Chiến Lược Marketing Của KFC - Ông Hoàng đồ ăn Nhanh Trên Toàn ...

Thứ năm, 26 Tháng mười hai , 2024 Dứa Vàng No Result View All Result
No Result View All Result duavang.net - Chuyên trang tổng hợp kiến thức cho mọi lứa tuổi No Result View All Result Shopee Shopee Shopee Chiến lược marketing của KFC – Ông hoàng đồ ăn nhanh trên toàn thế giới Ashley Nguyen Bởi Ashley Nguyen 5 Tháng chín, 2021 in Tài Chính - Marketing 0

KFC là thương hiệu đầu tiên của Mỹ đặt chân vào thị trường Việt Nam sau khi quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa. Đây được xem là một sự liều lĩnh của hãng khi Việt Nam là một thị trường mới mẻ, chưa thịnh hành trong việc sử dụng đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng thì KFC đã có được những kết quả vô cùng đáng ngưỡng mộ. Chiến lược marketing của KFC tại Việt Nam đã được KFC triển khai một cách bài bản, phù hợp với thị trường và nhu cầu sống của người dân nơi đây. Cùng tìm hiểu chi tiết chiến lược marketing mix của KFC có điều gì đặc biệt mà giờ đây KFC được ví như “Ông hoàng” trong ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam.

Mục Lục

  • 1 Giới thiệu tổng quan về KFC
  • 2 Chiến lược marketing của KFC thành công trong việc “bản địa hóa” như thế nào
    • 2.1 Chiến lược sản phẩm của KFC
    • 2.2 Chiến lược giá của KFC – Price
    • 2.3 Chiến lược phân phối của KFC – Place
    • 2.4 Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion

Giới thiệu tổng quan về KFC

KFC là từ viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, đây là tên thương hiệu được đại úy Harland Sanders thành lập với mục đích mưu sinh. Qua thời gian tồn tại và phát triển thì KFC giờ đây đã trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất nhì trên thế giới. KFC có mặt tại hơn 100 quốc gia với hàng chục nghìn nhà hàng và phục vụ hàng tỷ bữa ăn tối. Món ăn nổi tiếng nhất của KFC chính là món gà rán “Original Recipe”, món gà rán được tẩm ướp bởi 11 loại gia vị, thảo mộc khác nhau. Với hương vị độc đáo và sự phục vụ nhiệt tình, thân thiện thì KFC đã mở ra được một cánh cửa sáng khi đặt chân tới Việt Nam.

Sơ lược tổng quan về KFC:

– Thành lập: 20 Tháng 3 năm 1930 – bắt đầu chuyển nhượng thương mại 24 tháng 9 năm 1952

– Trụ sở chính: 1441 Gardiner Lane Louisville, Kentucky Hoa Kỳ

– Nhà sáng lập: Harland Sanders

– Công ty mẹ: Yum! Brands

– Nhân vật chủ chốt: David C. Novak (Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Yum! Brands), Muktesh Pant (Giám đốc điều hành của KFC), Roger Eaton (Giám đốc tác nghiệp của Yum! & Chủ tịch KFC)

– Sản phẩm: Gà rán, Bánh mì kẹp gà, Cuộn, Khoai tây chiên, Nước có ga, Xà lách, Món tráng miệng, Bữa ăn sáng

– Loại hình dịch vụ: Đồ ăn nhanh

– Tổng đài dịch vụ: Hotline – 1900 6886

– Trang web: https://www.kfc.com/ – Quốc tế, http://kfcvietnam.com.vn/ – Việt Nam

1997 là năm được xem là sự khởi đầu của KFC Việt Nam, cùng tìm hiểu những cột mốc quan trọng của đế chế KFC Việt Nam nhé.

  • Tháng 12/1997: Cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Tháng 12/1998: Mở rộng thị phần tại Đồng Nai.
  • Tháng 6/2006: Bắt đầu mở rộng thị phần ra Hà Nội.
  • Tháng 5/2008: Đánh chiếm miền trung bắt đầu từ Huế.
  • Năm 2011: Khai mở đồng loạt các cửa hàng tại Quy Nhơn, Hải Dương, Phan Thiết, Nha Trang,…
  • Năm 2013: Khai mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố du lịch mới Hạ Long.

Với sự chắc chắn và bài bản trong chiến lược marketing của KFC, hiện nay họ đã có hàng trăm cửa hàng tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam. Cung cấp và tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn người tại đây. Tuy nhiên, để có được ngày hôm nay thì KFC đã chịu lỗ đến 10 năm và không ít khó khăn, thử thách khác. Vậy chiến lược marketing mix của KFC đã chọn là gì, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.

Tổng quan về KFC

Giới thiệu tổng quan về KFC và tìm hiểu kế hoạch marketing của KFC (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing của McDonald – Đối thủ số 1 của KFC tại Việt Nam

Chiến lược marketing của KFC thành công trong việc “bản địa hóa” như thế nào

Như đã tìm hiểu ở phần trước thì KFC là thương hiệu đầu tiên trong ngành đồ ăn nhanh của nước ngoài đặt chân tới Việt Nam. Có thể thấy, khi ấy Việt Nam là đất nước không mấy ưa chuộng những món ăn nhanh này. Đây được xem là một thách thức lớn đối với KFC tại thời điểm đầu đó. Tuy nhiên, với chiến lược marketing 4p của mình cùng chiến lược “bản địa hóa” thành công. KFC đã chinh phục được người dân nơi đây, kể cả những người khó tính nhất.

Chiến lược marketing mix của KFC tại Việt Nam

Tìm hiểu chiến lược marketing 4P của KFC xem họ đã làm gì để chinh phục người dân Việt Nam (Ảnh: Internet)

Chiến lược sản phẩm của KFC

Các sản phẩm của KFC được nghiên cứu kỹ lưỡng cùng với sự kết hợp của gia vị bí mật nên có thể hấp dẫn với tất cả mọi người. Nếu nhìn nhận chiến lược sản phẩm tổng thể của KFC thì không thể kể đến phương pháp pha trộn nhiều gia vị khác nhau. KFC mang tới thị trường Việt Nam những hương vị nguyên bản nhất và đây cũng chính là sự chuyên nghiệp mà chưa thương hiệu nào ở Việt Nam làm được lúc bấy giờ.

Ngoài ra, để có được chỗ đứng vững chắc như ngày hôm nay thì sự đa dạng trong sản phẩm của KFC không thể nào không nhắc tới. KFC đã luôn có sự cải tiến trong sản phẩm và đa dạng sản phẩm ở mỗi quốc gia họ đặt chân tới. Ngoài những sản phẩm truyền thống như gà rán, bánh humberger thì ở Việt Nam, KFC còn phát triển thêm sản phẩm như cơm gà, bắp cải trộn,… để phù hợp với người dân nơi đây. Có thể thấy, KFC đã vô cùng thông minh khi lựa chọn cơm gà để phát triển ở Việt Nam vì cơm là món ăn không thể thiếu ở quốc gia này.

Ngoài chất lượng sản phẩm được KFC đảm bảo ra thì hãng cũng quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Để đáp lại sự tin tưởng của khách hàng, cũng như cung cấp cho khách hàng ưu đãi thì KFC đã ra đời thẻ VIP. Đối với mỗi khách hàng sở hữu thẻ VIP, họ sẽ được giảm giá 10% mọi hóa đơn. Tấm thẻ này còn mang ý nghĩa gắn kết khách hàng với thương hiệu để khách hàng thấy được quan tâm hơn.

Thẻ thành viên KFC

Khách hàng sở hữu tấm thẻ thành viên VIP của KFC sẽ được giảm 10% hóa đơn (Ảnh: Internet)

Chiến lược giá của KFC – Price

Để có thể cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn thì KFC đã cung cấp nhiều mức giá khác nhau trong thực đơn của mình. Khi mới ra nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh phương tây còn quá xa lạ với người Việt. Chính vì thế, KFC đã sử dụng chiến lược giá thấp để thâm nhập thị trường, điều này cũng giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn. Chiến lược này vô cùng hiệu quả khi đến năm 2006, sau thời gian là 10 năm chịu lỗ thì KFC đã bắt đầu có lãi và chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh ở Việt Nam.

Sau này, khi KFC có nhiều đối thủ hơn thì KFC chuyển chiến lược giá của mình sang cao hơn đối thủ. Dù giá không cao hơn quá nhiều nhưng đây là chiến lược tạo hình ảnh đi đầu cũng như đánh vào tâm lý khách hàng. Bởi lẽ, thông thường khách hàng luôn nghĩ rằng giá sản phẩm cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra thì KFC còn tạo ra những combo với giá hợp lý để khách hàng tiện hơn khi gọi món. Việc thay đổi giá theo từng giai đoạn là bước đi khôn khéo vì Việt Nam là đất nước cực kỳ quan tâm tới giá cả sản phẩm.

chiến lược giá của KFC

Chiến lược giá khôn ngoan nằm trong chiến lược kinh doanh của KFC (Ảnh: Internet)

Chiến lược phân phối của KFC – Place

Ngày 27/12/1997, KFC mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở TP. Hồ Chí Minh. Và đến ngày nay, KFC đã có hàng trăm cửa hàng phủ rộng ở các thành phố lớn trên mọi miền tổ quốc.. Có thể thấy, chiến lược phân phối của KFC mở rộng ở khắp nơi với mục đích có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Những cửa hàng tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là nơi tập trung phần đông khách hàng mục tiêu của hãng. Với việc tuân thủ chiến lược marketing mix của KFC thì hãng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian để có thể ăn một bữa KFC mà không cần đi di chuyển quá xa. Điều này giúp đáp ứng tiêu chí của đồ ăn nhanh đó là “Nhanh – Tiện Lợi – Đủ chất dinh dưỡng”.

Hơn nữa, chiến lược phân phối của KFC không chỉ dừng lại ở số lượng nhà hàng mà KFC còn lựa chọn vị trí phân phối hợp lý. KFC rất thông minh khi lựa chọn đặt cửa hàng của mình trong các trung tâm thương mại, siêu thị vì đây là những nơi đặt ở khu đông dân cư. Người đi chơi, đi mua sắm tại các trung tâm thương mại sẽ dễ dàng để tiếp cận với KFC hơn. Có thể thấy, các kênh phân phối của KFC đã được nghiên cứu vô cùng kỹ lưỡng và nó đã tạo ra hiệu ứng của nhãn hàng ở tất cả những nơi KFC đi qua, kể cả các địa phương nhỏ.

KFC lựa chọn những vị trí đẹp trong các trung tâm thương mại

Việc lựa chọn đặt cửa hàng trong các trung tâm thương mại giúp KFC tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn (Ảnh: Internet)

Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion

Chiến lược truyền thông của KFC là một trong những điểm mạnh giúp KFC có dược thành công. Việc tạo dựng khuyến mãi, sử dụng quảng cáo và các hoạt động PR là các kênh mà KFC đã sử dụng nhằm mục đích truyền tải thông điệp cũng như giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

KFC đã tung ra rất nhiều TVC quảng cáo để giúp khách hàng nhận thức được KFC là thương hiệu nước ngoài nhưng lại phù hợp với Việt Nam. KFC cũng truyền tải slogan của mình là “Vị ngon trên từng ngón tay (It’s Finger Lickin’ Good) với hình ảnh miếng gà rán thơm ngon, khó cưỡng. Hơn nữa, hãng cũng mang lại sự thành công khi sử dụng âm thanh để kích thích vị giác và tăng trải nghiệm ăn uống của người xem.

Hơn nữa, khi mà Social Media phát triển mạnh mẽ thì KFC cũng sử dụng những mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter,… để tiếp cận với khách hàng. Hơn nữa, việc sử dụng mạng xã hội để truyền thông cũng có thể nhận được những phản hồi, nhận xét của mình trên đó. Điều này giúp KFC biết được mình đang làm tốt điều gì, cần thay đổi điều gì để giúp khách hàng hài lòng hơn.

Kết

Có thể thấy, hiện nay ở Việt Nam thì KFC đã và đang chiếm lĩnh thị phần trong ngành đồ ăn nhanh. KFC đã mạnh mẽ vượt qua đối thủ lớn nhất tại nhiều quốc gia là McDonald’s. Để có được thành công như ngày hôm nay thì KFC đã mất hơn 1 thập kỷ kinh doanh chịu lỗ. Hơn nữa, chiến lược marketing của KFC ngay từ đầu đã có những bước đi đúng đắn trong việc bản địa hóa mỗi nơi KFC đi qua. Cho đến thời điểm hiện tại, nói KFC là ông vua trong ngành đồ ăn nhanh là không ngoa vì trong các thương hiệu đồ ăn nhanh tại Việt Nam thì chỉ duy nhất KFC hiện tại là có lãi.

Edward Nguyen – duavang.net

>>> Có thể bạn quan tâm: Các chiến lược thương hiệu nổi tiếng

5 / 5 ( 2 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệu Previous Post

Nhập liệu là gì? Tất tần tật thông tin về công việc của nhân viên nhập liệu

Next Post

Chiến lược Marketing của McDonald’s – Đối thủ số 1 của KFC tại Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Ngành xây dựng là gì Tài Chính - Marketing

Ngành xây dựng là gì? Thách thức và cơ hội phát triển trong chuyển đổi số

27 Tháng sáu, 2023 Điện lạnh là gì Công Nghệ - Thủ Thuật

Điện lạnh là gì? Tương lai và xu hướng phát triển ngành sau đại dịch

22 Tháng sáu, 2023 Proptech là gì Công Nghệ - Thủ Thuật

Proptech là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành bất động sản

19 Tháng sáu, 2023 Hạ tầng số là gì Công Nghệ - Thủ Thuật

Hạ tầng số là gì? Xu hướng phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số

17 Tháng sáu, 2023 Các tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử Tài Chính - Marketing

Những tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử không thể bỏ qua

16 Tháng sáu, 2023 Thị trường ngách là gì Tài Chính - Marketing

Thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp

15 Tháng sáu, 2023

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.

QR Code

Bài Viết Mới Nhất

Kế toán quản trị EG33

Học từ xa #36: Học phần Kế toán quản trị – EG33.099

18 Tháng mười hai, 2024 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học từ xa #35: Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh – EG46.078

18 Tháng mười hai, 2024 Tài chính quốc tế bf34

Học từ xa #34: Học phần Tài chính quốc tế – BF34.038

18 Tháng mười hai, 2024 Tiếng anh chuyên ngành du lịch 4

Học từ xa #33: Học phần Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 4 – HM13.011

23 Tháng mười, 2024 Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm - HM42.003

Học từ xa #32: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm – HM42.003

23 Tháng mười, 2024

Bài Viết Đang Hot

Lý thuyết xác suất & thống kê toán - EG11.123

Học từ xa #13: Học phần Lý thuyết xác suất & thống kê toán – EG11.123

26 Tháng tám, 2024 Học phần nhập môn Internet và E-learning

Học từ xa #2: Học phần nhập môn Internet và E-learning EG38

26 Tháng tám, 2024 tin-hoc-ung-dung-trong-quan-tri

Học từ xa #26: Học phần Tin học ứng dụng trong quản trị – BA15

17 Tháng mười hai, 2024 Học từ xa #3: Học phần phát triển kỹ năng cá nhân 1 EG35

Học từ xa #3: Học phần phát triển kỹ năng cá nhân 1 EG35

26 Tháng tám, 2024

Giới thiệu

https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội

– Hotline: 083 727 1993

– Email: lienhe.duavang@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

No Result View All Result
  • Trang Chủ
  • Tài Chính – Marketing
  • Công Nghệ – Thủ Thuật
  • Làm Mẹ
    • Ẩm Thực
  • Sức khỏe – Làm Đẹp
    • Sống khỏe mỗi ngày
    • Đẹp hơn mỗi ngày
    • Nail đẹp
    • Da xinh
    • Dáng đẹp
  • Là Gì
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Học từ xa

© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved

x x

Từ khóa » Chiến Lược Stp Của Kfc