Chiến Lược Marketing Của VPBank | Brade Mar
Có thể bạn quan tâm
Phân tích Chiến lược Marketing của VPBank, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của VPBank liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
- 1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của VPBank
- 2. Chiến lược sản phẩm của VPBank
- 3. Chiến lược giá của VPBank
- 4. Chiến lược phân phối của VPBank
- 5. Chiến lược chiêu thị của VPBank
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh/ phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Hết năm 2020, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 39.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của VPBank năm 2020 đạt mức 13.019 tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch và tăng 26,1% so với năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng tại Việt Nam.
VPBank được đánh giá là một ngân hàng năng động, uy tín và có năng lực tài chính ổn định. Nhờ Chiến lược Marketing của VPBank hiệu quả, thương hiệu VPBank được tổ chức định giá thương hiệu quốc tế Brand Finance đánh giá nằm trong “Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu”. Cụ thể, giá trị thương hiệu của VPBank trong bảng xếp hạng 2020 đạt mức 502 triệu USD, tăng 41% so với năm 2019.
Năm 2021, VPBank được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng “Quản trị rủi ro ngân hàng tốt nhất” (The Achievement in Enterprise Risk Management). Đây là lần thứ hai VPBank đạt giải thưởng cấp châu lục về quản trị rủi ro. Trước đó, năm 2020, VPBank cũng được tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao giải thưởng quốc tế “Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” (The Achievement in Liquidity Risk Management).
VPBank là một trong những ngân hàng nhận được nhiều ghi nhận trong việc ứng dụng kỹ thuật số tiên tiến vào hệ thống vận hành, góp phần gia tăng trải nghiệm người dùng. Ngân hàng này đã có 3 năm liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu” do IDG Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức vào năm 2018, 2019 và 2020.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về ngân hàng VPBank
2. Chiến lược sản phẩm của VPBank
Theo tạp chí Forbes, VPBank nằm trong nhóm các ngân hàng tư nhân ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Giống ACB, Sacombank, VPBank cũng trải qua nhiều thăng trầm. Giai đoạn 2008-2009, nhà băng này chìm trong khủng hoảng do tranh chấp quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn. Bước ngoặt với VPBank diễn ra vào năm 2010 khi nhóm cổ đông mới, dẫn đầu bởi ông Ngô Chí Dũng, cổ đông sáng lập ngân hàng VIB, cựu phó chủ tịch ngân hàng Techcombank trở thành Chủ tịch HĐQT.
Ngay sau đó, VPBank có những thay đổi mạnh mẽ như đổi tên gọi, thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, chiến lược kinh doanh rõ ràng với định hướng ngân hàng bán lẻ mới, xây dựng bộ máy nhân sự đầy kinh nghiệm trong ngành.
Những thay đổi lớn về cấu trúc thượng tầng lãnh đạo giúp VPBank định hình rõ ràng về chiến lược kinh doanh khi đẩy mạnh 2 nhánh: Ngân hàng bán lẻ và Tài chính tiêu dùng.
Việt Nam những năm 2010, ngành ngân hàng truyền thống không mấy chú trọng đến các khoản vay dưới 100 triệu đồng và thị trường tín dụng đen được hưởng lợi. VPBank nhận thấy cơ hội ở thị trường này. Ban đầu, FE Credit được xây dựng như một khối của ngân hàng. Năm 2014, công ty mua lại công ty cổ phần Tài chính Than Khoáng sản và tách bạch FE Credit thành công ty riêng năm 2015. Sau đó FE Credit bắt đầu phối hợp với công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey để phác thảo chiến lược và lộ trình hoạt động cho giai đoạn 2016-2020.
Năm 2020, FE Credit đem về gần 50% tổng thu nhập kinh doanh, 28,5% lợi nhuận trước thuế cho VPBank. Hiện FE Credit sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với hơn 9.500 đối tác chiến lược tại gần 22.000 điểm giới thiệu dịch vụ. Mạng lưới phân phối này đã và đang mang lại con số kinh doanh ấn tượng với gần 250.000 khoản vay mới mỗi tháng. Sau hơn 10 năm, công ty này đã phục vụ hơn 14 triệu khách hàng với đội ngũ nhân viên với gần 17.000 người.
Nếu ví FE Credit là cánh tay trái thì chiến lược ngân hàng bán lẻ trongcủa VPBank là cánh tay phải. Trong báo cáo thường niên năm 2011, ông Ngô Chí Dũng đã đưa ra mục tiêu đưa VPBank trở một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam và một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.
Dưới sự tư vấn của McKinsey, VPBank triển khai 6 sáng kiến chiến lược để chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại. Theo đó hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch của VPBank chỉ hướng “tập trung” vào phục vụ cho khối khách hàng cá nhân. Trung tâm tín dụng SMEs xây dựng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ. Các khoản vay lớn, khách hàng lớn và siêu lớn “tập trung” đưa về hội sở.
Những thay đổi này mang lại kết quả kinh doanh tích cực. Năm 2015, số lượng khách hàng hoạt động của Ngân hàng đạt hơn 2 triệu khách hàng, tăng trưởng 60% so với năm 2014. Thu nhập lãi thuần tăng 96% so với năm 2014. Đây cũng là năm dư nợ cuối kỳ cho vay khách hàng cá nhân của VPBank tăng 81%. Đến năm 2020, thu nhập lãi thuần của VPBank 30 lần , lợi nhuận trước thuế tăng 19,6 lần so với năm 2010.
3. Chiến lược giá của VPBank
Giống như các loại phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, phí duy trì tài khoản VPBank được ngân hàng VPBank thu để “duy trì” tài khoản của khách hàng trên hệ thống. Đây là một loại phí duy trì bắt buộc mà người sở hữu tài khoản cần phả chi trả nếu muốn tiếp tục sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng VPBank.
Hiện nay, VPBank đang phát hành 2 loại tài khoản chính cho khách hàng, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tín dụng. Mỗi loại tài khoản lại được ngân hàng VPBank tính phí duy trì, phí thường niên hàng tháng, hàng năm để quản lý và duy trì hoạt động.
Phí quản lý tài khoản VPBank là khoản phí thường được áp dụng cho các loại thẻ thanh toán của ngân hàng VPBank nhằm duy trì hoạt động trên tài khoản thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế của ngân hàng VPBank. Với phí duy trì tài khoản của VPBank, bạn có thể né được bằng cách duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản hàng tháng.
Phí thường niên VPBank là loại phí thường được áp dụng cho thẻ tín dụng, thẻ thanh toán của ngân hàng VPBank. Phí thường niên VPBank được tính hàng năm và trừ trực tiếp vào tài khoản của bạn để để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có trên thẻ. (Nếu muốn kiểm tra, theo dõi số dư trên tài khoản thẻ VPBank nhưng chưa biết cách, bạn có thể tìm được câu trả lời trong bài viết hướng dẫn kiểm tra số dư tài khoản VPBank của chúng tôi)
Phí thường niên ngân hàng VPBank sẽ được tính theo các mức phí khác nhau cho từng loại thẻ, thấp nhất 150.000 VNĐ/năm và cao nhất 1.500.000 VND/năm.
4. Chiến lược phân phối của VPBank
Sau 28 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh / phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Sau tuyên bố tái định vị thương hiệu, VPBank đã có những hành động cụ thể để hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” của ngân hàng. Đại diện của VPBank cho biết, ngân hàng đã nghiên cứu và lựa chọn ra 4 giá trị thịnh vượng: Tài chính – Cộng đồng – Thể chất – Tinh thần, dựa trên những tiêu chí đánh giá thịnh vượng mới chuẩn quốc tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế, môi trường, giáo dục, sức khỏe, hạnh phúc cá nhân và chất lượng cuộc sống. Những giá trị này đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho giai đoạn phát triển sắp tới của ngân hàng.
Theo đó, VPBank đặt mục tiêu “Thịnh vượng tài chính” là trọng tâm tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, ngân hàng sẽ cung cấp các giải pháp tài chính, xu hướng tiêu dùng tài chính, các gói hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả đến khách hàng. Qua đó, ngân hàng cũng hướng đến việc tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận và giá trị cho mỗi đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra.
Để hỗ trợ mục tiêu trên, VPBank liên tiếp đưa ra các giải pháp trên nền tảng số như ngân hàng số VPBank NEO, ứng dụng Jarvis giúp phê duyệt nhanh cho khách đăng ký thẻ tín dụng, hệ thống kỹ thuật số RACE phê duyệt khoản vay mua ô tô trong vòng 5 phút…
5. Chiến lược chiêu thị của VPBank
Năm 2010, VPBank đã ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh Hoa Thịnh Vượng thể hiện chiến lược kinh doanh hướng mới và bắt đầu hành trình 10 năm đổi mới.
Từ cái tên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, VPBank đã thay đổi lời hứa thương hiệu trở thành “Vì một Việt Nam Thịnh Vượng” hướng tới sứ mệnh cao cả hơn, gắn với tầm vóc quốc gia. Thịnh Vượng với VPBank sẽ được thể hiện qua 4 khía cạnh: Tài chính, tinh thần, cộng đồng, thể chất.
Biểu tượng bông hoa “Thịnh vượng” và cụm logo được tinh chỉnh theo tỷ lệ vàng với sự kết hợp của 2 hình khối vuông và tròn – biểu trưng cho sự kết hợp con người và công nghệ.
Màu đỏ bông hoa thịnh vượng được giữ nguyên vì đây là hình ảnh đặc trưng của thương hiệu, là hình ảnh mang tính biểu tượng của VPBank và lan tỏa màu sắc khát vọng dân tộc. VPBank vẫn giữ sử dụng màu xanh lá truyền thống nhưng đã được làm tươi mới và kết hợp thêm màu xanh da trời gradient mới biểu tượng của nhịp sống hiện đại và công nghệ.
VPBank tham gia vào nhiều dự án, chương trình, chiến dịch vì cộng đồng, hướng tới việc hiện thực hóa các giá trị thịnh vượng.
Tháng 04/2022, VPBank khởi động chiến dịch “Light Up Viet Nam” ghi dấu định vị thương hiệu và việc hiện thực hiện hóa sứ mệnh mới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”. Một trong những hoạt động của chiến dịch là chương trình “Cặp lá yêu thương” do ngân hàng này kết hợp cùng VTV thực hiện.
Theo đó, VPBank đã trao tặng 15 cuốn sổ tiết kiệm với tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mồ côi do dịch Covid-19. Qua đó, ngân hàng mong muốn hỗ trợ các em trong con đường học tập cũng như cuộc sống.
Trước đó, nhà băng này cũng đã có nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ cộng đồng. Cụ thể, từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam đến nay VPBank và các công ty thành viên đã dành hơn 600 tỷ đồng đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 cũng như triển khai nhiều hoạt động, chương trình an sinh xã hội.
VPBank và FE Credit đã ủng hộ 60 tỷ đồng cho Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19; ủng hộ gần 40 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch bệnh và hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng như khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh miền Trung. Ngân hàng này còn tặng 1.000 suất quà cho các chiến sỹ biên phòng Cao Bằng tại biên giới và 02 xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa…
VPBank cũng tích cực phối hợp với các tổ chức như Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM thực hiện các chương trình khám bệnh miễn phí cho công nhân. Bên cạnh đó là việc ra mắt phòng khám container lưu động và triển khai chương trình “Khỏe x3 vượt qua Covid“, gây quỹ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Khi Covid-19 bùng phát ở miền Nam, VPBank đã chi hàng trăm tỷ đồng mua 1.715 máy thở đa năng cao cấp xâm nhập và máy thở oxy dòng cao cùng nhiều trang thiết bị, vật tư khác gửi vào TP HCM và các tỉnh lân cận.
Với khách hàng cá nhân, VPBank triển khai loạt ưu đãi ngân hàng số như miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đối với tất cả giao dịch, tặng lãi suất từ 0,2% một năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến ở hầu hết các kỳ hạn và giảm 10 – 25% giá trị mua sắm trên nhiều trang thương mại điện tử.
Tháng 4/2020, VPBank ra mắt “Học viện tiểu thương“. Chương trình giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh online để phù hợp với yêu cầu của Chính phủ về giãn cách xã hội, duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch. Thông qua các hoạt động như tổ chức các khóa học online bằng hình thức livestream Facebook; cung cấp những gói ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt từ các đối tác lớn như Be Group, Tiki, Shopee, Sendo…
VPBank cũng mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến chia sẻ kiến thức, đồng thời cử những cán bộ kinh doanh xuống tận địa bàn để hướng dẫn bà con tiểu thương… “Học viện tiểu thương” VPBank đã hỗ trợ thành công hơn 3.000 bà con tiểu thương, giúp 300 tiểu thương lập các gian hàng trên những sàn thương mại điện tử và duy trì cộng đồng tiểu thương online lên tới 12.500 người.
Sự thành công của dự án đã mang đến cho VPBank giải thưởng Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam năm 2020 do tạp chí Asiamoney trao tặng.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Sacombank
Brade Mar (Tổng hợp)
5/5 - (5 bình chọn) Xem thêm bài viết nổi bật :- Top sản phẩm không thể bỏ lỡ trong dịp Black Friday
- Phân tích mô hình SWOT của Innisfree
- Essity
- Các đối thủ cạnh tranh của New Balance
- Sales Promotion là gì? 10 hình thức Sales Promotion phổ biến
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Vpbank
-
Chiến Lược Marketing Của VPBank: Sự Thịnh Vượng Lên Như "diều ...
-
[PDF] Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng ...
-
Emotional Marketing - Chìa Khóa Chinh Phục Người Dùng Của VPBank
-
Chiến Lược Phát Triển Và Giá Trị Cốt Lõi Của VPBank
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Của Vpbank
-
[PDF] Giải Pháp Marketing Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng ...
-
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Phân Khúc Khách Hàng SME Tại ...
-
[PDF] TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong Những Năm Gần đây, Hệ Thống Ngân ...
-
Chiến Lược Marketing Của Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank
-
HOẠT ĐỘNG Xúc TIẾN Của VP BANK - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đặc điểm Kháchhàng Mục Tiêu Và Các Giải Pháp Marketing - 123doc
-
Phân Tích Chính Sách Giá Bán Lẻ Của VPBank - StuDocu
-
Chiến Lược Giúp VPBank Hiện Thực Hóa Các Giá Trị Thịnh Vượng
-
Bí Mật Hậu Trường Các Chiến Dịch 'tạo Sóng' Của VPBank Mùa Covid-19