Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air - Giá Rẻ Liệu Chất Lượng Có Tốt?
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù là một hãng hàng không mới mẻ khi gia nhập thị trường này năm 2011 nhưng trong suốt 8 năm hoạt động Vietjet Air đã có nhiều kế hoạch kinh doanh táo bạo, vượt mặt ông lớn trong ngành là Vietnam Airlines vươn lên dẫn đầu thị trường nội địa. Điều này đã làm Vietjet Air như là một cái “gai” trong mắt các hãng hàng không khác. Tuy vậy sự yêu hay ghét của các đối thủ Vietjet Air lại chẳng hề quan tâm khi người tiêu dùng ngày càng biết đến họ. Đầu năm 2018, Vietjet đem đến bất ngờ lớn cho cộng đồng khi thực hiện chiến dịch Pr trong chuyến bay đón đổi tuyển bóng đá U23 Việt Nam về nước. Cũng có thể nói Vietjet Air là hãng hàng không có nhiều chiêu trò khi có những chiến lược marketing gây nhiều tranh cãi. Cũng tìm hiểu chiến lược marketing của Vietjet Air đã làm những gì khiến hãng hàng không tuổi đời non trẻ này có được chỗ đứng vững trên thị trường như ngày nay trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Sự ra đời của Vietjet Air và những con số ấn tượng
- 2 Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air
- 2.1 S – Strengths (Điểm mạnh)
- 2.2 W – Weaknesses (Điểm yếu)
- 2.3 O – Opportunities (Cơ hội)
- 2.4 T – Threats (Thách thức)
- 3 Chiến lược marketing của Vietjet Air
- 3.1 Chiến lược định vị thương hiệu của Vietjet Air
- 3.2 Chiến lược giá của Vietjet Air
- 3.3 Chiến lược phân phối của Vietjet Air – Đường bay 2018 và xa hơn
- 3.4 Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietjet Air
- 3.4.1 Hãng hàng không “sexy”
- 3.4.2 Hãng hàng không tai tiếng nhất với lùm xùm hoãn chuyến bay
Sự ra đời của Vietjet Air và những con số ấn tượng
Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet. Vietjet được thành lập với số vốn ban đầu 600 tỷ VNĐ bởi 3 cổ đông chính là HDBank, Tập đoàn T&C và Sovico Holding. Hoạt động khá muộn năm 2011, Vietjet với giấy chứng nhận An toàn khai thác (IOSA) đã là thành viên chính thức của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (viết tắt là IATA).
Sơ lược tổng quan về Vietjet Air:
– Thành lập: Tháng 11 năm 2007
– Trụ sở chính: Khu Đoàn ngoại giao Vạn Phúc, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
– Công ty mẹ: Sovico
– Công ty con: Thai VietJet Air
– Nhân vật then chốt: Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO)
– Khẩu hiệu: “Bay là thích ngay!” (tiếng Việt) – “Enjoy Flying!” (tiếng Anh)
– Trang web: http://www.vietjetair.com/
Vietjet có tốc độ tăng trưởng khá nhanh khi bắt đầu gia nhập với đội bay 12 phi cơ và 22 tuyến đường bay nội địa, quốc tế.
Hết tháng 6/2017, Vietjet đã có 73 đường bay trong nước và quốc tế được khai thác, đạt 110,6% kế hoạch năm với mức tăng trưởng 37,7% so với cùng kỳ năm 2016. Vietjet có 49.151 chuyến bay được thực hiện với độ tin cậy kỹ thuật 99,55% và tỷ lệ đúng giờ đạt 85,7%.
Giới thiệu về hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air (Ảnh: Internet)
Vào quý 3/2017, Vietjet có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc khi mở rộng thêm các đường bay mới và khai thác triệt để các đường bay có sẵn. Vietjet nắm giữ doanh thu 6.142 tỷ đồng mức tăng tưởng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của hãng hàng không này lên tới 1.054 tỷ đồng tăng 35,1% so với cùng kỳ và mức lũy kế 9 tháng đạt 2.982 tỷ đồng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vietnam Airlines
Phân tích mô hình SWOT của Vietjet Air
S – Strengths (Điểm mạnh)
- Vietjet là hãng hàng không có tài chính tốt, chính vì thế họ hoàn toàn có thể tự tin và lực để chịu rủi ro tài chính hoặc pháp luật nếu có.
- Vietjet sở hữu nhiều đội bay mới và có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
- Vietjet sở hữu nhiều tàu bay mới với thời gian khai thác vô cùng lớn.
- Hơn nữa, Vietjet Air còn có được đội ngũ tiếp viên và phi hành đoàn trẻ trung, chuyên nghiệp và vô cùng nhiệt tình, năng động.
W – Weaknesses (Điểm yếu)
- Vì là một hãng mới nên Vietjet chưa có nhiều kinh nghiệm về ngành hàng không.
- Chưa có được đội ngũ lãnh đạo cao cấp với nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành.
- Chưa có được sự phong phú, đa dạng so với chiến lược marketing của các hãng hàng không khác.
- Vì có giá rẻ nên các chuyến bay thường xuyên bị quá tải, delay.
O – Opportunities (Cơ hội)
- Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển nên nhu cầu đi lại bằng máy bay tăng cao nên Vietjet hoàn toàn có cơ hội phát triển.
- Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp trong ngành hàng không nhằm kích cầu du lịch
- Vietjet sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, có tính ứng dụng cao trong ngành dịch vụ khách hàng.
- Vietjet sở hữu nhiều tàu bay có chất lượng cao, đời mới giúp tiết kiệm nhiên liệu, từ đó tiết kiệm chi phí.
T – Threats (Thách thức)
- Việt Nam có nhiều hãng hàng không khác nên sự cạnh tranh trong ngành là vô cùng lớn.
- Giá thành nhiên liệu không ngừng tăng cao.
- Vì nhu cầu đi lại của khách hàng hiện nay càng tăng cao nên hành vi khách hàng theo đó cũng thay đổi thất thường.
- Điều kiện khí hậu thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng các chuyến bay của mọi hãng hàng không.
- Vietjet có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Air Asia,…
Phân tích mô hình swot của Vietjet Air giúp chúng ta hiểu thêm về khó khăn và thách thức của hãng (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: SWOT là gì? Lợi ích khi phân tích SWOT
Chiến lược marketing của Vietjet Air
Chiến lược sản phẩm của Vietjet Air giá rẻ được Vietjet xây dựng từ đầu tư, nhận diện thương hiệu cho đến các chiến lược marketing, quảng bá,… dựa trên mô hình của hai hãng hàng không Virgin Atlantic và Air Asia. Từ khi hoạt động, Vietjet Air đã nhiều lần lấn lướt cả đối thủ nhiều kinh nghiệm như Vietnam Airlines để có thành công đáng kể trên thị trường nội địa. Cùng tìm hiểu chiến lược marketing của Vietjet Air có gì đặc biệt nhé.
Chiến lược định vị thương hiệu của Vietjet Air
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Vietjet Air đã định vị mình là “hãng hàng không giá rẻ”, vì vậy mà phân khúc khách hàng hãng tập trung nhắm đến là những khách hàng trẻ, năng động, thích đi du lịch, những đối tượng có thu nhập tầm trung và mới đi máy bay lần đầu. Khác với Vietnam Airlines là hãng máy bay lớn phục vụ chủ yếu đối tượng khách hàng có thu nhập cao, Vietjet Air ra đời giúp cho việc di chuyển bằng máy bay không còn quá khó khăn với nhiều người.
Nhóm đối tượng mục tiêu của Vietjet Air đều sử dụng thành thạo công nghệ, smartphone và Internet như: mạng xã hội, email, các hình thức thanh toán trực tuyến master card, visa,… Không những thế, Vietjet Air đã tạo ra trào lưu “xách vali lên và đi” cho giới trẻ yêu thích du lịch, thích khám phá, sáng tạo, thích kết nối,… di chuyển thường xuyên với chi phí phù hợp. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu đã giúp Vietjet Air trở nên gần gũi hơn với khách hàng và chiếm được thị phần không nhỏ trong nước.
Slogan “Bay là thích ngay” Vietjet muốn đem đến sự trải nghiệm trên các chuyến bay giá “vừa túi tiền”, các chuyến bay 0 đồng với đội ngũ tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, năng động và sự vui vẻ cho các hành khách.
Có thể nói, chiến lược marketing của Vietjet Air đã rất thành công trong việc định vị thương hiệu hàng không giá rẻ của mình với nhóm khách hàng mục tiêu. Vietjet Air đã trở thành hãng hàng không mà người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên xem xét đầu tiên khi lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển.
Slogan “Bay là thích ngay” của Vietjet mang nhiều ý nghĩa và nó nằm trong chiến lược định vị thương hiệu của Vietjet Air (Ảnh: Internet)
Chiến lược giá của Vietjet Air
Dựa vào việc tìm hiểu mức thu nhập trung bình của người Việt, Vietjet Air tung ra mức giá vé thấp cho chiến lược giá của mình để thu hút khách hàng. Để có được mức giá tối ưu nhất cho khách hàng, Vietjet phải tối ưu hóa được chi phí của mình. Để làm được điều này thì chiến lược giá rẻ của Vietjet Air chỉ khai thác duy nhất dòng tàu bay thân hẹp A320 và A321. Loại máy bay này là loại tiên tiến nhất, có tuổi đời trẻ (3,3 tuổi) giúp Vietjet tiết kiệm được tối đa ngân sách cho xăng (15%). Dòng máy bay này chuyên phục vụ tuyến bay ngắn (5-6 giờ bay) giúp hãng có thể đi về trong ngày, giải tỏa cho đội ngũ bay vì có sức quay vòng được nhiều chuyến, giảm thiểu chi phí vận hành và chi phí ăn ở cho đội bay.
Trong chiến lược chi phí thấp của Vietjet Air, hãng đã cho cắt giảm các chi phí đi kèm tiền vé như suất ăn trên máy bay, chi phí hành lý. Các dịch vụ này Vietjet Air tách riêng để phục vụ cho những hành khách thực sự có nhu cầu. Trong dịch vụ ăn uống của mình Vietjet cho làm menu món ăn đa dạng với 9 món nóng phù hợp với nhiều đối tượng lựa chọn sử dụng.
Chiến lược định giá thấp của Vietjet Air giúp người dân Việt Nam dễ dàng di chuyển bằng máy bay hơn (Ảnh: Internet)
Chiến lược phân phối của Vietjet Air – Đường bay 2018 và xa hơn
Trong kế hoạch mở rộng đường bay của mình, Vietjet ưu tiên mở những đường bay quốc tế. Đến tháng 9/2017, Vietjet đã có 12 tuyến bay quốc tế và chỉ mở thêm 2 tuyến bay trong nước. Hiện tại, trong tổng số 76 đường bay Vietjet có tới 38 đường bay quốc tế chiếm chiếm 50% tổng đường bay với tổng số giờ bay nhiều hơn nội địa.
Nắm trong tay lợi thế cạnh tranh này, Vietjet đã cho nghiên cứu khả năng sử dụng những dòng máy bay cho những chặng dài hơn tập trung phát triển ở thị trường Đông Nam Á.
Liên kết với các đơn vị bán lẻ như Walmart chiến dịch marketing của Vietjet Air đã giúp hãng kinh doanh phụ trợ đa dạng các mặt hàng. Trong các chặng bay quốc tế dài trên 12 giờ bay, Vietjet ký kết với hãng Japan Airlines và đang thảo luận liên kết với các hãng hàng không của Mỹ, Hàn Quốc. Vietjet dự tính, năm 2019 sẽ cho mở đường bay sang Mỹ. Vietjet sẽ gia nhập phân khúc khách hàng cao hơn, tuy nhiên Vietjet phải tìm lối đi khác biệt hơn về dịch vụ của mình để có thể bù đắp những khoản chi phí đắt đỏ như cung cấp các dịch phụ di chuyển tới sân bay tại California, San Jose, Orange County những nơi có lượng lớn người Việt Nam sinh sống.
Vietjet đang mở rộng đường bay một cách mạnh mẽ với mong muốn có mặt ở khắp nơi trên thế giới (Ảnh: Internet)
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietjet Air
Vietjet Air có thể nói đã rất thành công khi xây dựng thương hiệu hàng không “giá rẻ”. Khác với những hãng khác có một định vị vị thương hiệu nhất định, chiến lược marketing của Vietjet Air lại được nhiều người biết đến với hình ảnh hãng hàng không sexy nhất Việt Nam hay hãng hàng không tai tiếng nhất.
Hãng hàng không “sexy”
Gắn liền với hình ảnh hãng hàng không sexy Vietjet Air đã có nhiều chiêu thức PR rất ấn tượng. Năm 2013, Vietjet Air gây tranh cãi khi mời Ngọc Trinh và dàn người mẫu mặc bikini nóng bỏng màu đỏ vàng chủ đạo của hãng tạo dáng trên máy bay. Tuy hứng chịu nhiều gạch đá nhưng điều này khiến thương hiệu Vietjet Air nổi như cồn với nhiều lời bàn tán của báo chí, truyền thông và cộng đồng. CAPA tính toán, độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam lên đến 98%.
Hầu hết người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen mua vé qua các đại lý thay vì đặt trực tiếp trên internet. Vietjet đã khơi gợi lên “giấc mơi bay cho mọi người dân Việt Nam” khi đánh vào tầng lớp trung lưu của thị trường Việt.
Với sức mạnh thương hiệu, Vietjet đã có động thái mới khi chấm dứt việc trích tiền hoa hồng cho các đại lý vào năm 2015 thay vào đó hãng sẽ trả một khoản phí 0,03% giá vé cho các đại lý. Chi phí này thực chất là các chi phí thanh toán thẻ, internet Banking. Điều này đã giúp Vietjet giảm được giá vé đến mức thấp nhất có thể cho chiến lược giá của mình.
Tiếp tục với hình ảnh hãng hàng không sexy, năm 2018 Vietjet Air vẫn sử dụng hình ảnh những người mẫu bikini. Đặc biệt nhất Vietjet sử dụng hình ảnh siêu mẫu Celine Farach 20 tuổi với sanh xưng “cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội”, siêu mẫu Minh Tú – Á quân Asia Next top model 2016trong bộ lịch của hãng. Sau sự việc này, Vietjet Air đã nổi nay lại càng nổi.
Trong chiến lược marketing của Vietjet Air, một chiêu trò PR đầu năm 2018 “quá lố” khi là hãng hàng không thực hiện chuyến bay chở đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam về nước. Khi ấy, đội bóng đá quốc gia nhận được sự quan tâm cực kỳ lớn của người hâm mộ và cả cộng đồng. Việc sử dụng hình ảnh những người mẫu ăn mặc phảm cảm xuất hiện trên chuyến bay đón những tuyển thủ khiến nhiều người cho rằng đây là hình thức PR rẻ tiền và phù hợp với sự kiện long trọng này. Mặc dù nhận được không ít lời khen cho rằng Vietjet đã tận dụng tốt thời cơ để PR nhưng Vietjet cũng nhận được khá nhiều chỉ trích và lên án mạnh mẽ của cộng đồng mạng.
Khi tinh thần dân tộc tăng cao nhờ đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, Vietjet hứa sẽ sơn hình cả đội tuyển nếu U23 vô địch, đây là chiêu trò khôn ngoan trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Vietjet Air (Ảnh: Internet)
Hãng hàng không tai tiếng nhất với lùm xùm hoãn chuyến bay
Tết năm 2018, Vietjet Air gây tai tiếng khi cư dân mạng phát tán clip ghi lại hình ảnh khách hàng đang cãi nhau với nhân viên Vietjet vì thay đổi giờ bay. Vào thời điểm giáp Tết khi nhiều người muốn về nhà đoàn viên thì việc hoãn chuyến đã gây sự khó chịu cho không chỉ khách hàng chờ đợi mà còn nhiều người xem.
Vietjet cũng lập kỷ lục bay trễ gần 24h đồng hồ. Việc máy bay cất cánh trễ khiến hành khách phải ngồi chờ lâu tại các sân bay là hình ảnh đã quá quen thuộc. Nhưng với chiến lược giá rẻ, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có sự ưu tiên chọn Vietjet Air để tiết kiệm được chi phí đi lại.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Vietravel – Hãng lữ hành hành đầu Châu Á
Kết luận
Chiến lược marketing của Vietjet Air đã rất thành công khi phủ sóng được thương hiệu của mình nhưng không thực sự không ngoan với tất cả các doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu nhờ tai tiếng mà chỉ Vietjet Air làm được trong những năm qua cũng cho thấy tầm nhìn và chiến lược khôn khéo của doanh nghiệp này. Nhờ chiến lược giá rẻ của Vietjet Air ước mơ “bay cao bay xa” của người Việt đã không còn khó khăn. Tuy nhiên, dịch vụ bay chuyên nghiệp hơn, hình ảnh văn minh hơn là những gì mà Vietjet Air cần làm trong thời gian tới để Vietjet không rơi vào làn sóng tẩy chay. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn có thể lựa chọn những chiến lược marketing tốt nhất, phù hợp nhất cho hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp mình.
Jasmine Vu – duavang.net
Rate this post Tags: Chiến lược thương hiệu Previous Post831 là gì? Hướng dẫn cách tỏ tình bằng dãy số 831 qua tin nhắn
Next PostRich Kid là gì? Nguồn gốc trào lưu và top Rich Kid Việt Nam thời 4.0
Bài Viết Liên Quan
Tài Chính - MarketingNgành xây dựng là gì? Thách thức và cơ hội phát triển trong chuyển đổi số
27 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtĐiện lạnh là gì? Tương lai và xu hướng phát triển ngành sau đại dịch
22 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtProptech là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành bất động sản
19 Tháng sáu, 2023 Công Nghệ - Thủ ThuậtHạ tầng số là gì? Xu hướng phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số
17 Tháng sáu, 2023 Tài Chính - MarketingNhững tiêu chí đánh giá website thương mại điện tử không thể bỏ qua
16 Tháng sáu, 2023 Tài Chính - MarketingThị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp
15 Tháng sáu, 2023Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Nếu bạn thấy tài liệu này có ích và muốn tặng cho chúng mình 1 ly cafe, hãy quét QR code dưới đây nhé. Đây là sự động viên khích lệ rất lớn với chúng tớ và là nguồn lực không nhỏ để duy trì website.
Bài Viết Mới Nhất
Học từ xa #37: Học phần Tiếng Anh chuyên ngành QTKD 1 – BA18.060
27 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #36: Học phần Kế toán quản trị – EG33.099
18 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #35: Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh – EG46.078
26 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #34: Học phần Tài chính quốc tế – BF34.038
18 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #33: Học phần Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 4 – HM13.011
23 Tháng mười, 2024Bài Viết Đang Hot
Học từ xa #13: Học phần Lý thuyết xác suất & thống kê toán – EG11.123
26 Tháng tám, 2024Học từ xa #14: Học phần Marketing căn bản – EG18.084
26 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #26: Học phần Tin học ứng dụng trong quản trị – BA15
17 Tháng mười hai, 2024Học từ xa #25: Học phần Thương mại điện tử căn bản – EG31
17 Tháng mười hai, 2024Giới thiệu
https://duavang.net/ là chuyên trang tin tức tổng hợp dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi cập nhật tin tức, xu hướng, chia sẻ kiến thức tổng hợp như: Sức khỏe, làm đẹp, tình yêu, kiến thức, mẹo vặt, review,… Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích tới tất cả mọi người.
Liên hệ
– Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh xuân, TP. Hà Nội
– Hotline: 083 727 1993
– Email: lienhe.duavang@gmail.com
Chính sách và điều khoản
- Giới thiệu
- Thông tin liên hệ
- Chính sách bảo mật
- Điều khoản sử dụng
- Sitemap
© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved
No Result View All Result- Trang Chủ
- Tài Chính – Marketing
- Công Nghệ – Thủ Thuật
- Làm Mẹ
- Ẩm Thực
- Sức khỏe – Làm Đẹp
- Sống khỏe mỗi ngày
- Đẹp hơn mỗi ngày
- Nail đẹp
- Da xinh
- Dáng đẹp
- Là Gì
- Hình Ảnh Đẹp
- Học từ xa
© Copyright Ⓒ 2020 by duavang, All rights reserved
x xTừ khóa » Chiến Lược Của Vietjet Air
-
Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air Và Những Con Số ấn Tượng
-
Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air Có Gì Hấp Dẫn?
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air Năm 2022
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air Mới Nhất - MISA AMIS
-
Đạt Kết Quả Vững Chắc Năm 2020, Vietjet Tự Tin Với Chiến Lược Kinh ...
-
Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air - Marketing24h
-
Tìm Hiểu Về Chiến Lược Marketing Của Vietjet Air
-
Chiến Lược Marketing Của VietJet Air
-
Hoạch định Chiến Lược Hãng Hàng Không Vietjet Air - Tài Liệu Text
-
Lợi Thế Cạnh Tranh Của Vietjet Air - Quản Trị Chiến Lược - StuDocu
-
Chiến Lược Của VietJet Air - News Detail
-
Vietjet Air Kinh Doanh Có Lãi Bất Chấp Dịch Bệnh COVID-19
-
Tổng Hợp Chiến Lược Kinh Doanh Của Vietjet Air Mới Nhất 2020
-
VietJet Air Marketing Plan - SlideShare