GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG CỦA PIZZA 4P'S - Cafe Cùng Hyn
Có thể bạn quan tâm
Pizza 4P’s là thương hiệu pizza được sáng lập tại Việt Nam, bởi cặp vợ chồng người Nhật Yosuke Masuko – Sanae Tagasuki. Từ một nhà hàng trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Thánh Tôn, thương hiệu này hiện đã có mặt tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng với tổng cộng 24 chi nhánh. Đây cũng là một trong những startup được đánh giá thành công trong ngành F&B đầy khắc nghiệt.
Tháng 5/2019, Pizza 4P’s hoàn tất nhận vốn đầu tư từ quỹ của Mekong Capital. Trước đó, chuỗi nhà hàng này cũng từng gọi vốn thành công từ Seedcom, Chikaranomoto (sở hữu chuỗi nhà hàng ramen Ippudo tại Nhật Bản) và Locotto. Theo dữ liệu của VIRAC, doanh thu của Pizza 4P’s trong năm 2017 đạt hơn 283 tỷ đồng, tăng 79% so với năm trước và sang năm 2018 tăng tiếp 45% lên 411 tỷ đồng. Về lợi nhuận, Pizza 4P’s lãi 33,3 tỷ đồng năm 2017, cao gấp hơn 6 lần con số 5,5 tỷ đồng năm 2016. Năm 2018, lợi nhuận tăng tiếp khoảng 65%.
Dù xuất hiện khá muộn ở Việt Nam so với các thương hiệu lớn như Pizza Hut, Domino’s Pizza, nhưng Pizza 4P’s nhanh chóng chiếm được cảm tình của người Việt. Những chiếc pizza mang thương hiệu này thậm chí trở thành món ăn không thể không thử đối với những người sành ăn. Ngay trong mùa giãn cách, các loại pizza hay mì ý đông lạnh của Pizza 4P’s cũng được “truy lùng ráo riết”. Vậy nguyên nhân nào khiến Pizza 4P’s được lòng khách hàng đến vậy? Chúng ta hãy cùng điểm qua quy trình cơ bản trong Marketing dịch vụ của Pizza 4P’s nhé.
1. Product (Sản phẩm)
Nói đến Pizza 4P’s bạn sẽ nghĩ ngay đến Mỳ Cua nổi tiếng rồi mới đến các loại pizza và salad khác. Vì sao vậy? Tại sao lại không phải là Pizza. Đối với chiến thuật ra mắt này, Pizza 4P’s đã cực kỳ khéo léo trong việc chọn key product trong lần ra quân. Bạn cứ tưởng tượng nếu Pizza 4P’s chỉ thổi phồng lên là “tôi bán pizza tươi đó, bạn đến thưởng thức đi”, vậy khác gì các thương hiệu trên thị trường cơ chứ. Vậy nên, đưa thêm món đặc trưng riêng biệt của quán tôn lên sự khác biệt hoàn toàn trên thị trường là một chiến lược thông minh. Và khi bạn đến quán pizza, tất nhiên bạn phải thử món đặc trưng của quán và kèm thêm một chiếc pizza tươi ngon đẫm nhân thì thật tuyệt vời. Nhưng hãy đảm bảo sản phẩm key product của bạn đủ phù hợp với thương hiệu và đủ khác biệt để “đánh dấu” trong tâm trí người dùng.
Vì Pizza 4P’s với tuyên ngôn là luôn sử dụng nguyên liệu tươi và đến thời điểm hiện tại, họ vẫn luôn giữ đúng lời hứa của mình. Đó là một trong những điều mà các nhãn hàng nên học tập và làm theo. Đối với ngành F&B mà nói việc giữ cho chất lượng sản phẩm ổn định là một điều bắt buộc phải làm.
2. Price (Giá)
Giá thành của Pizza 4P’s thuộc phân khúc cao cấp, điều này ai cũng biết. Nhưng 4P’s có cách làm khiến chúng ta cảm thấy giá thành đó xứng đáng, đó chính là khiến việc chúng ta trải nghiệm trở nên đắt đỏ. Vậy nghĩa là sao? Khi chúng ta đến 4P’s, nếu quán vẫn thừa bàn thì nhân viên chắc chắn vẫn mời chúng ta đợi từ 15 đến 20 phút để kiểm tra bàn cũng như thông báo là các bàn đã được đặt hết rồi. Đến khi, chúng ta được dẫn vào bàn và nghĩ rằng “ồ dù đắt vậy quán vẫn đông khách vậy chắc chắn số tiền chúng ta bỏ ra là xứng đáng”.
Một “đòn” tâm lý nhẹ nhàng cùng với một bàn đồ ăn ngon, chúng ta cảm thấy hài lòng về mức giá, dù mức giá cũng không vừa túi chúng ta lắm nhưng ta vẫn không ngần ngại giới thiệu về trải nghiệm này cho mọi người và có thể chúng ta vẫn đến trong lần tiếp theo.
Đó chính là cách mà 4P’s làm cho mức giá trở thành xứng đáng.
3. Place (Địa điểm)
Điều quan trọng không kém so với Sản phẩm thì chính là địa điểm. Đối với nhiều mô hình kinh doanh F&B thì địa điểm chính là chiến lược sống còn của doanh nghiệp, Pizza 4P’s cũng không ngoại lệ. Hầu như, các cửa hàng đầu tiên của Pizza 4P’s đều nằm ở những con đường đắt khách, mặt tiền đẹp, điều này khiến 4P’s có thể thu hút được nhiều khách hàng vãng lai. Từ đó xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng. Việc chọn địa điểm của Pizza 4P’s cũng liên quan trực tiếp đến giá thành của thương hiệu. Phân khúc cao cấp, thì chúng ta phải chọn nơi thực sự đắt đỏ để khiến khách hàng “trầm trồ” phải không nào?
4. Promotion (Xúc tiến)
Pizza 4P’s không chọn sử dụng chiến thuật giảm giá để thu hút khách hàng. Họ chỉ nhai đi nhai lại khẩu hiệu “quy trình từ nông trại đến bàn ăn, phô mai nhà làm, nông trại nuôi cua tự nhiên, rau củ hữu cơ, tốt cho sức khoẻ”. Nhưng có thật họ chỉ có xúc tiến như vậy không? Không hề nha. Đội ngũ của Pizza 4P’s sử dụng KOLs để truyền thông cho họ rất nhiều, chúng ta quá quen với việc các Influencer hay Food Reviewer quảng cáo thương hiệu rồi đúng không. Nhưng Pizza 4P’s không làm thế, họ thuê KOLs đầu tiên. Các bài đăng của KOLs công kích lớn vào sự tò mò của công chúng mục tiêu, rồi mới đến Influencer và Food Reviewer vào việc kích thích trực tiếp vào quy trình quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Điều Pizza 4P’s làm giống như 1 dòng thác đổ của truyền thông. Việc tận dụng được được dòng truyền thông này sẽ làm cho cả những người không sử dụng hay chưa sử dụng sản phẩm của Pizza 4P’s cũng nhớ đến thương hiệu và có thể sẽ trở thành khách hàng tương lai.
Nếu như 4 phần trên chúng ta đều quá quen thuộc trong các chiến lược của Marketing thì đối với riêng ngành dịch vụ chúng ta lại có thêm 3 điều cần phải lưu ý đặc biệt nữa.
Dù các bạn biết rồi thì mình cũng xin nói lại: Cảm xúc của khách hàng tác động trực tiếp đến vị giác của khách hàng khi thưởng thức đồ ăn.
Kiểm soát cảm xúc của khách hàng là điều không thể. Nhưng kiểm soát không gian tạo ra cảm xúc cho khách hàng là điều chúng ta có thể làm khi khách hàng bước vào môi trường thương hiệu, nhất là F&B. Bởi vậy chúng ta cần lưu ý 3 mục dưới dây để tránh được những sai lầm cơ bản trong ngành.
5. People (Con người)
Nhân viên là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng. Không phải đồ ăn cũng không phải là giá thành. Đối với việc đào tạo con người ở môi trường dịch vụ là điều cần chú ý hàng đầu. Đối với Pizza 4P’s, họ chau chuốt từ những chỉ tay của nhân viên, giọng nói đến phong cách phục vụ, cách giải quyết sự cố đều được đào tạo rất kỹ càng.
Bởi vậy để khiến khách hàng khó tính nhất cũng hài lòng không nằm ở khâu sản phẩm mà là nằm ở thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên. Lễ phép, nhẹ nhàng, tỉ mỉ và chuyên nghiệp là điều đáng khen của nhân viên 4P’s
6. Process (Quy trình vận hành)
Quy trình vận hành của 4P’s rất rõ ràng, từ việc khách hàng vào bàn ăn, chọn đồ ăn, chờ đồ lên. Tất cả đều được sắp xếp và đo lường bằng thời gian cụ thể. Từ khi chúng ta đi vào bàn ăn, ổn định chỗ ngồi, chúng ta sẽ có một chút thời gian để xem qua các món ăn, nếu như chọn quá lâu, nhân viên sẽ lập tức tư vấn đẩy quyết định của chúng ta đi đúng theo quy trình đã định. Thời gian lên món vừa đủ, các đồ ăn nối tiếp nhau để kịp ăn khi đồ vẫn còn ấm nóng. Tất nhiên chúng ta có thể chọn là ăn tất trong một lần nhưng điều đó khiến đồ ăn không còn ngon.
Việc tính toán thời gian quy trình vận hành một cách máy móc thực ra để tối ưu hóa việc tính tải trọng của cửa hàng nhằm phân bổ nhân viên, nguyên liệu cho phù hợp. Điều này giúp giảm chi phí của cửa hàng một cách đáng kể mà mọi người ít ngờ đến.
7. Physical evidence (Môi trường vật lý)
Điều cuối cùng nhưng mà lại là điều khá quan trọng trong việc làm thương hiệu. Môi trường bạn tạo ra cho khách hàng như thế nào, khách hàng sẽ cảm nhận về thương hiệu của bạn như vậy. Đối mới Pizza 4P’s mà nói.
Một đầu bếp nướng pizza hay chế biến các món ăn trước mặt mọi người ngay tại đảo bếp. Tất cả chỉ muốn nói rằng chúng tôi làm pizza tươi, nguyên liệu tươi ngon và chúng tôi chẳng có gì để giấu cả.
Nhà hàng Pizza 4P’s được thiết kế theo kiểu dáng đặc trưng trong phong cách đương đại. Những chi tiết trong nội thất như bàn ghế, vách ngăn,… đều đi theo lối thiết kế gọn gàng, đơn giản không quá cầu kỳ. Chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp với gam màu nâu nhẹ được sử dụng hầu hết trong các thiết kế bàn ghế, vách ngăn. Sự mộc mạc của gỗ kết hợp với gam màu nhẹ nhàng của Pizza 4P’s tạo nên một không gian ấm cúng, gần gũi với khách hàng.
Đối với việc vận hành một nhà hàng đã tốn rất nhiều công sức nhưng Pizza 4P’s có được ngày hôm nay với sự đồng bộ khá cao của các cơ sở là cả một quy trình cố gắng của toàn bộ nhân viên. Chính họ mới là người tạo nên thành công của thương hiệu.
Share this:
- More
- Tumblr
Related
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Pizza 4p
-
Chiến Lược Marketing Của Pizza 4p's: Kín Bàn Cả Tháng, Phải Từ Chối ...
-
Chiến Lược Marketing Của Pizza 4P's Theo Mô Hình Mix 7P
-
Cách Làm Marketing Của Pizza 4P's Gây Sốt Với "Pizza Bún đậu Mắm ...
-
Pizza 4P's: Đế Chế Triệu đô Và Chiến Lược Lấn Sân 'chao đảo' Thị ...
-
Pizza 4P | PDF - Scribd
-
Tham Vọng Triệu USD Của Pizza 4P's - Brands Vietnam
-
Platform Provider - IZZI ASIA
-
Muc Tieu cx - PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG...
-
Cú Sốc Với Pizza 4P's | Doanh Nghiệp
-
Nghiên Cứu Dòng Sản Phẩm Mới Nhà Hàng Pizza Hut | Xemtailieu
-
Kế Hoạch Marketing Cho Pizza Hut - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Lược Marketing Của Pizza Hut | Brade Mar