Chiến Lược Marketing Của Grab | Chìa Khóa Dẫn đến Nên Thành Công

Để đạt được thành công và vị thế vững chãi trên thị trường xe ôm công nghệ như hiện nay, Grab đã triển khai rất nhiều chiến lược Marketing. Hãy cùng Giải pháp Marketing tìm hiểu sâu hơn về chiến lược Marketing của Grab để giải đáp thắc mắc của bạn nhé! giá rượu the glenlivet giá rượu the glenlivet giá chivas regal 18 giá chivas regal 18 giá rượu chivas 18 750ml giá rượu chivas 18 750ml glenlivet 1824 glenlivet 1824 rượu macallan 18 rượu macallan 18 rượu glenlivet 25 rượu glenlivet 25 giá macallan 1824 giá macallan 1824 rượu the glenlivet 25 rượu the glenlivet 25 giá ballantine 21 giá ballantine 21 rượu macallan 12 rượu macallan 12 cáp điện tốt cáp điện tốt thay kính lưng iphone 11 pro max thay kính lưng iphone 11 pro max màn hình samsung bị sọc ngang màn hình samsung bị sọc ngang iphone xs max bị đơ cảm ứng iphone xs max bị đơ cảm ứng iphone 13 pro max bị lỗi màn hình iphone 13 pro max bị lỗi màn hình thay màn hình samsung giá bao nhiêu thay màn hình samsung giá bao nhiêu samsung sạc không vào pin samsung sạc không vào pin biệt thự ở phú quốc biệt thự ở phú quốc đất tại phú quốc đất tại phú quốc dây điện hãng nào tốt nhất dây điện hãng nào tốt nhất

Mục lục

Toggle
  • Tổng quan về công ty công nghệ Grab
  • Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm (Product)
  • Chiến lược giá của Grab (Price)
  • Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối (Place)
  • Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Tổng quan về công ty công nghệ Grab

Grab là một công ty công nghệ được sáng lập bởi Anthony Tan, Tan Hooi Ling vào năm 2012 có trụ sở tại Singapore. Grab cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Grab hiện đang cung cấp các dịch vụ ở 8 quốc gia và 195 thành phố trong khu vực Đông Nam Á. Theo công bố, ứng dụng di động của Grab đã được tải xuống trên 90 triệu thiết bị di động. Nền tảng của Grab hiện có hơn năm triệu người sử dụng hằng ngày và có hơn năm triệu đối tác là tài xế và đại lý.

Cuối năm 2017, Grab công bố có hơn 1.1 triệu tài xế và chiếm 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới. Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng Grab chính thức có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Sau gần 2 năm hoạt động, hàng loạt dịch vụ như: GrabTaxi, GrabBike,

GrabCar, GrabExpress,… được ra đời để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam. Hiện tại ở thị trường Việt Nam, Grab đã và đang không ngừng mở rộng các dịch vụ của mình. Nếu ban đầu chỉ có GrabBike, GrabCar, GrabTaxi,… thì từ năm 2017 đã có thêm dịch vụ mới như Grab đi tỉnh, GrabExpress, GrabFood và gần đây là GrabHour.

Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm (Product)

Nói đến chiến lược marketing của Grabbike, đầu tiên phải kể đến chiến lược về sản phẩm (Product) của hãng. Theo đó, Grab tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Có thể kể đến một số sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng của Grab như:

  • GrabCar (Dịch vụ đặt xe hơi riêng): Với dịch vụ này, người dùng sẽ biết trước giá cước và có thể lựa chọn GrabCar 4 hoặc 7 chỗ tùy vào nhu cầu.
  • GrabBike (Dịch vụ đặt xe máy): Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được giải quyết vấn đề đi lại một cách nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt, hiện nay hãng còn triển khai thêm dịch vụ GrabBike Premium – Dịch vụ đặt xe máy cao cấp để người dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn.
  • GrabTaxi (Dịch vụ đặt taxi theo yêu cầu): Đây là dịch vụ cho phép khách hàng đặt xe taxi 4 hoặc 7 chỗ tùy vào nhu cầu đi lại. Cùng với đó, giá cước của GrabTaxi sẽ được tính theo đồng hồ trên xe một cách công khai minh bạch nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.
  • GrabExpress (Dịch vụ giao hàng bằng xe máy): Trong trường hợp quá bận rộn không thể trực tiếp giao hàng, chuyển ấn phẩm,… bạn có thể lưu ý đến dịch vụ GrabExpress của Grab với khả năng giao hàng nhanh chóng và giá thành phải chăng.
  • GrabShare (Dịch vụ đi chung xe với khách hàng khác): Dịch vụ này của Grab cho phép khách hàng này chia sẻ chuyến xe với khách hàng khác có cùng hướng đi, từ đó giúp họ tiết kiệm chi phí đi lại (lên tới 30% chi phí di chuyển so với dịch vụ GrabCar).
Chiến lược marketing của grab
Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm

Bên cạnh đó, hãng còn cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau như GrabPay (phương thức thanh toán bằng thẻ Credit hoặc Debit Quốc tế) hay GrabPay Credits (nạp tiền vào tài khoản trên ứng dụng Grab để thanh toán), từ đó giúp khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong việc trải nghiệm các dịch vụ của hãng. 

Tựu chung lại, các sản phẩm, dịch vụ của Grab đang ngày càng được cải thiện về cả số lượng lẫn chất lượng. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là sản phẩm của hãng đã nhận được chứng nhận chất lượng ISO 9001:2015 và sự ủng hộ, lựa chọn của đông đảo khách hàng trên toàn quốc.

=>> Tham khảo thêm: 4 giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sống của sản phẩm

Chiến lược giá của Grab (Price)

Nếu như nhiều hãng taxi thông thường trên thị trường không cho khách hàng biết trước mức giá khi sử dụng dịch vụ thì Grab lại hoàn toàn ngược lại. Chiến lược giá của Grab đem đến sự chủ động cho khách hàng khi để họ biết trước chi phí cần trả cho chuyến đi. Cùng với đó, hãng cũng định giá dịch vụ ở mức hợp lý nhằm chinh phục nhiều phân khúc khách hàng như học sinh, sinh viên, công nhân viên chức,…

Chiến lược giá của Grab

Không những vậy, sự linh hoạt trong chiến lược giá của Grab còn thể hiện ở việc hãng để khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt và tiến hành tích điểm thành viên đối với những chương trình tri ân khách hàng. Chính vì thế mà hãng đã thành công trong việc thu hút lượng lớn khách hàng trong thị trường mục tiêu mà hãng đặt ra, từ đó khẳng định được vị thế trên thị trường xe ôm công nghệ.

=>> Xem thêm: Chọn thị trường mục tiêu của VinFast

Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối (Place)

Bạn có biết, xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp và đa dạng là mục tiêu chính trong chiến lược marketing của Grab về phân phối (Place). Và trên thực tế, hãng sở hữu hệ thống phân phối đa dạng, bao gồm cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. 

Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối

Đối với hệ thống phân phối trực tiếp, chỉ với một chiếc smartphone có kết nối internet, người dùng đã có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng các dịch vụ của Grab một cách nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, hệ thống phân phối gián tiếp của hãng cũng được đẩy mạnh bằng cách xem xét số liệu thống kê lịch sử chở khách, từ đó tìm ra những lộ trình, điểm đi/ đến tập trung đông khách hàng nhất và thông báo với các tài xế. Nhờ vậy, tỷ lệ đặt xe của Grab sẽ tăng, đồng thời tỷ lệ hủy đặt cũng giảm và cuối cùng là thúc đẩy sự gia tăng của lợi nhuận cho hãng.

=>> Xem thêm: Chiến lược marketing mix 7P

Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của chiến lược marketing của Grab chính là hoạt động xúc tiến hỗn hợp (Promotion). Hiểu một cách đơn giản thì Grab đã tập trung đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, cùng với đó là tận dụng triệt để mạng xã hội (Social Media Marketing) nhằm thu hút đông đảo khách hàng và tăng độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu cho hãng. 

Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp

Có thể kể đến một số chiến dịch quảng cáo nổi tiếng của hãng như chiến dịch “Star Wars” hợp tác với Disney Đông Nam Á hay chiến dịch “Tết đủ đầy” truyền tải những thông điệp đầy nhân văn. Ngoài ra, hãng cũng tăng cường sử dụng các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Twitter bằng cách liên tục cập nhật các dịch vụ mới, những ưu đãi hấp dẫn,… bằng thông điệp cuốn hút, hợp trend giới trẻ. 

=>> Xem thêm: Chiến lược xúc tiến của Unilever

Với sự am hiểu thị trường cùng đối tượng khách hàng mục tiêu, Grab đã thành công trong việc triển khai chiến lược marketing nhằm chinh phục lượng lớn khách hàng và khẳng định vị thế vững chắc của mình trong ngành xe ôm công nghệ. Từ đó góp phần thúc đẩy chiến lược kinh doanh và giúp hãng gia tăng doanh số. 

Hi vọng những thông tin liên quan đến chiến lược marketing của Grab mà Giải Pháp Marketing chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết nhất nhé. Đồng thời đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất bằng cách thường xuyên theo dõi website của chúng tôi nhé!

BÀI VIẾT HỮU ÍCH

  • 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng
Nguyễn Hồng Kỳ

Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226

Bài nổi bật Top 9 địa chỉ cung cấp dịch vụ SEO Hà Nội uy tín nhất Top 9 địa chỉ cung cấp dịch vụ SEO Hà Nội uy tín nhất Top 10 công ty SEO Hà Nội uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp Top 10 công ty SEO Hà Nội uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp Market size là gì? Các bước xác định quy mô thị trường cho doanh nghiệp Market size là gì? Các bước xác định quy mô thị trường cho doanh nghiệp Affiliate marketing là gì? Cách làm Affiliate marketing đơn giản nhất Affiliate marketing là gì? Cách làm Affiliate marketing đơn giản nhất Chiến lược marketing của Shopee – Cách chiếm lĩnh thị trường Chiến lược marketing của Shopee – Cách chiếm lĩnh thị trường Chiến lược marketing của Tiki – Màn thoát xác ngoạn mục Chiến lược marketing của Tiki – Màn thoát xác ngoạn mục Từ khóa:

Từ khóa » Chiến Lược Marketing Grab