Grab đã Xây Dựng Chiến Lược Marketing Như Thế Nào để Trở Thành ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn ở tại Việt Nam, khi được nghe nhắc đến dịch vụ “xe ôm công nghệ” thì chắc hẳn không thể không nhắc đến Grab. Không khó để nhận ra Grab trên mọi tuyến đường , khắp con phố tại các thành phố lớn, được bao phủ bởi màu áo xanh lá. Để đạt được thành công như ngày hôm nay thì Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình nào và thực hiện ra sao?
Tổng quan về Grab
Theo Wikipedia, trước đây Grab có tên là GrabTaxi, được thành lập từ năm 2012, có trụ sở tại Singapore cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe hơi tại Singapore và một số quốc gia Đông Nam Á khác trong đó có cả Việt Nam. Grab được sáng lập bởi Anthony Tan và Tan Hooi Ling và trụ sở chính từ thời gian đầu thành lập ở Malaysia và từ 2014 đến nay đặt tại Singapore.
Grab hiện đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ tại 8 quốc gia và 195 thành phố lớn thuộc khuôn khổ Đông Nam Á. Ứng dụng di động đặt xe công nghệ được thống kê có đến hơn 90 thiết bị sử dụng. Mỗi ngày trôi qua, có hơn 5 triệu người đang truy cập và sử dụng và hơn 2 triệu tài xế, chiếm đến 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Dịch vụ của Grab ban đầu chỉ có các dịch vụ cơ bản như GrabBike, GrabCar, GrabTaxi đến hiện tại bao gồm thêm nhiều dịch vụ do chính công ty cung cấp : Grab đi tỉnh, GrabExxpress, GrabFood, GrabMarket, GrabPay,…và thêm nhiều tính năng dịch vụ khác đang phát triển, tạo sự thuận lợi và nhanh chóng cho khách hàng. Grab chính là cầu nối giữ những tài xế và những người muốn kiếm thêm thu nhập với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Grab tham gia vào thị trường Việt Nam từ ngày 27/02/2014 và phục vụ mọi nhu cầu đi lại và vận chuyển người dân tại Việt Nam. Ban đầu Grab còn sử dụng tên GrabTaxi, sau 2 năm hoạt động với nhiều loại hình dịch vụ, Grab đã bắt đầu thay đổi nhận diện thương hiệu của mình và gọi chung toàn bộ loại hình dịch vụ đồng nhất với cái tên là Grab.
Slogan: ‘Whatever you need, Just Grab it!” – Tạm dịch: Bất cứ thứ gì bạn cần- chỉ cần gọi Grab
Thị trường Xe công nghệ tại Việt Nam đang có những “ông lớn” nào
Chúng ta có thể nhìn thấy được tham vọng vô cùng lớn của Grab khi vào năm 2018, Grab mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á. (Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau mua bán và sáp nhập)
Gojeck là ứng dụng gọi xe thay thế cho GoViet tại Việt Nam từ tháng 7/2020, là tập đoàn công nghệ đa nền tảng lớn nhất Indonesia. Năm 2018, Gojeck chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam thông qua tên gọi GoViet.
Be là ứng dụng gọi xe công nghệ đươc phát triển bởi Công ty cổ phần Be GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực Vận tải công nghệ. Hai dịch vụ chính mà Ứng dụng gọi xe be cung cấp là BeBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh)
Theo báo cáo mới nhất của ABI Research, thị phần xe ôm công nghệ tại Việt Nam chiếm thị phần như sau: Grab chiếm 74,6%, Be chiếm 12,4% và Gojeck chiếm 12,3%. Còn lại là những cái tên khác như FastGo, MGo, Vato, viApp, GV Taxi,…không thể chen chân cạnh trạnh với sân chơi “đốt tiền” này
Chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam
Để đạt được thành công như ngày hôm nay tại Việt Nam, Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P
Giao diện mobile của Grab
Chiến lược sản phẩm (Product)
Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Sản phẩm đa dnagj từ GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress, GrabFood,… và vào lúc đỉnh điểm của dịch bệnh, hầu hết người dân hạn chế ra đường, chính lúc đó GrabMarket- dịch vụ đi chợ hộ ra mắt, giải quyết nhu cầu mua nhu yếu phẩm- hàng thiết yếu mùa dịch bởi những tài xế của Grab
Các sản phẩm của Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Grab đặt khách hàng là trung tâm trong quá trình phát triển dịch vụ của mình. Grab luôn cố gắng phát triển sản phẩm qua việc lắng nghe khách hàng của mình cũng như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi gia nhập vào thị trường mới
Các dịch vụ nổi tiếng
Dịch vụ thanh toán đa dạng
Chiến lược về giá (Price)
Thay vì đối với các hãng taxi khác phục vụ cho khách hàng và không chủ động được về giá thì Grab cho khách hàng biết trước giá phải trả khi sử dụng dịch vụ. Việc định giá sản phẩm hợp lý cùng với mức độ ổn định cao với mục đích hướng đến đối tượng khách hàng mọi người phân khúc từ học sinh, sinh viên đến người làm việc công chức hay cả giới thượng lưu
Bên cạnh đó Grab có nhiều chương trình khuyến mãi tích điểm thành viên hay những chương trình tri ân khách hàng, flash sale hay Freeship,.. Những chương trình ngày càng thu hít khách hàng trung thành và có thêm nhiều khách hàng mới tin dùng
Định giá linh động theo yêu cầu hay dựa theo thời gian, đây được xem là chiến lược định giá linh hoạt trong đó giá dịch vụ dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng, Những thuật toán được phát triển dựa vào machine-learning giúp doanh nghiệp phát triển các mô hình thuật toán dựa vào nhu cầu của thị trường, cho phéo doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm của họ liên tục trong vài giây
Chiến lược phân phối (Place)
Grab xây dựng hệ thống phân phối đa dạng và rộng khắp thị trường, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Đối với hệ thống phân phối trực tiếp, khách hàng chỉ cần có điện thoại kết nối internet là có thể sử dụng mọi dịch vụ của Grab mà không tốn quá nhiều thời gian. Khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng sử dụng sản phẩm và dịch vụ chỉ bằng cách tải app Grab về thiết bị điện tử của mình
Khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp các tài xế của Grab tại các khu vực trung tâm mua sắm, khu văn phòng, khu công nghiệp hay sân bay. Đây là nơi tập trung phần lớn khách hàng có nhu cầu đi lại cao và dễ dàng cho Grab khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình
Bên cạnh đó, Grab xem xét kỹ lưỡng số liệu thống kê lịch sử khách hàng, tìm ra các lộ trình điểm đi và điểm đến, quán ăn đông,…khách hàng gọi nhất. Từ đó hãng thông báo, gợi ý tài xế di chuyển về khu vực chính cho hành khách, tăng tỷ lệ đặt xe và giảm tỷ lệ hủy đặt, tiết kiệm thời gian, tăng sự hài lòng của khách hàng,…
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Đối với các chiến dịch xúc tiến hỗn hợp, Grab tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tận dụng mạng xã hội (social media Marketing) để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
“Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” từ ngày 15/1 đến 4/2/2018 trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê”
Grab đã rất thành công trong việc tối ưu nhận diện bản sắc thương hiệu với khách hàng. Một trong những chiêu thức đó chính là Visual Marketting- khai thác các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh để đạt được hiệu quả cao.
Vận dụng vai trò của Visual Marketing giúp cho các nhãn hàng nâng cao độ nhận diện thương hiệu, ghi nhớ hình ảnh, màu sắc và thông điệp trong tâm trí của khách hàng, Từ đó đa dạng hóa bản sắc nhận diện thương hiệu luôn là mục tiêu mà bất kỳ một nhãn hàng, đặc biệt là các thương hiệu mới. Điều này càng quan trọng hơn đối với Grab đó chính là loại hình dịch vụ phục vụ cho mọi đối tượng đại trà
TVC Grab: "Cảm ơn vì 1 năm sát cánh bên nhau"
Chúng ta có thể nhận thấy chiến lược kinh doanh của Grab đỉnh cao hơn chấp nhận thua lỗ để thực hiện chiến lược dài hạn. Họ gọi vốn đầu tư trực tiếp và sẵn sàng để đốt tiền để thua lỗ.
Như vậy, chúng ta có nhận thấy chiến lược kinh doanh của Grab vô cùng đỉnh cao. Với sức kêu gọi vốn của mình, Grab đang dần dần thống lĩnh thị trường với tốc độ chóng mặt và các sản phẩm ngày càng chất lượng và đầu tư vốn không hề tiếc tay.
Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Grab
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt Nam Chi Tiết Nhất
-
Chiến Lược Marketing Mix Giúp Grab Chiếm Thế "thượng Phong" ở Thị ...
-
Grab Và Những Chiến Lược Marketing Làm Nên Thương Hiệu Tại Việt ...
-
Chiến Lược Marketing Của Grab | Chìa Khóa Dẫn đến Nên Thành Công
-
Học được Gì Từ Chiến Lược Marketing Của Grab? - MarketingAI
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt Nam ... - MISA AMIS
-
Chiến Lược Marketing Của Grab | Cách để Chiếm Lĩnh Thị Trường
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt - StuDocu
-
Chiến Lược Marketing Của GrabFood – Hướng đi Của Người Dẫn đầu
-
đồ áN Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt Nam 5860702
-
Chiến Lược Marketing Của Grab - Gã Kỳ Lân "máu Mặt" Của Đông ...
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt Nam - MarvelVietnam
-
Chiến Lược Marketing Của Grab - Đáng để Các Thương Hiệu Học Hỏi
-
Grab Và Chiến Lược Marketing để "xưng Vương" Tại Việt Nam