Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược ... - GTV SEO

Tại sao nhiều người đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp mới nhưng lại không có khách hàng? Nếu bạn muốn thu hút khách hàng, bạn cần phải chủ động tìm kiếm và cho họ thấy sự tồn tại của bạn. Cách duy nhất để làm được điều đó chính là xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả vững chắc.

Vậy liệu bạn có hiểu đúng về khái niệm Marketing và chiến lược marketing là gì (hay Marketing Strategy là gì)? Và làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả?

Cùng xem ngay bài viết!

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Phương pháp thực hiện

Tầm quan trọng của chiến lược marketing

Nếu xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả sẽ mang lại:

  • Tăng doanh số bán hàng: Giúp thúc đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ.
  • Phát triển doanh nghiệp: Các chiến lược tiếp thị hướng đến duy trì cơ cấu và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu khách hàng tiềm năng: Các chiến lược marketing còn giúp phân tích hành vi, sở thích của khách hàng nhắm đến phát triển thị trường.
  • Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được thể hiện qua thương hiệu, vì vậy nếu doanh nghiệp có các chiến lược marketing tốt thì thương hiệu sẽ định hình được lòng tin và sự hiện diện trong tâm trí khách hàng.

Xem thêm video sau để hiểu được lý do vì sao chiến lược marketing sẽ không chỉ đơn thuần là một bản danh sách các công việc cần làm:

Và, không khó để xây dựng được các cách marketing hiệu quả cho riêng mình, dưới đây là 5 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả bạn cần nắm.

5 Bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả 2023

1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Để xây dựng chiến lược marketing, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Bạn sẽ nhận lại được những khoản lợi nhuận từ việc đầu tư nếu chiến lược marketing của bạn tập trung vào khách hàng.

Để đạt được điều này, bạn phải tạo thói quen cho người mua. Bằng cách tạo thói quen cho người mua, bạn chắc chắn sẽ tiếp thị tới những người thực sự quan tâm đến những gì mà bạn cung cấp.

Hãy hình dung những khách hàng lý tưởng của bạn trông như thế nào. Bắt đầu đưa ra những chi tiết và tạo danh sách nhân khẩu học của những khách hàng mục tiêu. Responsive Inbound Marketing đưa ra những câu hỏi chủ yếu liên quan đến khách hàng mục tiêu. Và giúp bạn có thể phác thảo thói quen người mua.

  • Vị trí
  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Sở thích
  • Trình độ học vấn
  • Công việc: Lĩnh vực nào ? chức danh của họ?
  • Giới tính
  • Sở thích
  • Trình độ học vấn
  • Công việc: Lĩnh vực nào? Chức danh của họ?
  • Mức thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân
  • Ngôn ngữ họ có thể sử dụng
  • Những website họ thường xuyên truy cập
  • Động lực mua hàng: Tại sao họ lại nên mua sản phẩm của bạn.
  • Mối quan tâm khi mua hàng

Tầm quan trọng của xây dựng thói quen khách hàng

Xây dựng thói quen khách hàng là một phần trong kế hoạch marketing. Nó không đơn thuần là chỉ liệt kê nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu.

Bạn cần hiểu rõ Customer Insight, thậm chí là hiểu rõ khách hàng như những người bạn với nhau. Có thể hẹn nhau đi chơi vào mỗi dịp cuối tuần. Nếu chúng ta có thể tương tác với họ như những người bạn của mình, họ sẽ rất ngạc nhiên.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi tạo thói quen người mua chính là đưa ra các giả định. Hãy bắt đầu tạo ra một bảng câu hỏi và phỏng vấn mọi người. Sau đó bạn sẽ nhận lại được dữ liệu thực tế. Đôi khi những giả định có thể khiến chúng ta sai lầm nghiêm trọng.

Cách tìm hiểu thói quen khách hàng

Bạn có thể dễ dàng xác định thói quen của người mua bằng cách xem xét tất cả các khách hàng hiện tại mà bạn có thể có. Phỏng vấn họ trong vòng 10 phút hoặc đưa ra một khảo sát đơn giản. Có thể phỏng vấn những người không phải là khách hàng của bạn nhưng họ phù hợp với hồ sơ khách hàng mục tiêu của bạn.

Tìm cách khuyến khích để mọi người trả lời phỏng vấn của bạn. Có thể đưa ra những sản phẩm được giảm giá hoặc miễn phí. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm hiểu xem họ thực sự nghĩ gì khi họ nhìn thấy cửa hàng của bạn.

Bạn càng dành nhiều thời gian để phát triển thói quen người mua thì càng dễ có được chiến lược Marketing Online hiệu quả. Khi bạn xác định được khách hàng mục tiêu thì chính là lúc bạn chuyển qua bước tiếp theo để xây dựng chiến lược marketing kinh doanh.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Chẳng có doanh nghiệp nào tồn tại mà không có đối thủ cạnh tranh. Trừ khi thương hiệu của bạn là duy nhất trong thị trường ngách vô cùng đặc biệt. Chắc chắn rằng bạn sẽ thấy mỗi đối thủ có những ý tưởng riêng để thu hút được khách hàng.

Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu marketing của đối thủ lại quan trọng như thế. Bạn không thể sao chép những thứ của đối thủ, nhưng bạn có thể:

  • Tìm hiểu những việc họ làm và những điều bạn có thể làm tốt hơn
  • Tìm những cơ hội chưa được khai thác

Bạn sẽ tìm hiểu sâu chiến lược social media marketing của đối thủ. Tìm hiểu các tài khoản truyền thông xã hội của đối thủ mọi lúc mọi nơi.

Nếu bạn không có mối quan hệ thực sự tốt với những đối thủ khác trong lĩnh vực của bạn. Thì bạn nên dành thời gian để nói chuyện và trao đổi các cách marketing hiệu quả, các cơ hội của mình. Điều này giúp bạn có được những sự góp ý cũng như điều tra được đối thủ cạnh tranh.

Để tìm hiểu về những kênh marketing mà đối thủ của bạn đang sử dụng, bạn nên gặp trực tiếp và khảo sát khách hàng của họ.

Công cụ hỗ trợ Mention

Bạn có thể thực hiện điều đó bằng Mention, công cụ giám sát phương tiện truyền thông xã hội. Nó cho phép bạn nhanh chóng quét website và tìm ra các đối thủ trực tuyến và trên phương tiện truyền thông xã hội.

Bạn có thể phân tích các cuộc hội thoại trực tuyến đang diễn ra về đối thủ cạnh tranh. Cũng như cộng đồng trực tuyến đang được hình thành xung quanh họ.

Xem xét những cuộc trò chuyện và bạn sẽ tìm ra những sản phẩm mà khách hàng đang mua. Cách mà họ tìm kiếm sản phẩm cũng như trải nghiệm sản phẩm của họ là tích cực hay tiêu cực. Tìm hiểu những chương trình khuyến mại mà đối thủ đưa ra trên phương tiện truyền thông xã hội.

Công cụ hỗ trợ Moz’s Open Site Eplorer

Một công cụ khác được sử dụng để theo dõi chiến lược Marketing Online của đối thủ chính là Moz’s Open Site Explorer

Bản thân GTV khi triển khai dịch vụ SEO HCM cũng thường sử dụng Open Site Explorer để kiểm tra xem đối thủ của mình đang làm gì với chiến lược SEO của họ. Công cụ Moz cho phép bạn tìm kiếm những external link mà đối thủ của bạn có được. Điều này giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về chiến lược nội dung của họ. Thậm chí là những nội dung có khả năng sẽ được quảng cáo trực tuyến.

Bạn có thể tìm hiểu các trang đầu của họ và những nội dung phổ biến. Hãy sử dụng những thành công của họ để giúp có được ý tưởng và cảm hứng cho chiến lược xây dựng liên kết.

Tìm hiểu chiến lược Marketing Online của đối thủ

Bạn có thể đăng ký email nhận thông báo các chương trình từ đối thủ cạnh tranh để phân tích chiến lược marketing email. Điều này vừa giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về cách quảng cáo sản phẩm qua công nghệ email marketing của đối thủ vừa có được cái nhìn cận cảnh về kế hoạch tổng thể của họ.

Bạn có thể tìm hiểu xem họ có thực sự giới thiệu sản phẩm hay không. Nếu có, hãy xem xét cách mà họ giới thiệu nó. Hoặc nếu họ đang cố thu hút sự quan tâm cho sản phẩm tương tự như của bạn. Hãy quan sát xem họ thực hiện điều đó như thế nào.

Tất nhiên là bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ và phương pháp khác để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những thông tin giá trị thu thập được sẽ giúp bạn có những ý tưởng tốt để bắt đầu chiến dịch cho riêng mình.

3. Lựa chọn các kênh marketing

Có rất nhiều cách để truyền đạt thông điệp marketing của bạn với khách hàng tiềm năng.

  • Bạn có thể theo hướng quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên báo hoặc trên bảng quảng cáo.
  • Bạn cũng có thể thử các chiến thuật hiện đại hơn như SEO hoặc Marketing nội dung.

Bạn cần lưu ý rằng, muốn kênh Marketing phát triển thì bạn phải có quy trình để theo đó mà tiến lên. Cũng như GTV SEO đã vượt KPI các dự án SEO nhờ vào quy trình SEO chuẩn. Chính vì vậy, khách hàng rất hài lòng với kênh SEO của họ sau khi GTV hoàn thành xong dự án.

Sử dụng cách nào đi chăng nữa thì bạn cần tìm ra các kênh marketing mà bạn nên sử dụng. Để biến đối tượng xem thành khách hàng tiềm năng và sau đó là khách hàng thực sự.

Có thể nhắm vào mọi nhóm đối tượng cùng một lúc và áp dụng cách tiếp cận Scattergun (hoặc Shotgun, tức không nhắm vào một nhóm đối tượng nào cụ thể) sẽ rất hấp dẫn. Nhưng cách tiếp cận đó sẽ làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá trên các kênh không được đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Để có được lợi nhuận từ việc đầu tư như mong muốn từ chiến lược marketing 4p, bạn phải đưa ra các quyết định mang tính chất thông báo về những kênh cung cấp những cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Đừng nỗ lực đầu tư vào một kênh nào đó chỉ vì bạn cảm thấy bạn nên sử dụng nó. Sẽ mất chút thời gian để tìm ra các kênh marketing phù hợp. Do đó, đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể tìm ra nó ngay lập tức.

Các kênh Marketing Online

Cách tiếp cận tốt nhất để tìm ra kênh phù hợp cho chiến lược tiếp thị chính là chia tất cả các kênh tiềm năng thành 3 phần: Media tự xây dựng, media lan truyền và media trả tiền quảng cáo.

Mỗi loại phương tiện trên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược digital marketing. Bạn cần kết hợp cả 3 cái để bao quát hết cơ sở marketing của bạn.

Nguyên tắc chung là tuân theo tỷ lệ 2:1:1 khi bạn bắt đầu marketing chiến lược của mình:

  • 2 media tự xây dựng
  • 1 media lan truyền
  • 1 media trả tiền quảng cáo

Phương tiện truyền thông tự xây dựng

Phương tiện truyền thông tự xây dựng là các kênh bạn có toàn quyền kiểm soát và quản lý. Bao gồm danh sách email, website hay các blog của bạn. Về cơ bản, bất kỳ nội dung nào bạn xuất bản đều được xem là phương tiện truyền thông tự xây dựng.

Website của GTV có kênh Blog bao gồm các kiến thức về Marketing, Digital Marketing hay các bài hướng dẫn về SEO được xuất bản và cập nhật liên tục. Nhờ phương tiện truyền thông tự xây dựng này mà người dùng biết đến GTV nhiều hơn, dần dần GTV được xem như là một chuyên gia trong lĩnh vực.

Khi có ít nhất 2 kênh truyền thông tự xây dựng, bạn không cần phải phụ thuộc vào bất cứ nền tảng nào khác để quảng bá thương hiệu của bạn. Media tự xây dựng chính là phần thiết yếu trong chiến lược digital marketing.

Hãy thiết lập 2 kênh truyền thông tự xây dựng mà bạn muốn tập trung khi nhắc đến chiến lược marketing của riêng bạn.

Phương tiện truyền thông lan truyền

Media lan truyền đề cập đến việc khách hàng tiếp xúc nội dung của bạn một cách tự nhiên từ nguồn bên ngoài. Chẳng hạn như những bài đăng của những website khác, nỗ lực SEO của bạn hay bất kỳ loại báo chí nào khác.

Với phương tiện truyền thông lan truyền những gì bạn làm là bám vào marketing truyền miệng. Bạn quảng bá nội dung thông qua các ấn phẩm khác. Và sử dụng sức ảnh hưởng của chúng để tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn.

Chuyên gia Gini Dietrich cho rằng:

“Media lan truyền là một trong những cách Marketing Online hiệu quả về chi phí để tăng sự nhận diện thương hiệu. Và nếu nó hoạt động hiệu quả thì có thể dẫn đến việc tăng doanh số”

Cho dù là tập trung xây dựng mối quan hệ đối tác với các Influencer hay xây dựng mức độ ảnh hưởng của bạn với các bài đăng của khách, hãy xác định ít nhất một kênh media lan truyền mà bạn có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng đối tượng của mình.

Phương tiện truyền thông trả phí quảng cáo

Media trả phí quảng cáo là những kênh mà bạn phải trả tiền cho chúng. Giống như Google AdWord, quảng cáo Facebook, quảng cáo trên Instagram, Twitter,… Cũng như các quảng cáo trên tivi hay đài phát thanh hoặc các loại hình quảng cáo in.

Phương tiện truyền thông trả phí quảng cáo là cách mà bạn tạo ra nhiều lượt tiếp cận cho các media tự xây dựng và có nhiều media lan truyền hơn.

Mặc dù có thể quản lý kiểm soát media trả phí quảng cáo nhưng bạn chắc chắn không muốn phải chi quá nhiều tiền cho việc này. Điều đó sẽ không mang lại kết quả như bạn mong muốn.

Cách tốt nhất để tìm kiếm media trả phí quảng cáo hiệu quả chính là phải tự đặt ra ngân sách và cùng một lúc thử các nền tảng khác nhau. Sau một vài tuần thử nghiệm, bạn sẽ tìm ra được kênh hoạt động hiệu quả tốt nhất.

4. Chia nhỏ phễu bán hàng

Cách tốt nhất để giúp bạn có được các cách marketing hiệu quả, tìm ra những chiến thuật và các kênh Marketing Online chính là chia nhỏ phễu bán hàng của bạn.

Mọi phễu bán hàng theo mô hình Marketing Funel đều có format AIDA: Thu hút, Sở thích, Mong muốn và Hành động.

Dưới đáy của phễu này là những người hoàn toàn không chú ý đến thương hiệu của bạn. Và bạn muốn tìm cách để thu hút nhận thức và sự quan tâm của họ. Sau đó, bạn cần tìm cách để biến họ thành khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra sự mong muốn. Cuối cùng là bạn sẽ tận dụng mong muốn bằng cách yêu cầu họ thực hiện một hành động nào đó. Có thể là đăng ký địa chỉ email hay mua sản phẩm nào đó.

Chia nhỏ từng kênh đã chọn để tập trung vào marketing chiến lược và vạch ra Customer Journey (hành trình mua hàng của khách hàng) thông qua phễu bán hàng của bạn.

Chia nhỏ hành trình của khách hàng giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong phễu bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể chỉnh sửa phễu bán hàng của mình đi đến giai đoạn hành động cuối cùng.

5. Thiết lập mục tiêu marketing SMART

Có thể bạn đã hiểu được cốt lõi của chiến lược marketing là gì rồi. Bây giờ, cùng tìm hiểu thành công đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.

Bạn muốn có nhiều khách hàng hơn nhưng bạn muốn xác định mục tiêu của mình hẹp hơn điều đó.  Bạn không thể biết chiến lược marketing hiệu quả là như thế nào? Thành công ngay lần đầu tiên là gì?

Một số ví dụ về những mục tiêu marketing không hiệu quả:

  • Xếp hạng Top 1 trên Google.
  • Mở rộng số lượng email trong list email database
  • Nhiều người biết đến sản phẩm mới sắp ra mắt

Những mục tiêu marketing trên thực sự không tốt, đồng thời cũng không khả thi. Chúng thiếu tính cụ thể và thiếu các bước hành động. Tệ nhất là không có cách nào để theo dõi hoặc đo lường chúng.

Do đó, bạn nên tạo ra mục tiêu Marketing SMART, đại diện cho:

  • S – Specific: cụ thể, chi tiết
  • M – Measurable: đo lường được, có số liệu để cân đo
  • A – Attainable: có khả năng thực hiện được
  • R – Relevant: liên quan đến sứ mệnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
  • T – Time frame: có khung thời gian để thực hiện

Nói cách khác, mục tiêu marketing ( hay KPI Marketing) cần cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, có liên quan và thêm deadline để thực hiện

Bằng cách đặt ra mục tiêu marketing SMART, bạn có thể đảm bảo rằng mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn. Rất dễ để theo dõi chúng. Cả nhóm của bạn có thể sử dụng những số liệu cụ thể để theo dõi mức độ thành công của chiến dịch marketing.

Các mục tiêu marketing SMART

  • Danh sách email có được 50.000 người đăng ký nhận bản tin vào cuối năm nay
  • Xếp top 1 cho từ khóa “dịch vụ seo” trước năm 2021.
  • Theo dõi và đo lường lượt tải xuống và doanh số của một loạt ebook trong 3 tháng.

Bằng cách tạo ra mục tiêu marketing như thế, bạn có thể hình dung được những gì cần làm. Cũng như đảm bảo rằng chiến lược marketing được tập trung và luôn đi đúng hướng. Xây dựng chiến lượng Marketing Online vững chắc chính là điểm thiết yếu dẫn đến sự thành công cho công việc kinh doanh của bạn.

Cho dù sản phẩm hay dịch vụ thương mại của bạn tốt đến đâu nhưng nếu khách hàng không biết đến nó thì bạn cũng sẽ chẳng có doanh thu. Khách hàng không tự nhiên mà biết đến bạn. Do đó, bạn phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ. Phát triển chiến lược marketing đỉnh cao giúp bạn có được định hướng cũng như biết được những việc cần làm.

Các loại hình chiến lược marketing cơ bản

Marketing đại trà

Marketing đại trà hướng đến phạm vi thị trường cực rộng, thường sẽ không phân khúc thị trường để đánh vào một phân khúc nào đó mà sẽ theo đuổi tất cả luôn. Theo đó, khi một doanh nghiệp thực hiện chiến lược này đồng nghĩa là họ chấp nhận bỏ tính khác biệt của từng phân khúc thị trường, sản phẩm/dịch vụ của họ phục vụ mọi đối tượng, bao phủ toàn bộ thị trường.

Marketing đại trà đề cao doanh số, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của số đông khách hàng và giá thành ở mức trung trung. Sản phẩm/dịch vụ có đặc điểm như vậy mới có đủ sức bao phủ diện rộng.

Các lợi ích đạt được khi áp dụng chiến lược marketing đại trà:

  • Bao phủ nhiều nhóm đối tượng khách hàng;
  • Chi phí sản xuất thấp;
  • Ít phải đối mặt với rủi ro;
  • Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá thấp;
  • Doanh số bán hàng dự kiến sẽ rất lớn.

Tuy nhiên, chiến lược này mắc phải một rủi ro đó là bạn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Để đạt được thành công khi thực hiện chiến lược này chỉ khi khách hàng không thấy sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp bạn các các đối thủ khác.

Marketing đại trà chỉ phù hợp với các sản phẩm mang tính phổ thông như gạo, thuốc lá, ngũ cốc, cà phê,…Bởi những món hàng ngày đáp ứng nhu cầu toàn dân và người mua cũng không quá cân nhắc sự khác biệt giữa các thương hiệu.

Marketing phân biệt

Marketing phân biệt hay còn gọi là Differentiated Marketing Strategy. Loại hình chiến lược này hoàn toàn khác với marketing đại trà, thay vì không chia phân khúc thị trường thì marketing phân biệt đặc biệt chú trọng việc phân khúc thị trường, tập trung nghiên cứu từng phân khúc.

Khi đã quyết định lựa chọn chiến lược này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đầu tư một khoản lớn cho việc nghiên cứu thị trường. Khi nghiên cứu, thị trường sẽ biến động theo từng giai đoạn và mỗi giai đoạn này doanh nghiệp phải áp dụng các loại hình chiếc lược cụ thể khác nhau, riêng biệt.

Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau cho từng giai đoạn. Khi thực hiện chương trình khuyến mãi, giá bán sản phẩm liên tục thay đổi theo từng chương trình. Mỗi sản phẩm khi được tung ra thị trường đối hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

Ưu điểm của chiến lược marketing phân biệt chính là đáp ứng tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt, giúp sản phẩm của doanh nghiệp thêm đa dạng và có độ phủ sóng lớn. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu thị trường.

Lưu ý, xây dựng chiến lược marketing phân biệt chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm. Đối với doanh nghiệp có định hướng phát triển chuyên môn hóa sản phẩm, thị trường sẽ không phù hợp, ngược lại còn gây áp lực cao.

Marketing tập trung

Marketing tập trung hay còn gọi là Centralized Marketing Strategy. Mô hình này chỉ tập trung khai thác một mảng thị trường, hoàn toàn trái ngược với mô hình marketing đại trà và marketing phân biệt.

Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một giai đoạn thị trường, một phân khúc thị trường, từ đó nhanh chóng có chỗ đứng tại mảng thị trường đó. Khi sử dụng mô hình chiến lược này, doanh nghiệp nhanh chóng vững bước trên hành trình tạo ưu thế độc quyền và có sức ảnh hưởng riêng.

Rủi ro tiềm tàng trong chiến lược này là rất lớn, khi một mảng thị trường nào đó bị suy giảm hoặc không thể tồn tại lâu đồng nghĩa với sự tồn tại của doanh nghiệp cũng không kéo dài được lâu.

Ngoài việc phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu trong phân khúc đó, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp đối thủ có thể làm bạn mất đi ưu thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thích hợp áp dụng chiến lược marketing này. Những doanh nghiệp lớn muốn bao phủ thị trường có thể áp dụng loại hình chiến lược này.

Cách tạo chiến lược marketing đỉnh cao

Trước khi có được chiến lược Marketing Online hiệu quả, bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại giá trị và lợi ích như thế nào cho người dùng. Cũng như tính độc đáo khác với những doanh nghiệp khác trên thị trường.

Xem ngay video “Chiến lược triển khai Digital Marketing hiệu quả” để hiểu rõ hơn về chủ đề này bạn nhé!

Bạn cần nghiên cứu các cách marketing hiệu quả để hiểu đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và thu hút người khác đến với doanh nghiệp của bạn.

Khi đã nghiên cứu xong, bạn cần hoạch định chiến lược marketing kết hợp với 5 yếu tố (5P) sau:

Product (Sản phẩm)

Bạn bán cái gì? Các đặc điểm vật lý nổi bật của sản phẩm? Tính độc đáo của dịch vụ của bạn? Những gì bạn đưa ra có khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh của bạn?

Price (Giá)

Sản phẩm/ dịch vụ của bạn giá bao nhiêu? Mức lợi nhuận nhận được là bao nhiêu nếu bán ở mức giá đó? Chiến lược giá trong marketing cũng là vấn đề quan trọng bạn cần nghiên cứu.

Place (Địa điểm)

Có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu? Mua ở văn phòng của bạn hay những nơi nào mà khách hàng có thể mua. Nếu bạn bán ở nhiều nơi thì nên cộng phần trăm doanh thu từ tất cả các nơi.

Ví dụ như chiến lược Marketing Online của bạn là gì? Chiến lược bán hàng của bạn là gì? Việc giao dịch sẽ diễn ra như thế nào? Chi phí nhận sản phẩm/dịch vụ của khách hàng là bao nhiêu? Chính sách đổi trả như thế nào?

Promotion (Khuyến mãi)

Cũng giống như chiến lược giá trong marketing (Price), bạn phải nắm được một số vấn đề. Làm sao để khách hàng có thể biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để thông báo cho họ biết các tính năng và lợi ích mà bạn cung cấp? Bạn sẽ sử dụng chiến thuật marketing nào? Dự đoán như thế nào về kết quả của từng phương pháp? Bạn có thể đưa ra các ưu đãi hoặc phiếu giảm giá để thu hút khách hàng.

People (Con người)

Những người này là ai (nhân viên bán hàng, trợ lý,…)? Công việc của họ là gì (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng)? Trình độ/ Kinh nghiệm của họ trợ giúp được gì cho doanh nghiệp của bạn?

Để có được các chiến lược Marketing Online hiệu quả, bạn cần viết các bước xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, chi tiết cũng như báo cáo, dự toán ngân sách. Các chiến lược marketing của bạn phải phù hợp với những gì mà bạn muốn khách hàng trải nghiệm. Hãy hoạch định chiến lược marketing trước khi phát triển, đánh giá hoặc thay đổi kế hoạch marketing của bạn

Làm gì với các chiến lược marketing của bạn?

Nếu bạn đang sử dụng kế hoạch kinh doanh để vay tiền hoặc gọi vốn từ các nhà đầu tư angel thì chiến lược và kế hoạch marketing của bạn là yếu tố cần thiết cho sự thành công của bạn.

Cùng với chiến lược sản phẩm/dịch vụ, nguồn tài chính cũng sẽ cho bạn thấy rằng bạn có thể hiểu và thực hiện kế hoạch để tiếp cận thị trường của bạn.

Nếu bạn từng xem “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ”, bạn sẽ thấy có nhiều câu hỏi liên quan đến thị trường. Ví dụ như khách hàng là ai? Tính độc đáo của các sản phẩm/dịch vụ? Đặc biệt là nó có điểm gì đặc biệt hơn những cái đã có trước nó? Vì sao sản phẩm/dịch vụ của bạn là cần thiết?

Giống như kế hoạch kinh doanh, chiến lược marketing cũng có thể linh hoạt, có thể thay đổi khi cần thiết để cải thiện kết quả.

Khi doanh nghiệp của bạn hoạt động, bạn cần đánh giá và điều chỉnh các chiến lược marketing của bạn để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Các mô hình marketing hiệu quả

Coca Cola – Thương hiệu nhất quán

Coca Cola có được những thành tích nổi bật như ngày nay và trở thành thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn thế giới là nhờ vào những chiến lược marketing độc đáo, sáng tạo. Với Logo màu trắng – đỏ Coca Cola dễ dàng được nhận diện ở khắp mọi nơi, kết hợp cùng các quảng cáo mát lạnh, mỗi khi khách hàng nhìn thấy hình ảnh này đều liên kết với cảm giác tuyệt vời và mát mẻ.

Coca Cola đã làm gì để tạo ra một thương hiệu dễ nhận diện?

Trước tiên Coca Cola mang đến sự đơn giản trong từng sản phẩm và luôn giữ nguyên bản sắc thương hiệu trong hơn 130 năm. Hoạt động hơn 130 năm, có vài lần thay đổi logo hay slogan nhưng tất cả những lần thay đổi này đều tương đối giống nhau, tất cả các chiến dịch quảng bá và thông điệp cũng có tính thống nhất không có nhiều khác biệt.

Hiện nay, Coca Cola đang sở hữu một tỷ lệ lớn trong thị trường giải khát toàn thế giới, ngoài ra thương hiệu này còn sở hữu nhiều sản phẩm dưới nhãn hiệu khác nhau. Sản phẩm phổ biến và nổi tiếng nhất vẫn là Coke. Dù trải qua nhiều lần biến động thị trường nhưng nhờ việc xây dựng được tính nhất quán, dễ nhận biết thương hiệu, Coca Cola vẫn luôn có vị trí vững chắc trên thị trường khắc nghiệt.

Apple – Tạo ra tin đồn

Apple được biết đến là doanh nghiệp chi rất ít tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới. Hầu hết các chiến dịch quảng cáo của họ đều nổi tiếng mà không tốn nhiều chi phí, vì họ dựa vào cái gọi là marketing truyền miệng – tạo ra tin đồn khiến mọi người cùng mong chờ và chào đón những sản phẩm mới nhất của Apple.

Bất kể một sản phẩm mới nào của Apple ra đời đều được tất cả mọi người biết đến nhờ truyền miệng là chính chứ không thông qua báo đài, truyền hình. Vào năm 2007, chiếc điện thoại iPhone đầu tiên được ra đời, báo chí truyền thông nhanh chóng đưa tin với sự yêu mến đặc biệt dành cho sản phẩm này.

Không cần quảng bá, quảng cáo, truyền thông đua nhau khai thác thông tin về sản phẩm mới của Apple. Sau sản phẩm đầu tiên, Apple ra các sản phẩm mới cao cấp hơn đều được báo chí và Social Media khai thác mạnh mẽ hơn.

Dù Apple chưa tung ra bất kỳ thông tin nào, những lời đồn về thông tin sản phẩm được giới truyền thông truyền tai nhau khiến những chiếc iPhone sắp ra mắt trở thành siêu phẩm ai cũng ít nhất là tò mò và muốn một lần sở hữu. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” và tâm lý “ăn theo” cho khách hàng.

Chiến lược này trở thành chiến lược marketing nổi tiếng được sử dụng từ năm 1984 trong mẫu quảng cáo Big Brother. Một thông điệp truyền tải đến một thế hệ mà ai cũng ghi nhớ “Throw off your shackles. Break status quo. Think different”.

Ngoài ra, phim ảnh và chương trình điện ảnh nghiễm nhiên trở thành phương tiện giúp Apple tăng nhận diện thương hiệu tước người dùng. iPhone còn có tiếng chuông đặc trưng không nhầm lẫn với bất kì chiếc điện thoại nào, những ngôi sao sở hữu sản phẩm của Apple cũng giúp nhiều cho chiến lược marketing này.

Starbucks – Chiến lược Social Media

Thương hiệu nước uống cao cấp Starbucks từ đâu mà được truyền thông xã hội hội chú ý đến? Social media đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết lập bản sắc thương hiệu, thẩm quyền và sự tin tưởng. Người tiêu dùng được phép tương tác trực tiếp và gần gũi với thương hiệu, dễ dàng xây dựng mối quan hệ giữa 2 bên.

Starbucks đã tận dụng tốt các lợi ích từ Social Media mang lại để áp dụng cho chiến lược marketing của mình. Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, họ đã khai thác được lượng lớn người hâm mộ và khách hàng mới.

Những lý do tạo nên sự thành công của thương hiệu nước uống này là:

  • Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên Social Media;
  • Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ;
  • Quảng cáo các sản phẩm giảm giá;
  • Tiếp xúc với khách hàng;
  • Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social Media khác nhau;
  • Sử dụng hình ảnh, video, gif tinh tế, thông minh.

Nhờ nắm chắc và hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của Social Media, Starbucks đã tận dụng tốt nền tảng này để xây dựng mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu tạo nên trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Colgate – Tạo niềm tin

Colgate không tiếp cận khách hàng một cách thông thường và mang thông điệp đến người dùng đây không phải loại kem đánh răng thông thường. Những cách tiếp cận sáng tạo khác nhau, đặc biệt là sử dụng các quảng cáo như cách giáo dục người tiêu dùng.

Những chiến lược marketing này đã giúp thương hiệu không chỉ trở thành thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng mà còn trở thành sản phẩm hàng đầu được tin cậy nhất trên thế giới. Trong marketing có nhiều cách để lấy niềm tin của người tiêu dùng, sử dụng quảng cáo để giáo dục người tiêu dùng bằng những bài học, kiến thức bổ ích được minh họa chân thực mang lại hiệu quả cao.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng, những video về vệ sinh răng miệng đúng cách như cách chải răng, cách dùng chỉ nha khoa, cách ngăn chặn sâu răng,…Tất cả những thông tin giá trị cho người dùng này đều là một phần trong chiến lược marketing của Colgate. Khi người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin hữu ích và miễn phí, vô hình chung họ sẽ muốn tìm hiểu thêm, áp dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xung quanh họ.

Một thương hiệu mang đế những giải pháp hữu ích, giải quyết vấn đề trong cuộc sống của người tiêu dùng chắc chắn sẽ tăng khả năng đặt hàng trong tương lai của khác cũng như khả năng truyền miệng cao về thương hiệu của bạn. Colgate còn liên tục đầu tư hàng triệu đôla cho ngân sách Marketing như đầu tư video, hình ảnh và các nội dung tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Channel – Chiến lược marketing nổi tiếng với 3 không

Không bao giờ giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội và không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy đây là chiến lược marketing không giống ai, nhưng lại là chiến lược thành công mang lại thành công lớn cho Channel.

Channel xây dựng thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với các dòng sản phẩm thời thượng, đẳng cấp, tinh tế, sang trọng là sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển. Chiến lược giá và chiến lược sản phẩm và cách Channel quảng bá sản phẩm của họ hoàn toàn khác biệt với các thương hiệu khác.

Đầu tiên về chiến chược sản phẩm. Thương hiệu này chỉ sản xuất các sản phẩm thanh lịch, nhã nhặn, lấy sự thời thượng, đẳng cấp làm trọng điểm, không chạy theo bất kỳ xu hướng nào. Chiến lược có phần bảo thủ, nhưng được Channel khéo léo thực hiện giúp thương hiệu của họ đứng vững trên thị trường luxury.

Channel không quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh như Louis Vuitton hay Gucci. Dù các đối thủ có nhiều động thái cạnh tranh về sản phẩm hay truyền thông thì Channel vẫn đi đúng theo con đường định sẵn, thực hiện tốt những giá trị cốt lõi. Channel không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ đối thủ mạnh nào.

Channel không giảm giá, không thực hiện các chương trình khuyến mãi, sự kiện,…để lấy lòng khán giả hay thúc đẩy doanh số. Channel lựa chọn cách thúc đẩy doanh số bằng cách phát triển các sản phẩm bình dân hơn, phù hợp với túi tiền phân khúc khách hàng họ nhắm tới.

Mạng xã hội chỉ là nơi Channel khẳng định đẳng cấp của họ, không quảng bá hay bán hàng tại đây. Channel sử dụng mạng xã hội như cách quan tâm, chăm sóc khách hàng, họ cũng không thường xuyên phản hồi bình luận như cách quảng cáo thông thường.

Dù không chạy theo xu hướng Social Media nhưng Channel vẫn khẳng định được vị trí thương hiệu cao cấp của họ thông qua cách họ xử xự trên kênh truyền thông. Với chiến lược này nghe có vẻ khó áp dụng và khó thành công, nhưng cũng chính nó đã khiến Channel thành công và trở nên khác biệt.

Biti’s Hunter – AIDA

Biti’s Hunter bùng nổ và trở thành thương hiệu được gọi tên nhiều hơn thương hiệu Biti’s gốc. Năm 2017 chính là năm các sự kiện, chiến dịch truyền thông bằng những viral video mang thương hiệu này trở nên phổ biến hơn.

Thương hiệu thời trang nổi tiếng bùng nổ, có bước tiến vang dội mang lại doanh thu khủng cho Biti’s và tạo ra chỗ đứng vững trong thị trường giày Việt. Điều gì tạo nên sự bùng nổ, thành công của Biti’s Hunter? Chính công thức truyền thông AIDA đã tạo nên sức hấp dẫn trong chiến lược marketing nổi tiếng.

Awareness – Gây chú ý

Thông qua Viral video và các Influencer marketing Biti’s đã quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm mới một cách thành công. Điển hình trong MV Lạc trôi của Sơn Tùng MTP hay Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn đã trở thành cơn sốt cho cộng đồng mạng.

Interest – Gây sự thích thú

Biti’s nhanh nhạy sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo kích thích sự yêu thích và yêu mến của khách hàng với sản phẩm.

Desire – Kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng

Hàng loạt bài PR đã được Biti’s tung ra để kích thích nhu cầu sử dụng, sở hữu sản phẩm. Đặc biệt các bài PR đều đánh vào lòng trung thành của người Việt với thương hiệu Việt.

Action – Kêu gọi hành động

Để kêu gọi các khách hàng đang băn khoăn chưa mua hàng dù đang có nhu cầu, Biti’s đã thúc đẩy khách hàng bằng cách giảm giá, kết hợp website Thương mại điện tử để tung ra các mã giảm giá.

Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược marketing

Doanh nghiệp nhỏ có cần chiến lược marketing không?

Bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng cần thực hiện chiến lược marketing, nó giống như một bản kế hoạch phát triển của một cá nhân vậy. Chiến lược sẽ định hướng mục tiêu hoạt động và nỗ lực đạt được mục tiêu. Dù là mục tiêu lớn hay nhỏ, việc lập chiến lược giống như vach ra con đường đi để đi đúng hướng mà không lạc đường.

Chiến lược có ảnh hưởng nhiều đến ngân sách doanh nghiệp không?

Tùy loại chiến lược doanh nghiệp hướng đến, mỗi loại chiến lược có đặc điểm riêng. Có những chiến lược bắt buộc phải sử dụng nguồn ngân sách lớn để vận hành và thực hiện còn có những chiến lược được thực hiện bằng các yếu tố khác mà không ảnh hưởng đến ngân sách.

Các chiến lược marketing có thể vận hành cùng lúc không?

Tùy vào mục đích doanh nghiệp có thể vận hành nhiều chiến lược cùng một lúc. Vận hành nhiều chiến lược một lúc giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách, các chiến lược sẽ bổ trợ cho nhau giúp nhanh đạt được mục tiêu hơn.

Kết luận

Để tiếp cận và thu hút được nhiều người dùng hơn, bạn cần hoạch định chiến lược marketing để có cái nhìn tổng thể cho doanh nghiệp mình. Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi chiến lược marketing của doanh nghiệp nếu nhu cầu, thị trường thay đổi.

Đây là toàn bộ kiến thức tôi muốn chia sẻ về xây dựng chiến lược marketing cho bạn.

Xem ngay video chia sẻ “Kinh nghiệm 5 năm tự học Digital Marketing” để hiểu hơn về chủ đề này bạn nhé!

Từ khóa » Chiến Dịch Marketing Khái Niệm