Chiến Lược Marketing Của Zara - Chiến Lược Tạo Nên Sự Khác Biệt

Có thể thấy, trong bất cứ ngành nào thì để có được chiến lược marketing phù hợp là một điều không hề đơn giản. Đặc biệt, trong ngành thời trang thì các thương hiệu cần phải có một chiến lược marketing hợp lý để có thể đạt được thành tựu trong quá trình kinh doanh. Zara là một thương hiệu được xem là thương hiệu đã xây dựng được một đế chế thời trang vì nó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Cùng duavang.net tìm hiểu chiến lược marketing của Zara xem họ đã triển khai như thế nào để có được sự thành công như ngày hôm nay nhé.

Mục Lục

  • 1 Giới thiệu tổng quan về Zara
  • 2 Chiến lược marketing của Zara – Chiến lược tạo nên sự thành công ngoài mong đợi
    • 2.1 Chiến lược sản phẩm của Zara
    • 2.2 Chiến lược giá của Zara
    • 2.3 Chiến lược định vị thương hiệu của Zara
    • 2.4 Chiến lược quảng cáo của Zara
    • 2.5 Chiến lược phân phối của Zara
    • 2.6 Chiến lược tạo sự khan hiếm được Zara tận dụng triệt để

Giới thiệu tổng quan về Zara

Zara là tên một thương hiệu thời trang và phụ kiện thời trang của Tây Ban Nha được thành lập năm 1975 có trụ sở tại Arteixo, Galicia. Zara cũng là thương hiệu chính của tập đoàn Inditex. Tập đoàn Inditex được xem là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới với các thương hiệu nổi tiếng khác như: Bershka, Pull and Bear, Massimo Dutti,…

Năm 1975, nhà sáng lập Amancio Ortega đã mở cửa hàng đầu tiên với tên là Zorba, đây là tên được ông dựa theo bộ phim Zorba của người Hy Lạp. Sau đó khi ông phát hiện ra cửa hàng trùng tên với một quán bar gần đó thì cái tên Zara đã ra đời. Khi mới kinh doanh, Zara bán những sản phẩm giá rẻ để thu lại lợi nhuận, sau này các cửa hàng của Zara mọc lên như nấm sau mưa ở Tây Ban Nha.

Sơ lược tổng quan về Zara:

– Thành lập: năm 1974

– Ngành nghề: Kinh doanh thời trang, bán lẻ

– Nhà sáng lập: Amancio Ortega, Rosalía Mera

– Trụ sở chính: Arteixo, Tây Ban Nha

– Sản phẩm: Quần áo, thời trang, phụ kiện,…

– Công ty mẹ: Inditex

– Trang web: https://www.zara.com/

Tổng quan về Zara

Giới thiệu tổng quan về Zara (Ảnh: Internet)

Chiến lược marketing của Zara – Chiến lược tạo nên sự thành công ngoài mong đợi

Để có thể xây dựng “đế chế” và thao túng cách ăn mặc của mọi người thì chiến lược marketing quốc tế của Zara đã được thực hiện vô cùng bài bản. Cùng tìm hiểu chi tiết các bước Zara đã thực hiện nhé.

Chiến lược sản phẩm của Zara

Ngay từ khi thành lập thương hiệu thì mục tiêu của Zara là bắt kịp xu hướng thời trang của thế giới. Hơn nữa, họ còn muốn tạo ra thật nhiều giá trị bằng cách bán những sản phẩm chất lượng cao với giá thấp nhất. Sau khi đã xác định giá trị cốt lõi của mình và xác định rõ xu hướng thời trang thì Zara đã thực hiện tốt mục tiêu bàn đầu này. Ngoài ra, các sản phẩm của Zara đều có sự khác biệt nhất định ở các thị trường khác nhau vì Zara đã nghiên cứu kỹ các thị trường trường trước khi gia nhập thị trường đó. Điều này giúp các sản phẩm của Zara sẽ phù hợp với phong cách và văn hóa của từng thị trường.

Chiến lược sản phẩm của Zara

Chiến lược sản phẩm khôn khéo của Zara đã giúp Zara có được thành công (Ảnh: Internet)

Chiến lược giá của Zara

Chiến lược định giá của Zara được dựa trên đối tượng mua sắm ở phân khúc trung bình. Thông thường, các sản phẩm của Zara là những sản phẩm dành cho người tiêu dùng muốn sở hữu những bộ đồ hợp thời trang với mức chi phí thấp nhất. Chiến lược này của Zara đã giúp rất nhiều phân khúc khách hàng có thể giải quyết vấn đề của mình. Hơn nữa nó còn giúp Zara tạo nên hình ảnh thương hiệu tốt hơn trong mắt người tiêu dùng, từ đó thị phần của Zara ngày một tăng mạnh. Tuy nhiên, giá của Zara dù ở mức trung bình hay cao thì họ vẫn định giá sản phẩm của mình là sản phẩm cao cấp.

Chiến lược định vị thương hiệu của Zara

Vì đồ của Zara đều là đồ hợp thời trang nên đối tượng khách hàng của Zara chủ yếu là giới trẻ muốn sở hữu sản phẩm tốt với chi phí vừa phải. Chính vì vậy, chiến lược marketing của Zara đã dựa vào điểm này để sản xuất ra những sản phẩm có giá thành thấp nhưng rất thời trang. Dù sản phẩm có giá vừa phải nhưng chất liệu tạo nên những bộ đồ đều được Zara sử dụng chất liệu tốt nhất, có thể sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, Zara cũng nhắm vào phụ nữ trong phân khúc mục tiêu của mình khoảng 40%. Ngoài ra thời trang cho nam giới và trẻ em chiếm phần nhỏ hơn.

Chiến lược định vị thương hiệu của Zara

Chiến lược định vị thương hiệu của Zara nhắm chủ yếu vào phụ nữ giới trẻ (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của H&M

Chiến lược quảng cáo của Zara

Thực chất, Zara không tập trung quá nhiều vào quảng cáo trong các chiến lược của mình. Điều này lý giải cho việc tại sao bạn lại rất ít khi thấy quảng cáo của Zara trên Internet. Zara thường sử dụng tiền để nghiên cứu và khai thác thị trường mới để phủ rộng thương hiệu. Đối với họ, khi có nhiều cửa hàng thì đồng nghĩa với việc thương hiệu của họ sẽ được nhiều người biết tới hơn.

Đây là một chiến lược khôn ngoan và rất khó khăn với nhiều thương hiệu nhỏ khác. Nhờ việc khai thác ở nhiều thị trường mới mà Zara đã có thể loại bỏ các công đoạn như vận chuyển, trung gian, mặt bằng,… Điều này giúp thương hiệu có thể từ từ xây dựng cho mình một đế chế vô cùng hùng mạnh.

Chiến lược phân phối của Zara

Như đã nói ở trên thì Zara luôn tìm hiểu những thị trường mới để phủ sóng mạnh mẽ. Các cửa hàng của Zara thường tập trung ở các thành phố lớn với địa điểm nhiều người qua lại như các con phố lớn, trung tâm thương mại nổi tiếng,… Họ thường bày biện những sản phẩm đẹp, bắt mắt ở phía gần cửa kính để người bên ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy. Cách bài trì các món đồ bên trong cũng được Zara nghiên cứu và thực hiện khá tinh vi và khoa học. Công ty mẹ của Zara là Inditex có đội ngũ chuyên thiết kế hình ảnh, nội thất, vị trí cho các Zara Store.

Chiến lược phân phối của Zara

Chiến lược phân phối của Zara là điểm sáng trong chiến lược marketing của thương hiệu Zara (Ảnh: Internet)

Chiến lược tạo sự khan hiếm được Zara tận dụng triệt để

Thông thường, các sản phẩm của Zara đều có số lượng giới hạn cho mỗi kiểu dáng và số lượng này thường thấp hơn nhu cầu của thị trường. Điều này chính là chiến lược tạo sự khan hiếm để người tiêu dùng hình thành sự khao khát có được sản phẩm đó. Nhờ giá cả vừa phải, đồ hợp thời trang mà việc tạo sự khan hiếm này thành công hơn bao giờ hết.

Zara từng chia sẻ về sự thành công này qua một câu chuyện ở cửa hàng trên phố Regent, London. Khi khai trương, khách hàng thường chỉ đến xem hàng và muốn quay lại vào dịp Sale để mua. Tuy nhiên, nhân viên bán hàng có tư vấn cho khách hàng rằng mẫu mã này có số lượng ít và thay đổi hàng tuần nên rất có thể tuần sau sẽ không còn mẫu mà khách đang muốn mua nữa. Nhờ vậy mà cửa hàng này trở thành cửa hàng đắt khách nhất của Zara.

Điều này cũng giúp các chiến lược giảm giá của Zara không phải giảm giá sản phẩm xuống quá sâu. Chỉ nằm trong khoảng giá 18% khi mà các đối thủ khác phải giảm giá xuống đến 50% để thanh lý sản phẩm không “hợp thời” nữa.

Ngoài ra, sự khan hiếm về số lượng sản phẩm còn giúp Zara có thể sáng tạo nhiều mẫu mã hơn cho người tiêu dùng lựa chọn. Vô hình chung, Zara từng bước thao túng cách ăn mặc ở mỗi thị trường mà Zara đặt chân tới.

Chiến lược tạo sự khan hiếm của Zara

Chiến lược tạo sự khan hiếm của Zara đã giúp Zara có được thành công lớn (Ảnh: Internet)

Tạm kết

Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên các bạn đã biết được chiến lược marketing của Zara như thế nào, cách thức họ thực hiện để từ đó học hỏi, thay đổi đối với doanh nghiệp của mình. Có thể thấy, để có được vị thế số 1 và tạo nên cho mình một đế chế thời trang thì Zara đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, khi phải đối mặt với rất nhiều ông lớn trong ngành như Uniqlo, H&M,… thì Zara sẽ cần một chiến lược mới mẻ hơn. Nếu có ý kiến đóng góp hay muốn chúng mình chia sẻ thêm về những chiến lược thương hiệu nổi tiếng, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Ashley Nguyen – duavang.net

5 / 5 ( 1 bình chọn ) Tags: Chiến lược thương hiệu

Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Zara Tại Việt Nam