Chiến Lược Marketing Của Pizza 4p's: Kín Bàn Cả Tháng, Phải Từ Chối ...
Có thể bạn quan tâm
Những vị thực khách được trải nghiệm tại nhà hàng pizza 4P’s chắc sẽ vẫn nhớ về quá trình thợ nhào bột, nặn bánh, phủ phô mai tròn đầy khiến họ thích thú đến nhường nào. Câu chuyện cặp vợ chồng Masuko Yosuke và Sanae từ bỏ cơ hội việc làm đầy mơ ước để có thể tự vận hành một cửa hàng pizza và xây dựng đế chế triệu đô cho riêng mình là bài học về chiến lược marketing pizza 4P’s mà bất cứ ai cũng muốn tìm hiểu để áp dụng cho quán ăn, nhà hàng của mình.
- Người nước ngoài sang Việt Nam kinh doanh từ pizza, thịt nướng cho đến cháo ếch, socola…
- Ngành F&B: tư duy đã làm, làm phải lớn của những người dẫn đầu
1. Giới thiệu tổng quan về Pizza 4P’s
Pizza 4P’s (Platform personal pizza for pizza) hiện đang là một trong những thương hiệu pizza thành công nhất tại Việt Nam với quy mô 25 cơ sở, nổi tiếng với phomai tự làm do vợ chồng chị Sanae và anh Yosuke Masuko – người Nhật Bản lập nên.
1.1. Quá trình khởi nghiệp
Chuỗi nhà hàng đình đám này lại được khởi nguồn từ ý tưởng của… bạn gái cũ anh Yosuke. Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày nọ, khi bạn gái nhà sáng lập đột nhiên nói rằng “Tại sao chúng ta không xây lò nướng Pizza ngay tại nhà nhỉ?”. Ý tưởng được hưởng ứng bởi cả nhóm bạn, 6 tháng sau, những mẻ pizza đầu tiên ra lò. Đó chính là khởi đầu của Pizza 4P’s mà chúng ta biết ngày nay.
Nhiều khách hàng hỏi về tên của nhà hàng 4P’s là gì? Có phải 4P’s trong 4 pieces (4 miếng bánh) hay là 4P trong marketing? Piazza 4P’s là “Platform of Personal Pizza for Peace”, hướng đến sự bình an trong tâm hồn, đây được xem là sự kết hợp 2 nền ẩm thực vốn chẳng hề liên quan nhưng lại cho kết quả một cách tự nhiên, hương vị không trộn lẫn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Yosuke sang Việt Nam lập nghiệp. Anh từng có quãng thời gian công tác tại một công ty thương mại, sau đó làm việc cho Cyber Agent – một quỹ đầu tư nổi tiếng.
Trong thời gian đó, anh luôn tự hỏi đam mê của mình là gì. Cuối cùng, nhờ những kinh nghiệm làm pizza sẵn có tại Nhật và sự tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, anh nghỉ việc và cùng vợ – chị Sanae mở cửa hàng pizza đầu tiên, tại Lê Thánh Tôn với số vốn 100.000 USD (2011).
Năm 2017, Pizza 4P’s đã được định giá 20 triệu USD khi mới có 7 cửa hàng. Thương hiệu này cũng được các ông lớn rót vốn đầu tư mạnh mẽ. Tiêu biểu như Seedom – quỹ đầu tư của đồng sáng lập MWG (Thế giới Di động) Đinh Anh Huân, Mekong Capital đầu tư vào tháng 5/2019.
Đó là những phần thưởng cho sự cố gắng của vợ chồng anh Yosuke, hiện thực hóa ước mơ tuổi trẻ tưởng chừng như dang dở của họ. Năm 2018, Masuko Yosuke được New Business Tokyo vinh danh là doanh nhân ở nước ngoài xuất sắc nhất năm.
1.2. Kim chỉ nam hoạt động
Để đạt được những thành công như ngày hôm nay, thương hiệu Pizza 4P’s đã trải qua một chặng đường dài phát triển. Trong đó, mọi hoạt động, tôn chỉ của chuỗi nhà hàng đều xoay quanh tôn chỉ “Omotenashi” – tinh thần hiếu khách của người Nhật.
Theo anh Yosuke, Omotenashi hướng tới việc phục vụ khách hàng bằng tất cả tấm lòng, mang tới những trải nghiệm hoàn hảo nhất. Các thực khách được tận mắt chứng kiến những chiếc pizza ra lò ngay trên bàn. Sau mỗi bữa ăn sẽ có bảng phản hồi và đánh giá của khách hàng về dịch vụ, để nhà hàng ngày cảng hoàn thiện hơn trong dịch vụ của mình.
Nhờ những chính sách đúng đắn, hơn 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, Pizza 4P’s liên tục tăng trưởng và đang là một trong những thương hiệu pizza lớn nhất Việt Nam, sánh ngang với những ông lớn khác như Pizza Hut hay Domino.
Doanh thu của hãng trong năm 2016 là 158 tỷ đồng. Năm 2017 ấn tượng khi doanh thu tăng đến 79%, đạt mức 283 tỷ đồng, đến năm 2018 đột phá lên con số 411 tỷ. Lợi nhuận cũng có những đột phá, khi từ 6 tỷ đồng năm 2016 đã tăng gần 9 lần lên 52 tỷ chỉ trong 2 năm (2016-2018).
2020 – 2021 là hai năm khó khăn của nền kinh tế khi ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Pizza 4P’s cũng không phải ngoại lệ. Hãng từng là một trong những chuỗi nhà hàng ít chú trọng marketing hay liên kết với ứng dụng giao đồ online, để tập trung vào trải nhiệm thực tế của khách hàng.
2. Phân tích chiến lược marketing 4P của Pizza 4P’s
2.1. Product – sản phẩm
a. Hương vị pizza đặc trưng
Với mục đích tạo ra những chiếc pizza kết hợp hài hòa nét đặc trưng ẩm thực Nhật và Ý. Chính vì vậy, trong menu của Pizza 4P bạn có thể dễ dàng nhận ra những loại pizza mang hương vị của đất nước mặt trời mọc như pizza Sashimi cá hồi, pizza gà Teriyaki,… Bên trong sự phóng khoáng, phồn thực đặc trưng của ẩm thực Ý là sự tỉ mỉ, chi tiết và thanh tao của nước Nhật. Tất cả làm nên điểm sáng của Pizza 4P’s.
Tại Pizza 4P’s có rất nhiều loại pizza khác nhau, ở đây có phục vụ pizza theo kiểu “half – half”. Điều này khá thú vị so với các đối thủ trên thị trường, khách hàng có thể thưởng thức được cả 2 hương vị trong một chiếc pizza.
Định vị của Pizza 4P’s khác với các thương hiệu pizza nhanh. Nếu các thương hiệu pizza phổ biến hiện nay đề sử dụng pizza nướng với lò điện để đảm bảo tốc độ nướng bánh đồng thời bánh vẫn có thể ấm nóng đều các mặt thì với pizza nướng củi mang lại cảm nhận hương vị pizza truyền thống có mùi vị khói ẩm, không quá giòn nhưng lớp vỏ không bột, bứ.
b. Hương vị “Made by Pizza 4P’s”
Nổi tiếng không thua kém pizza ở đây chính là các miếng phô mai tươi, mát, béo ngậy mà không hề ngấy. Với kỹ thuật và quy trình sản xuất phô mai chuyên nghiệp, thương hiệu này tự sáng tạo ra món phô mai mang đậm dấu ấn của mình. Chia sẻ về lý do sử dụng phô mai của riêng mình thay vì nhập, founder của hãng chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn tạo ra những món ăn ngon để phục vụ thực khách nhưng cũng đồng nghĩa với cam kết giá thành hợp lý mà vẫn đảm bảo được sự an toàn”.
Sau quá trình nghiên cứu, tìm tòi công thức phù hợp, những viên phô mai Burata được đóng gói, bảo quản chỉnh chu trong nước muối và được vận chuyển đi khắp cả nước mà trạng thái luôn tươi ngon.
2.2. Price – Giá cả của Pizza 4P’s
Hãng cũng định vị khách hàng mục tiêu của mình là những người có thu nhập trung bình khá trở lên bởi vậy so với mặt bằng chung giá cả của các thương hiệu pizza thì Pizza 4P’s thực sự nhỉnh hơn, tuy nhiên nếu so sánh với các thương hiệu đồ ăn Âu cao cấp thì thực sự Pizza 4P’s định giá rất sát với giá trị mình mang lại cho khách hàng. Giá thành các món chính tại đây có mức dao động từ 100.000đ – 500.000đ.
Thực đơn của Pizza 4P’s gồm có
Các loại Pizza |
|
Món khai vị |
|
Salad |
|
Món chính |
|
Món khác | Món tráng miệng (bánh và các loại pudding), thức uống, các loại topping (các loại phô mai gọi thêm) |
2.3. Promotion – Quảng bá
2 vị Founder của Pizza 4P’s chia sẻ: “Cách thức để quảng cáo tốt nhất là truyền miệng và việc của chủ nhà hàng và người đầu bếp chính là tập trung tốt nhất vào chất lượng của bánh. Tính đến thời điểm hiện tại, nhận định và hướng đi của chúng tôi vẫn chưa thay đổi”
Quả thật, rất hiếm khi thấy Pizza 4P’s có những hoạt động khuyến mãi một cách rầm rộ nhưng thực khách đến quán nếu không muốn phải chờ đợi vẫn cần phải đặt bàn, lượng khách của họ ổn định và tăng đều theo thời gian.
Thay vì việc tích cực chạy các chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1, giảm giá cả tuần thường thấy ở các hãng pizza khác, họ chăm chút cho từng sản phẩm, cải thiện không gian, tối ưu cách thức vận hành để thực khách có những trải nghiệm tốt nhất. Trên trang thông tin của hãng, họ đầu tư hình ảnh, giới thiệu với khách hàng những điểm mới, điểm đặc biệt, những câu chuyện thương hiệu bài bản, không vồn vã, kêu gọi mua hàng, bản thân thực khách cũng cảm nhận được sự chỉn chu và tâm huyết với chính những gì đội ngũ đang làm.
Không chỉ có vậy, thương hiệu này còn tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua các hình thức tặng báng, tráng miệng vào những dịp đặc biệt khi khách hàng yêu cầu như: sinh nhật, ngày lễ kỷ niệm…
Và chính nhờ điều này, sự nhắc nhớ về thương hiệu của 4P’s được đẩy lên cao hơn, thực khách luôn là các kênh truyền thông 0 đồng hiệu quả. Không thiếu những bài review về món ăn, không gian, thậm chí mỗi lần có chi nhánh mới mở cửa, thực khách thường kháo nhau đến review nêu cảm nhận…
2.4. Place – Địa điểm các chi nhánh Pizza 4P’s
Tổng số nhà hàng của Pizza 4Ps đến nay có khoảng gần 309 chi nhánh, tập trung ở 5 thành phố lớn: Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng so với quy mô hơn 90 cửa hàng của Pizza Hut và hơn 70 cửa hàng của The Pizza Company.
Hầu như, các cửa hàng đầu tiên của Pizza 4P’s đều nằm ở những con đường đắt khách, mặt tiền đẹp, điều này khiến 4P’s có thể thu hút được nhiều khách hàng vãng lai. Từ đó xây dựng được hình ảnh thương hiệu sang trọng trong mắt khách hàng.
Điểm mặt những cái tên quen thuộc như Pizza Hut, The Pizza Company, Domino’s pizza hay như Alfresco đều đang chạy đua trên thị trường về mặt số lượng các nhà hàng mở ra hàng năm thậm chí là hàng tháng. Họ dồn lực để phát triển hệ thống giao hàng trực tuyến với những ưu đãi tưởng chừng cho không.
Ứng dụng chiến lược marketing của mô hình lớn cho chính nhà hàng, quán ăn, quán cafe của mìnhTrong bộ tài liệu gồm có:
Trong các file, MISA CukCuk đã tổng hợp sẵn những đầu việc cần thực hiện và một số gợi ý để khai thác nội dung hiệu quả, bám sát mục tiêu. Chủ quán hoàn toàn có thể dựa vào đó chủ động lên các nội dung phù hợp với mô hình kinh doanh và tệp khách hàng của mình. (Anh chị vui lòng nhấn vào ảnh để tải tài liệu) |
2.5. People – Đội ngũ nhân sự
“Thân thiện – chuyên nghiệp – chỉn chu” là những từ ngữ được dùng để miêu tả về đội ngũ nhân sự của Pizza 4P’s. Nhân sự của nhà hàng được đào tạo bài bản, có kịch bản ứng xử rõ ràng và hiểu rõ mọi nhiệm vụ cần thực hiện khi đứng tại bộ phận của mình.
Sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống của họ cũng đã không ít lần được khách hàng nhắc nhớ và khen ngợi trên trang cá nhân của họ. Việc sắp xếp vị trí ngồi thuận tiện cho gia đình có con nhỏ, cần hâm nóng sữa hay việc hát tặng khách hàng sinh nhật đều là những nét rất riêng của thương hiệu này.
Họ hiểu rằng để khách hàng gắn bó bền lâu với mình, ngoài việc có món ăn ngon còn làm thế nào để quá trình thưởng thức món ăn đó cũng có thể trở nên thú vị, dễ chịu và giúp khách hàng tận hưởng bữa ăn đúng nghĩa. Chính vì vậy, dù đi bất kỳ chi nhánh nào của Pizza 4P’s, thực khách cũng đều được phục vụ ân cần, chuyên nghiệp ở tất cả các điểm chạm.
2.6. Process – Quy trình phục vụ
Khi trải nghiệm khách hàng được đặt lên hàng đầu, đội ngũ của 4P’s đã thực sự làm tốt dù chỉ là từng bước nhỏ từ khi khách hàng đặt lịch cho đến lúc họ ra về.
Hoạt động đặt chỗ được thực hiện dễ dàng qua nhiều kênh từ Fanpage Facebook, Hotline cho đến website. Các bộ phận tiếp xúc và hỗ trợ khách hàng luôn sẵn sàng giải đáp và ghi nhận thông tin, mà không để thực khách chờ đợi lâu. Với các kênh không có nhân sự trực, họ tối đa việc tự động hóa bằng việc để khách hàng có thể tra cứu cơ sở nào còn bàn, cơ sở nào không, thời gian nào có thể đặt trước cũng như xác nhận đăng ký cụ thể, rõ ràng.
Sau khi quá trình đặt bàn hoàn tất, khách hàng đến quán theo giờ đã đặt trước và được hướng dẫn vào vị trí bàn đặt. Nhân viên sẽ trực tiếp đến từng bàn và nhận order thông qua máy tính bảng, ghi lại các sở thích phục vụ theo nhu cầu. Nhân sự được phân bổ ở các khu vực tương đối hợp lý, đảm bảo đủ số lượng người phục vụ trong một ca tương ứng với số lượng bàn. Khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Đặc biệt, nhà hàng luôn đảm bảo nhà hàng phục vụ số lượng khách vừa đủ không bị quá tải để khách hàng nào cũng cảm thấy mình được quan tâm đúng lúc và không bị bỏ rơi.
Khi kết thúc bữa ăn, nhân viên sẽ khảo sát và đánh giá dịch vụ của nhà hàng, bảng hỏi ngắn gọn về chất lượng món, tốc độ ra đồ, các nội dung cần cải tiến thê, các hoạt động cần nhân sự nhà hàng trau dồi và đổi mới. Các ý kiến nói trên đó đều là những nội dung đóng góp thiết thực để các bộ phận tốt hơn, vận hành trơn tru và nhận được thiện cảm của thực khách nhiều hơn.
Một quy trình vận hành tốt sẽ giúp cho nhà hàng có thêm doanh thu cũng như giúp trải nghiệm của khách hàng được tốt hơn, thương hiệu từ đó cũng được nhân rộng và giúp khách hàng trở thành các kênh truyền thông miễn phí của mình. Đó là điều mà pizza 4P’s đang làm rất tốt.
2.7. Physic Evidence – Cơ sở vật chất
Pizza 4P’s luôn cải tiến trong không gian, làm mới và sáng tạo không gian đó. Mỗi khi thực khách ghé thăm bất kỳ cơ sở nào, anh chị đều có thể nhận thấy, có 2 khu vực, khu vực ngồi trực tiếp tại quầy để xem nhân viên chế biến, nhào nặn ra những chiếc bánh pizza, hoặc khu vực ngồi riêng biệt, tận hưởng không gian riêng khi thưởng thức bữa ăn.
Với mỗi cửa hàng, họ lại có những phong cách thiết kế khá khác nhau, không nhà hàng nào giống với nhà hàng nào, nhưng thực khách luôn cảm nhận được ở trong đó đậm chất 4P’s, chất riêng mà không phải nhà hàng nào cũng làm được. Dưới đây là một số những mô hình nhà hàng mà Pizza 4P’s đã đôi lần làm thực khách thích thú, ngạc nhiên về sự sáng tạo của mình.
3. Tạm kết
Không thể phủ nhận, các hoạt động marketing của Pizza 4P’s đã và đang giúp cho thương hiệu này ngày càng có chỗ đứng trên thị trường ẩm thực Việt. So với những tên tuổi pizza ngoại nhập, Pizza 4P’s có độ nhận diện ngang ngửa với những ông lớn trên thị trường. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk có thể giúp anh chị có thêm kinh nghiệm và áp dụng được cách làm marketing hiệu quả cho chính mô hình kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, MISA CukCuk cũng thường xuyên cập nhật các nội dung hữu ích liên quan và bám sát quá trình vận hành, quản lý nhà hàng tại chuyên mục blog, mong anh chị sẽ đón nhận
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Pizza 4p
-
Chiến Lược Marketing Của Pizza 4P's Theo Mô Hình Mix 7P
-
Cách Làm Marketing Của Pizza 4P's Gây Sốt Với "Pizza Bún đậu Mắm ...
-
Pizza 4P's: Đế Chế Triệu đô Và Chiến Lược Lấn Sân 'chao đảo' Thị ...
-
GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG CỦA PIZZA 4P'S - Cafe Cùng Hyn
-
Pizza 4P | PDF - Scribd
-
Tham Vọng Triệu USD Của Pizza 4P's - Brands Vietnam
-
Platform Provider - IZZI ASIA
-
Muc Tieu cx - PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG...
-
Cú Sốc Với Pizza 4P's | Doanh Nghiệp
-
Nghiên Cứu Dòng Sản Phẩm Mới Nhà Hàng Pizza Hut | Xemtailieu
-
Kế Hoạch Marketing Cho Pizza Hut - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Lược Marketing Của Pizza Hut | Brade Mar