hay không.Quá trình đánh giá và kiểm soát kế hoạch chiến lược kinh doanh cần thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đúng thời điểm để mang lại những hiệu quả nhất định.

Từ khóa » Chiến Lược Doanh Nghiệp Là Gì