CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Quản trị kinh doanh
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.7 KB, 52 trang )

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNgày nay, khi nhu cầu con người ngày một càng cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thì các công ty, tổ chức kinh doanh đang phải nỗ lực hết mình để tạo ra hàngloạt những sản phẩm, dịch vụ vượt qua đối thủ cạnh tranh, thống lĩnh thị trường và tốiđa hóa lợi nhuận bằng cách thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng để thực hệnđiều đó, quan trọng công ty phải đưa ra những chiến lược phù hợp và tối ưu nhất chocông ty mình trong từng thời điểm. Và thực tế trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiềucông ty thành công nhờ có những chiến lược Marketing phù hợp, xâm nhập đúng thịtrường. Dẫn đầu trong ngành nước giải khát và thực phẩm có PepsiCo. PepsiCo đã liêntục cho ra những sản phẩm lấy lòng khách hàng, vượt qua những đối thủ cạnh tranh lớnđể ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. Do đâu mà PepsiCo thànhcông đến vậy, chúng ta cùng tìm hểu về chiến lược của PepsiCo.Nhắc đến thương hiệu Pepsi người ta thường nghĩ đến tinh thần trẻ trung sôiđộng .Mặc dù công ty pepsi đã có lịch sử hơn một thế kỉ .Từ màu xanh tươi trẻ củalogo, từ câu slogan nổi tiếng một thời “sự lựa chọn của thế hệ mới” đến những sảnphẩm thiết kế bắt mắt, thời trang cho giá trẻ,những chiến dịch quảng cáo trẻ trung sôiđộng .Cùng với chiến lược xông xáo ấy nên pepsi đã là một trong những công ty nướcgiải khác quốc tế tại việt nam.Trong số các thương hiệu của pepsico thì pepsi luôn làthương hiệu nổi trội nhất.Đây cũng là loại nước uống được giới trẻ yêu thích trên toànthế giới.Khi đến việt nam cái chất trẻ của nước pepsi đã nhanh chóng bắt nhịp với đờisống của giới trẻ việt nam, một thế hệ đang vươn lên mạnh mẽ cùng đất nước trongthời kì đổi mới.2. Mục tiêu nghiên cứuBài tiểu luận nghiên cứu về những chiến lược của công ty PepsiCo ,từ đó đưa ranhững kiến nghị và cuối cùng là có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá khách quan củangười theo học chuyên ngành Marketing3. Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu thị trường nước giải khát tại Việt Nam2Khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, người chơi thể thao….4. Nội dung nghiên cứuKết cấu bài đồ án gồm ba chương :Chương 1: Cơ sở lý thuyếtChương 2: Chiến lược Marketing – Mix của PepsiCoChương 3: Kiến nghị và giải pháp5. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu các giáo trình,tài liệu tham khảo về Quản Trị MarketingNghiên cứu về công ty PepsiCoTham khảo thông tin trên các trang mạng, tạp chí điện tử.3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1.Sơ lược về chiến lược Marketing1.1.1. Khái niệmTheo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứchỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing củamình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối vớiMarketing-mix, và chi phí cho Marketing”Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được pháttriển ở cấp đơn vị kinh doanh. Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketingnhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của mình. Chiến lượcmarketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mụctiêu, marketing– mix và ngân sách marketing.1.1.2.Vai trò của chiến lược MarketingChiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing giúp doanhnghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thịtrường và tăng quy mô kinh doanh. Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động củadoanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thịtrường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lượcMarketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường Quản trị chiến lượcMarketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng đi cụ thể là việc xây dựngcác chiến lược Marketing Mix cho thị trường mục tiêu.Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ,hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có thể đối phó với nhữngbiến động của thị trường và có được những chiến lược thích hợp.Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển vàduy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanhnghiệp, và bên kia là các cơ hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào triển khai một ýđịnh kinh doanh vững chắc, mục tiêu Marketing phù hợp, trên cơ sở phân tích môi4trường marketin (sản phẩm, thị trường và cạnh tranh), thiết lập những chiến lược hoạtđộng có tính chất liên kết.Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xâydựng một kế hoạch Marketing hợp lý, tức là có dự gắn kết chặt chẽ của chiến lượcMarketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn.Xây dựng một chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốtnhiệm vụ.1.2.Các thành phần trong Marketing – Mix1.2.1. Sản phẩm1.2.1.1. Khái niệm sản phẩmSản phẩm là tất cả những cái gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý , muasắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một chu cầu hay mong muốn. Sản phẩm cóthể là những vật thể hữu hình, những dịch vụ mang tính vô hình, những địa điểm (chothuê địa điểm, thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh), những phát minh, sáng chế,những tổ chức hay nhưng ý nghĩ. Khi tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp cần nhận thứcđầy đủ về 3 mức độ của nó nhằm thoả mãn những mong đợi của người tiêu dùng.1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩma) Nhãn hiệu Khái niệmNhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữachúng, được dung để xác nhận sản phẩm của người bán hay một nhóm người bán và đểphân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chức năng của nhãn hiệu:• Chức năng thực hiện: cho phép nhớ lại dễ dàng sản phẩm đã lựa chọn trước đó• Chức năng bảo đảm: một nhãn hiệu quen thuộc là sự đảm bảo cho một chất•lượng tốt nhấtChức năng cá thể hóa: khi chọn một nhãn hiệu tức là khẳng định nét độc đáo,•nhân cách của mìnhChức năng tạo sự vui thích: người mua cảm thấy thích thú khi được lựa chọn•trong nhiều SP có nhãn hiệu đa dạngChức năng chuyên biệt: khi nhãn hiệu phản ánh một hình dáng độc nhất các đặctrưng của sản phẩm5•Chức năng dễ phân biệt: khi nhãn hiệu là điiểm duy nhất để người tiêu thụ bámvào khi mua sản phẩmb) Bao bì đóng gói Khái niệmBao bì là vật dụng được thiết kế và sản xuất để chứa đựng sản phẩm. Nó là mộtyếu tố ngày càng trở nên quan trọng của sản phẩm, do đó việc lựa chọn bao bì cũng làquyết định quan trọng của Marketing. Yếu tố cấu thành bao bì: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc Bao bì vận chuyển Các thông tin mô tả sản phẩm1.2.1.3. Chiến lược sản phẩma) Các khái niệmDòng sản phẩm: là một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau vìcùng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng quacùng một kênh, hay tạo ra một khung giá cụ thể.Tập hợp sản phẩm: là tổng hợp những dòng sản phẩm và một món hàng mà mộtngười bán cụ thể đưa ra để bán cho người mua.b) Các chiến lược sản phẩmChiến lược tập hợp sản phẩm bao gồm:Chiến lược mở rộng tạp hợp sản phẩmChiến lược kéo dài các dòng sản phẩm trong một tập hợpChiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩmChiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩmChiến lược dòng sản phẩmo Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩmo Chiến lược phát triển dòng sản phẩmo Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩmo Chiến lược hạn chế dòng sản phẩmo Chiến lược cải biến dòng sản phẩmo Chiến lược hiện đại hóa cho dòng sản phẩm1.2.1.4. Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩmChiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược Marketing, là yếu tố cơ bảnđầu tiên mà doanh nghiệp quyết định tung ra thị trường mục tiêu để phù hợp với khách6hàng tiềm năng có khả năng tiêu thụ. Chỉ khi hình thành chính sách sản phẩm, doanhnghiệp mới có phương hướng đảm bảo đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêucầu. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn hay khôngđảm bảo một thị trường chắc chắn thì hoạt động tiêu thụ sẽ rất mạo hiểm và có thể dẫnđến thất bại. Chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thự hiện mục tiêu chiếnlược kinh doanh như lợi nhuận, vị thế và an toàn.1.2.2. Giá cả1.2.2.1. Khái niệmGiá cả là số tiền mà người muốn bán và người muốn mua thỏa thuận với nhauđể trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường, hoặc giá cả là sốtiền hay sản phẩm mà ta yêu cầu đưa ra để đổi lấy cái gì khác (quyền sở hữu, quyền sửdụng…). Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông, vàngười tiêu dùng chủ động mua bán thỏa thuận với nhau về giá cả và hình thành nên giáthị trường.1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định giáa) Yếu tố bên trong- Các mục tiêu Marketing+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: Nhiều doanh nghiệp muốn đề ra một mức giá để cóthể tối đa hoá lợi nhuận. Họ ước đoán nhu cầu và chi phí theo các mức giá bán khácnhau, sau đó chọn giá nào mà nó cho lợi nhuận cao nhất hoặc tỷ lệ doanh thu trên vốnđầu tư tối đa.+ Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng sản phẩm: Mục tiêu này có nghĩa là doanh nghiệplàm sao để hàng hóa của mình có chất lượng cao nhất so với các hàng hoa tương tự trênthị trường. Do đó chi phí cao nên thông thường doanh nghiệp phải định giá các sảnphẩm cao để bù đắp các chi phí đó.+ Mục tiêu tồn tại: Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu này khi họ gặp khó khan lớntrong kinh doanh do cạnh tranh gay gắt hoặc do nhu cầu, sở thích của người tiêu dùngthay đổi. Để đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp cũng như bán được sảnphẩm, các doanh nghiệp này thường cắt giảm giá với hi vọng rằng thị trường sẽ nhạycảm với giá.-Các biến số Marketing:7Giá chỉ là một trong những công cụ trong hỗn hợp Marketing mà doanh nghiệpsử dụng để đạt được mục tiêu Marketing của mình. Thông thường người ta quyết địnhvề giá đầu tiên và sau đó những quyết định về các đặc điểm của sản phẩm, phân phốisản phẩm, quảng cáo đều dựa trên mức giá này.-Chi phí sản xuấtChi phí là căn cứ để doanh nghiệp định giá sản phẩm. Gía phải trang trải hết cácchi phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm đồng thời tạo ra được lợi nhuận hợp lýcho những nỗ lực và rủi ro mà doanh nghiệp gánh chịu.b) Yếu tố bên ngoài- Thị trường và nhu cầu+ Thị trường: Chính sách giá cả của doanh nghiệp phụ thuộc vào các kiểu thị trườngkhác nhau•Cạnh tranh hoàn hảo: bao gồm nhiều người mua và nhiều người bán trao đổi•nhau một thứ hàng hóa thuần nhất như lúa mỳ, đồng…Cạnh tranh độc quyền: gồm người mua và người bán giao dịch với nhautrong một khoảng giá rộng chứ không phải là một giá thị trường thống nhất+ Nhu cầu: Chi phí quy định mức giá tối thiểu, còn mức giá mà khách hàng sẵn sàngtrả sẽ quy dịnh mức giá tối đa. Người chủ và người quản lý doanh nghiệp phải hiểumối quan hệ giữa giá và nhu cầu về một sản phẩm trước khi tiến hành định giá.-Đối thủ cạnh tranhViệc tìm hiểu chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Cũng rấtcần biết xem các đối thủ sẽ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi về giá sảnphẩm của bạn. Khi định giá bán sản phẩm của mình, doanh nghiệp phải luôn đặt mìnhtrong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh cho phù hợp (đặc biệt làcác đối thủ cạnh tranh đặc biệt).-Các yếu tố bên ngoài khác+ Một doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu những yếu tố khác trong môi trường bênngoài có thể ảnh hưởng đến thị trường, nhu cầu, cạnh tranh hay các hình thức kinhdoanh.+ Những yếu tố bên ngoài khác cũng ảnh hưởng tới việc định giá như thiên tai, lũ lụt sẽảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng.8+ Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như: lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, thấtnghiệp, công nghệ mới... đều ảnh hưởng đến sức mua của thị trường, đến chi phí sảnxuất. Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ điện tử đã dẫn tới giảm giá các thiếtbị điện tử.1.2.2.3. Các phương pháp định giáa) Định giá dựa vào chi phíPhương pháp định giá này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của doanhnghiệp. Phương pháp này tuy là đơn giản nhất so với các phương pháp khác nhưngcũng không phải dễ và luôn luôn tốt.b) Định giá theo người muaNgày nay có nhiều doanh nghiệp định giá dựa trên giá trị được cảm nhận củasản phẩm. Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua, chứ không phải phí tổn củangười bán, là chìa khóa để định giác) Định giá dựa vào cạnh tranh- Định giá theo thời giá: Khi định giá theo thời giá, công ty căn cứ chủ yếu vào-giá của đối thủ cạnh tranh, ít chú trọng đến phí tổn hay sức cầu.Định giá đấu thầu: Định giá dựa trên sự cạnh tranh cũng chi phối các xí nghiệpđấu thầu để nhận việc. Công ty định giá dựa trên những đối thủ cạnh tranh. Xínghiệp muốn giành được hợp đồng thì phải định giá thấp hơn các xí nghiệpkhác.91.2.2.4. Các chiến lược định giá sản phẩma) Chiến lược định giá cho sản phẩm mới• Định giá dòng sản phẩm: Các doanh nghiệp thường triển khai nhiều sản phẩmđa dạng hơn là những sản phẩm riêng lẽ.• Định giá sản phẩm tùy chọn: Nhiều doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vớinhững đặc tính tự chọn.• Định giá sản phẩm bổ sung: Các doanh nghiệp trong những ngành nào đó sảnxuất các sản phẩm phải được dùng với sản phẩm chính yếu khác.b) Chiến lược điều khiển giá- Định giá chiết khấu+ Chiết khấu tiền mặt: là sự giảm giá cho những người nào thanh toán sớm.+ Chiết khấu số lượng: sự giảm giá cho những người mua nhiều+ Chiết khấu theo mùa: sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ vàomùa vắng khách.+ Khoản giảm giá thêm: là dạng khác của việc giảm giá từ giá bán lẻ-Định giá phân khúc: Các công ty thường điều chỉnh giá cơ sở để phù hợp với-các đối tượng khách hàng, sản phẩm và địa điểm khác nhau.Định giá tâm lý: Người bán không chỉ lưu tâm đến vấn đề kinh tế mà còn để ýđến khía cạnh tâm lý học của giá cả.c) Chiến lược điều chỉnh giá+ Chủ động giảm giá: Nhiều hoàn cảnh có thể làm cho một công ty phải xét đếnchuyện giảm giá sản phẩm của mình xuống mặc dù điều này có thể gây nên những trậnchiến về giá cả. Một nguyên nhân là sự quá thừa năng lực, Công ty thì cần thêm kháchhàng nhưng không thể đạt dược bằng các biện pháp khác.+ Chủ động tăng giá: Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã phải tăng giá lên.Một sự tăng giá thành công có thể làm tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính của sự tănggiá là do sự lạm phát chi phí dai dẳng có tính toàn cầu. Mức tăng năng suất không sánhkịp với vật giá gia tăng đã gặm dần biến tế lợi nhuận, khiến các công ty cứ phải tănggiá lên mãi.+ Phản ứng của người mua đối với việc thay đổi giá cả: Khách hàng không luôn luônhiểu đúng về sự thay đổi giá cả. Phản ứng của người mua đối với việc tăng giá: kháchhàng thường không diễn giải sự thay đổi giá theo cách đơn giản. Một hành động tăng10giá – thường sẽ dẫn đến sự sụt giảm về doanh số - có thể mang lại một số ý nghĩa tíchcực cho người mua.+ Phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi giá: Các nhà cạnh tranh rất dễphản ứng với sự thay đổi giá. Làm thế nào công ty có thể lường trước được các phảnứng có thể có của các nhà cạnh tranh? Có thể phản ứng của đối thủ cạnh tranh nằmtrong chiều hướng chung của việc thay đổi giá. Như vậy phản ứng của đối thủ có thểlượng trước được.+ Đáp ứng với những thay đổi giá: Công ty nên đáp ứng thế nào đối với một sự thayđổi giá do đối thủ cạnh tranh khởi xướng. Công ty cần xem xét những vấn đề như tạisao đối thủ thay đổi giá? Đối thủ lập kế hoạch thay đổi giá tạm thời lâu dài. Điều gì sẽxảy ra cho thị phần và lợi nhuận của công ty nếu công ty không phản ứng lại? Hay đápứng có thể có của đối thủ sẽ như thế nào?1.2.2.5.Vai trò của chiến lược giáGiá cả là một trong bốn tham số Marketing hỗn hợp cơ bản. Trong kinh doanhgiá cả là một công cụ có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp cần sử dụng một cáchkhoa học để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh. Giá cả có tầm quan trọng rấtlớn.- Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác,giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng- Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh sốvà lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trìnhmarketing chung.1.2.3. Phân phối1.2.3.1. Khái niệmTheo quan niệm của những người sản xuất: Vì những người sản xuất có thểnhấn mạnh các loại trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêudùng nên kênh phân phối có thể định nghĩa như các hình thức di chuyển sản phẩm quacác trung gian khác nhau.11Những người bán buôn, bán lẻ thì cho rằng: Kênh phân phối là các dòng chuyểnquyền sở hữu, vì những người hi vọng có được dự trữ lợi nhuận tồn kho từ nhữngngười sản xuất.Những người tiêu dùng thì cho rằng kênh phân phối là các trung gian đứng giữahọ và người sản xuất.Theo những nhà nghiên cứu Marketing thì kênh phân phối có thể quan niệmtheo những cách sau:oKênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫnnhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụnghay tiêu dùng.o Kênh phân phối là tập hợp các công ty hay các nhân tự gánh vác giúp đỡ chuyểndao một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên conđường từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng.o Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụthuộc lẫn nhau tham gia vào qua trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới ngườitiêu dùng.o Kênh phân phối là tập hợp các quan hệ với các tổ chức và các nhân bên ngoàidoanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm đạtđược các mục tiêu cuả doanh nghiệp trên thị trường.Như vậy có rất nhiều định nghĩa về kênh phân phối song nhìn chung kênh phânphối là tập hợp các yếu tố, các quan hệ, đối tượng tham gia vào quá trình lưu chuyểnhàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng.1.2.3.2. Cấu trúc của kênh phân phốia) Khái niệmCấu trúc kênh như là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các côngviệc phân phối được phân chia cho họ. Cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chiacông việc cho các thành viên khác nhaub) Cấu trúc KPPChiều dài của kênh: được xác định và thể hiện bằng số lượng trung gian khácnhau về mặt quy mô, tính chất phân phối (số cấp) trong kênh phân phối. Nếu sắp xếptheo chiều dài thì có kênh một cấp, kênh 2 cấp, kênh 3 cấp và kênh đa cấp.12Chiều rộng kênh: được các định bằng số lượng trug gian tham gia vào mỗi cấpđộ của kênh. Là đại lượng đặc trưng cho sự bao phủ thị trường của mỗi cấp.1.2.3.3. Phân loại kênh phân phối- Cấu trúc KPP hàng tiêu dùng+ Kênh cấp không+ Kênh một cấp+ Kênh hai cấp+ Kênh ba cấp-Cấu trúc KPP hàng công nghiệp+ Kênh trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán thẳng hàng hóa sản phẩm cho ngườitiêu thụ cuối cùng không qua các khâu trung gian.+ Kênh gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán hàng của mình cho người tiêu dùngcuối cùng qua các khâu trung gian bao gồm: người môi giới, đại lý, người bán buôn,người bán lẻ.1.2.3.4.Vai trò của kênh phân phốiThông qua kênh phân phối người sản xuất có thể giảm bớt các giao dịch, tiếpxúc với khách hàng từ đó giảm bớt được chi phí, nguồn lực (nhân lực, trí lực, vật lực,tài lực) góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.Thông qua KPP, nhà sản xuất đã khai thác tối ưu những ưu điểm của chuyênmôn hóa trong việc chăm sóc khách hàng, quản lý khách hàng, tiếp cận được thị trườngtốt hơn, có được thông tin về thị trường chính xác, kịp thời giúp cho việc ra các quyếtđịnh , hành động của công ty tốt hơn.Nhờ hệ thống kênh phân phối nên đã đảm bảo được vấn đề cung và cầu giữa cácvùng khác nhau, trên diện rộng, nâng cao hoạt động của công ty.1.2.4. Xúc tiến1.2.4.1. Khái niệmXúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin thuyết phục, nhắc nhởvà khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Nhờxúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhanh hơn và nhiều hơn.Những hoạt động xúc tiến này được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì, bán hàng cánhân, hội chợ, phương tiện truyền thông do công ty hoặc tổ chức thông tin thực hiện13Mục đích của xúc tiến1.2.4.2.Thông báo cho khách hàng mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm công ty trên thịtrường. Điều này rất quan trọng vì kênh phân phối thường dài, giữa người sản xuất vàngười trung gian phải trải qua nhiều trung gian. Tương tự các trung gian bán buôn, bánlẻ cũng phải thông báo cho khách hàng. Do số lượng khách hàng tiềm năng ngày càngtăng và ranh giới địa lý ngày càng mở rộng nên vấn đề truyền thông ngày càng coitrọng.Xúc tiến còn dùng để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, thúc đẩy muanhanh và nhiều hơn.Xúc tiến còn dùng để so sánh cho khách hàng thấy được sản phẩm của doanhnghiệp khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Xúc tiến còn là một công cụthuyết phục khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngành, các doanh nghiệp trong cùngngành ngày càng gia tăng tạo nên áp lực cho các chương trình xúc tiến. Trong một nềnkinh tế phát triển, một sản phẩm dù được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu cơ bản vẫncần có hoạt động xúc tiến để thuyết phục khách hàng vì họ có quá nhiều nhãn hiệu đểlựa chọn.Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến1.2.4.3.Khi quyết định về hỗn hợp tiến cần xem xét các nhóm yếu tố: loại sản phẩm/thịtrường, các giai đoạn sẵn sàng mua, các giai đoạn trong chu kì sống sản phẩm, chiếnlược đẩy và lôi kéo công ty.a) Loại sản phẩm/thị trườngHiệu quả của công cụ xúc tiến tùy thuộc thị trường là hàng tiêu dùng hay hàngcông nghiệp. Với hàng tiêu dùng , công cụ quảng cáo là quan trọng nhất rồi mới đếnkhuyến mãi, bán hàng trực tiếp và tuyên truyền. Ngược lại, với hàng công nghiệp thìcông cụ bán hàng trực tiếp là quan trọng nhất rồi đến khuyến mãi, quảng cáo và tuyêntruyền.b) Giai đoạn sẵn sàng của người muaKhách hàng mục tiêu có thể ở một trong 6 giai đoạn của sự sẵn sàng mua, đó là:nhận biết, hiểu rõ, thích, ưa chuộng, tin tưởng và mua.Trong mỗi giai đoạn xúc tiếnđều có mục tiêu và tác động khác nhau.14c)••••d)Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩmGiai đoạn giới thiệuGiai đoạn trưởng thànhGiai đoạn phát triểnGiai đoạn suy thoáiSự lựa chọn chiến lược đẩy và kéoNhà sản xuất có thể hướng các nổ lực xúc tiến vào cả trung gian phân phối vàngười sử dụng cuối cùng. Một chương trình xúc tiến tập trung chủ yếu đến các nhàtrung gian được gọi là chiến lược đẩy và một chương trình xúc tiến tập trung chủ yếuvào người sử dụng cuối cùng gọi là chiến lược kéo.1.2.4.4.Tầm quan trọng của xúc tiếnXúc tiến là một yếu tố quan trọng của marketing mix. Một hỗn hợp xúc tiếnhiệu quả sẽ có những đóng góp cho sự thành công của chiến lược marketing.Đối với những sản phẩm mới, trước hết cần phải thông tin về kiểu dáng vànhững đặc trưng để xây dựng thái độ tốt của khách hàng đối với chúng. Đối với nhữngsản phẩm đã được khách hàng nhận biết cần tập trung thuyết phục thay đổi nhận thứcđể được yêu thích hơn.Đối với những sản phẩm thông dụng cần sự nhắc nhở để gia tăng sự tin cậy đãcó của người tiêu thụ.15CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX CỦAPEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM2.1.Tổng quan về PepsiCo2.1.1. PepsiCo toàn cầuHình 2.1: Biểu tượng PepsiCo2.1.1.1.Giới thiệu công tyTập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bangNew York, Mỹ. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tâp đoàn Frito – Lay thành tập đoànPepsiCo.PepsiCo la một công ty giải khát và thực phẩm hàng đầu với tốc độ phát triểnnhanh nhất trên thế giới hoạt động trên 100 năm và có mặt trên 200 quốc gia với hơn185.000 nhân viên. Công ty có doanh số hàng năm đạt 39 tỷ USD, và con số này ngàycàng tăng nhanh. PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đadạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tính vui nhộn , năng động cho đếnnhững sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh.2.1.1.2.Lịch sử hình thành công tyNăm 1898: Caleb Bradham mua quyền sáng chế cho thương hiệu PepsiCola và đổi lạiPepsiCola.16Năm 1902: Thương hiệu PepsiCola được đăng kýNăm 1936: doanh số của Pepsi tăng vọt ở MỹNăm 1941: PepsiCo xâm nhập vào thị trường Châu ÂuNăm 1947: Mở rộng sang Philippine và Trung ĐôngNăm 1964: cho ra sản phẩm nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên thế giới –Diet PepsiNăm 1998: PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá 3,3 tỷ đô la2.1.2.Cơ cấu tổ chứcTập đoàn đã sử dụng mô hình quản lý phân cấp và phụ trách theo khu vực địalý. Gia đình Pepsi bao gồm 4 bộ phận: Pepsi đồ uống Bắc Mỹ (PepsiCo AmericasBeverage - PAB), Pepsi đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PepsiCo Americas Foods), PepsiChâu Âu (PepsiCo Europe), Pepsi Châu Á Trung Đông và Châu Phi (PepsiCo Asia,Middle East and Africa).2.1.2.1.Pepsi đồ uống Bắc Mỹ ( PAB)Pepsi được sáng lập năm 1898 bởi Cableb Bradham. Ngày nay, thương hiệuPepsi là một trong các thương hiệu đồ uống phát triển lớn mạnh nhất, bao gồm đồ uốngcó các-bô-nát, nước hoa quả, trà uống liền, cà phê, các đồ uống cho người chơi thểthao, nước uống đóng chai và nước uống tăng cường khoáng chất. PAB được biết đếnvới các thương hiệu như Mountain Dew, Diet pepsi, Gatorade, Tropicana PurePremium, Aquafina, Sierra Mist, Mug …2.1.2.2.Pepsi đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PAF).Là bộ phận kinh doanh thức ăn và đồ ăn nhẹ của Pepsi tại thị trường Bắc vàNam Mỹ. Các bộ phận kinh doanh bao gồm Frito-Lay Bắc Mỹ, Quaker Foods &Snacks, Sabritas, Gamesa and Latin America Foods. - Frito-Lay North America2.1.2.3.Pepsi Châu ÂuChi nhánh Pepsi tại Châu Âu là một trong những công ty về đồ ăn và thức uốnghàng đầu tại khu vực này, với hơn 60000 lao động và với thị trường 900 triệu người, 11vùng và 45 nước, vùng kinh doanh kéo dài từ phía tây nước nga cho đến Bồ Đào Nha,Bắc Thổ Nhĩ Kì và Nauy.172.1.2.4.Pepsi Châu Á Trung Đông và Châu Phi (AMEA)Trong gia đình Pepsi, thành viên này sản xuất và kinh doanh các loại đồ ăn nhẹhàng đầu như Lay’s, Kurkure, Chipsy, Doritos,… thông qua các công ty phụ thuộc.Hơn nữa, dù độc lập hay thông qua các nhà máy sản xuất, AMEA cũng sản xuât svafkinh doanh nhiều sản phẩm và ngủ cốc và đồ ăn nhẹ Quaker và các loại nước uống nhưPepsi, Mirinda, 7up và Mountain Dew.2.1.3. PepsiCo Việt Nam2.1.3.1. Giới thiệu công tyCông ty PepsiCo Việt Nam là một công ty thuộc tập đoàn chuyên cung cấpnước giải khát có ga của Mỹ. Sản phẩm của PepsiCo đã có mạt hầu hết các nước trênthế giới. Công ty nước giải khát PepsiCo Việt Nam được thành lập theo quyết định số291/GP ngày 24/12/1991 của Uỷ Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư. Tiền thân là mộtcông ty liên doanh sữa SP.Co và công ty Macondray – Singspore. Cho đến nay công tyPepsiCo Việt Nam đã có 1 trụ sở chính và 5 chi nhánh.Các sản phẩm của công ty được sản xuất tại Việt Nam, sử dụng công nghệ sảnxuất hoàn toàn từ công ty mẹ ở Mỹ. Việc tự sản xuất được sản phẩm đã giúp cho có thểchủ động hơn trong công tác phân phối và bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.Những sản phẩm chính của công ty PepsiCo Việt Nam nay bao gồm các loạinước có ga như pepsi, 7 up,…Đây là những sản phẩm truyền thống của công ty. Côngty cũng phát triển các mặt hàng nước giải khát không có ga như nước cam ép Twister,lipton, Aquafina,… là những sản phẩm mới của công ty2.1.3.2.Lịch sử hình thành24/12/1991, Công ty nước giải khát Quốc tế (IBC) do liên doanh sữa SP.Co vàMarcondray – Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.Năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam. PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu:Pepsi và 7 up.Năm 1998, PI mua 97% cổ phần, SP.Co 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.Năm 2003, PepsiCola Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành công ty nướcgiải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twster,Lipton Ice Tea.18Năm 2005, chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải lớn nhất ViệtNam.Năm 2007, Phát triển thêm ngành sữa đậu nành.Năm 2008, khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương.Tung sản phẩm Snack Poca Khoai tây cao cấp, được chế biến cắt lát từ những củ khoaitây tươi nguyên chất được trồng Lâm Đồng.PepsiCo là công ty toàn cầu, kinh doanh nước giải khát và thực phẩm đã hoạtđộng kinh doanh trên 100 năm nay.PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứn nhu cầu và sở thích của người tiêudùng, từ những sản phẩm mang tới sự vui nhộn cho đến những sản phẩm có lợi cho sứckhỏe và lối sống lành mạnh.Sứ mệnh mà PepsiCo đề ra: “ Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêudùng, tập trung vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìmkiếm và tạo ra các hiệu qua tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội pháttriển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và côngđồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trungthực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.Hình 2.2. Logo Pepsico qua các thời kỳ192.2.Giới thiệu sản phẩmSản phẩm của PepsiCo ở Việt Nam rất đa dạng bao gồm các dòng sản phẩm cóga, không ga.Đối với dòng sản phẩm nước giải khát có ga bao gồm: Pepsi, Sting, 7 Up,Mirinda, C.C Lemon,…Dòng sản phẩm không ga như: trà ô long, Mountain Dew, Aquafina, Nước épcam twister, Nước cam ép có tép, Tropicana Fruit táo, Lipton,…Với sản phẩm chủ lực của PepsiCola, Pepsi đã nghiên cứu và cho ra đời các sảnphẩm cũng là nước giải khát có ga và mang thương hiệu Pepsi nhưng có các thànhphần, tính năng và hương vị khác như Pepsi dành cho người ăn kiêng Pepsi Diet, PepsiLemon, Pepsi xanh, Pepsi One….Tuy nhiên, nếu như New Coke là thất bại đình đámnhất của CocaCola thì thất bại của Pepsi cũng chẳng kém. Hầu hết các sản phẩm “ăntheo” Pepsi đều không có chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay ở thị trường Việt Namhầu như các sản phẩm trên không còn được bày bán ngoại trừ sản phẩm chủ lựcPepsiCola. Khẩu vị của Pepsi cũng phù hợp với người Việt Nam so với đối thủ CocaCola. Chẳng hạn chai to hơn (có cảm giác bề ngoài như vậy). Nước uống cũng ngọt vàđậm đà hơn. Điều này phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Còn ở các thịtrường khác như các nước Châu Âu và Châu Mỹ thì vị lạt của Coca Cola hợp khẩu vịhơn, vì trong những xã hội phát triển, người ta đã quá ngán những gì quá béo và quángọt.2.3.Chiến lược Marketing – Mix của Pepsi2.3.1. Chiến lược sản phẩm2.3.1.1. Hương vị và kiểu dángNhư chúng ta đã biết, hang nước ngọt Pepsi được thành lập gần một thế kỷtrước, lượng tiêu thụ và danh tiếng đều kém xa Coca – Cola. Nhưng đến những nămđầu của thập niên 90, Pepsi đã vinh dự được xếp hàng thứ 7 trong số 10 tập đoàn lớnnhất nước Mỹ , trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất của Coca Cola. Điều nàykhiến cac nhà kinh tế học trên thế giới nhìn Pepsi vvoiws con mắt hoàn toàn khác,đồng thời làm cho Coca Cola thực sự cảm thấy không an tâm.Trên thị trường nước giải khát, Pepsi vẫn đứng thứ hai sau Coca-Cola nhưngđây là lần đầu tiên kể từ năm 1989 Pepsi giành được thị phần của Coca-Cola. Để có20được những thành công như vậy Pepsi đã áp dụng những chiến lược phát triển sảnphẩm đúng đắn. Từ những năm 1950 đến 1955, Pepsi đã áp dụng năm quyết sách quantrọng.Hai trong số năm quyết sách đó là cải thiện khẩu vị và thiết kế lại kiểu dáng chaithủy tinh. Pepsi đã sử dụng chiến lược sản phẩm là mở rộng theo đường thẳng và mởrộng nhãn hiệu.2.3.1.2.Nhãn hiệuNói đến nước giải khát thì Coca-cola là ông vua của thế giới này. Họ đã định vịmình là “thứ thiệt” và đó là một chiến lược xây dựng thương hiệu rất hiệu quả. Coke làthương hiệu đầu tiên có mặt trên thị trường, có nghĩa là đây mới là cola nguyên thủy –thứ thiệt. Ai cũng muốn dùng thứ thiệt. Nếu bạn không uống Coke thì bạn sẽ chọn gìnào?Nhưng Pepsi có thể minh chứng rằng sản phẩm của họ có hương vị ngon hơn.Sự thách thức của Pepsi thể hiện qua cuộc thử nghiệm hương vị kiểu “bịt mắt” (blindtaste test) với sự tham gia của 800 000 người trong năm 1983. Kết quả là 60% số ngườitham gia thử nghiệm đã cho rằng Pepsi ngon hơn Coca-cola. Nhưng Coca-cola vẫn bánchạy hơn Pepsi. Khi xem xét chọn lựa, người ta vẫn thiên về Coke hơn, bởi vì đó là thứthiệt. Và thứ thiệt là thứ tốt nhất, bất chấp kết quả thử nghiệm kiểu “bịt mắt” nói trên.Khi đối mặt với một đối thủ có “thứ thiệt” này thì các công ty khác đều “bó tay”khi sử dụng chiến lược “chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn”. Còn sử dụng chiến lược“hiệu quả hoạt động” thì sao nhỉ? Bạn có thể làm, nếu như lĩnh vực nước giải khát nàythực sự nhạy cảm với “hiệu quả”, như sản phẩm chíp trong máy tính. Nhưng thực tế thìnước giải khát không nhạy cảm với yếu tố này và khi đó, một thức uống “hiệu quả cao”cũng không thể giúp bạn khác biệt hóa.Pepsi cần phải chiếm vị trí đối lập, nhưng điều này gây ra những thách thức lớncho mọi phương diện. Đối lập với “thứ thiệt” là “thứ giả mạo”.2.3.1.3.Bao bì sản phẩmĐể kỷ niệm 75 năm thành lập tại Guatemala, Pepsi cho ra mắt phiên bản PepsiLimited Edition với những thiết kế bao bì sản phẩm độc đáo.Thương hiệu Pepsi xuất hiện tại Guatemala từ năm 1950, do dó, đến nay thươnghiệu này đã trải qua quá trình phát triển 75 năm tại đây. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại21này, Pepsi đã phát hành 7 kiểu dáng thiết kế bao bì sản phẩm lon Pepsi LimitedEdition.7 thiết kế bao bì lon Pepsi thể hiện rõ ràng sự thay đổi thiết kế bao bì của hãngnày qua từng năm với những mốc thời gian: 1950, 1959, 1967, 1978, 1991, 1998 và2016.Năm 1950. Logo cũ, màu sắc tuyệt vời và nền bao bì màu trắng. Thật thú vị nếuPepsi bày bán mẫu thiết kế bao bì này với phiên bản giới hạn trên toàn thế giới.Cho đến năm 1959, thiết kế bao bì sản phẩm Pepsi đã thay đổi khá nhiều, màuxanh được sử dụng nhiều hơn. Vẫn là logo cũ và có sử dụng nắp chai trong thiết kế.Năm 1967, tuy thiết kế logo không còn nhưng bạn có thể thấy một chi tiết trongmẫu thiết kế bao bì sản phẩm năm 1950 đã trở lại: mẫu hình tam giác.Năm 1998, màu xanh tối bắt đầu được sử dụng trong thiết kế bao bì sản phẩmlon Pepsi.Năm 1978, thiết kế bao bì sản phẩm lon Pepsi sử dụng nền màu trắng trở lại.Năm 1991 khá giống với năm 1978, thiết kế bao bì sản phẩm lon Pepsi tươngđồng về màu sắc và kiểu thiết kế.Năm 2016, đây là mẫu thiết kế bao bì sản phẩm mới nhất, đang được sử dụnghiện nay.Thiết kế rất rõ ràng với mẫu logo mới và kiểu chữ đơn giản.Đây là thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm của công ty trên toàn cầu và khi vềViệt Nam nó hoàn toàn không thay đổi.22Hình 2.3: Hình ảnh Pepsi lon qua các năm23Chiến lược thâm nhập thị trường2.3.1.4.Khi Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, lập tức với thế lựchùng hậu của mình, Pepsi “thi triển võ công” và ngay lập tức thống lĩnh thị trường ViệtNam từ Nam ra Bắc.Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức“sập tiệm” (chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giáquá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đốithủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng.Giai đoạn này là thời kỳ cực thịnh của Pepsi tại Việt Nam .Khi đó du khách tớiViệt Nam qua cửa ngõ Tân Sơn Nhất, chỉ cần ra khỏi phi trường đã thấy ngay một tấmpa-nô cực lớn quảng cáo cho hãng Pepsi chào đón.Sau khi đã đánh sập tiệm các “tổhợp sản xuất” nước ngọt nội địa của Việt Nam Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phânphối trên toàn Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hếtcác quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi).Chiến lược mở rộng thị trường2.3.1.5.Cùng với việc thiết lập các nhà máy và hệ thống phân phối trên toàn quốc thìpepsi Việt Nam còn có cả một chiến lược marketing đầy tham vọng.Để đánh vào tâmlý thích bóng đá và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóngđá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình,với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Namđược yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàngđầu thế giới.Và đồng thời tung ra khẩu hiệu: “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc giaViệt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”. Lập tức doanh số bán ra của Pepsi “tăng vọt”(nhất là trong các giải cầu của Ðông Nam Á, hoặc Châu Á có đội tuyển quốc gia ViệtNam tham dự) đồng thời tình cảm của dân chúng đối với Pepsi cũng được “gia cố” vàgia tăng.Pepsico Việt Nam luôn có một chiến lược marketing phù hợp với công ty mẹ đólà thế hệ của Pepsi được cho là “thế hệ mới”. Phương châm “Sống hết mình” luôn sẵnsàng đón nhận những cơ hội mới với tinh thần “Khám phá Sáng tạo và Thử tháchhơn!”.Cuộc sống có muôn vàn cơ hội, bạn luôn sống nhiệt tình, năng động, sángtạo và đặt cho mình nhiều thách thức để vượt qua, để biến cơ hội ấy thành hiện thựcchắc chắn bạn sẽ làm chủ tinh thần của Pepsi, tinh thần “Make it happens!” của thời24đại mới. Tham gia trong trào lưu này, gia đình ngôi sao Pepsi ngày càng đông hơn vớicác gương mặt trẻ hàng đầu Việt Nam như Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ...tạo nên mộtsức hút kỳ lạ cho thương hiệu và khẳng định tinh thần trẻ của Pepsi có mặt ở khắp mọinơi.Chính vì thế mà trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của Pepsi ViệtNam đạt trên mức 20%, tăng gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngànhcông nghiệp nước giải khát trong nước.2.3.1.6.Chiến lược đa dạng hóa sản phẩmKhi mới được thành lập thì Pepsico Việt Nam chỉ đáp ứng thì trường chỉ ở phânkhúc thị trường nước giải khát.Và bây giờ thì Pepsico Việt Nam luôn đi theo chínhsách của công ty mẹ đó là việc đa dạng hoá sản phẩm cũng như thị trường.Danh mụcsản phẩm của công ty đã đa dạng hơn,từ thị trường nước giải khát sang cả thị trườngthực phẩm thức ăn nhanh.Hơn thế nữa công ty luôn thực sách đa dạng thị trường, thực hiện xuất khẩu,mànổi tiếng vẫn là các thị trường như: Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia…. PepsiCo ViệtNam xem thị trường trong nước là thị trường tiềm năng để phát triển sang thị trườngcác nước khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương2.3.2. Chiến lược định giá2.3.2.1. Định giá theo thị trường nhu cầuThị trường nước giải khát là thị trường cạnh tranh có độc quyền,mà ở đó có những sảnphẩm phân biệt trong khoảng giá nhất định. Vì thế Pepsi luôn tìm cách đưa ra nhữngsản phẩm mới phù hợp với thị trường và tạo sự khác biệt cho sản phẩm.Để tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng lựa chọn sản phẩm của mìnhhơn. Mặc dù thị trường nước giải khát thì người dùng chỉ đánh giá vào giá trị là sảnphẩm đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào, như khả năng giải khát, hương vị và màusắc của sản phẩm. Định giá theo các loại thị trường đối với Pepsi chủ yếu theo thjtrường có độc quyền với nhiều hãng nước giải khát với những sản phẩm khác nhau báncho nhiều người mua sản phẩm phân biệt trong một khoảng giá nhất định.Với thị trường Việt Nam, Pepsi luôn tìm ra nhiều sản phẩm khác nhau để đápứng nhu cầu cho khách hàng25

Tài liệu liên quan

  • Chiến lược kinh doanh của KFC tại thị trường việt nam Chiến lược kinh doanh của KFC tại thị trường việt nam
    • 22
    • 3
    • 4
  • TÌM HIỂU CHIẾN lược KINH DOANH của KFC tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TÌM HIỂU CHIẾN lược KINH DOANH của KFC tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
    • 18
    • 1
    • 6
  • Chiến lược kinh doanh của Oriflame tại thị trường Việt Nam. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước Chiến lược kinh doanh của Oriflame tại thị trường Việt Nam. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước
    • 86
    • 1
    • 4
  • Luận án  : Chiến lược kinh doanh của metro tại thị trường việt nam Luận án : Chiến lược kinh doanh của metro tại thị trường việt nam
    • 117
    • 1
    • 6
  • Lập chiến lược marketing cho Biti’s tại thị trường Việt Nam potx Lập chiến lược marketing cho Biti’s tại thị trường Việt Nam potx
    • 13
    • 617
    • 1
  • Tiểu luận: Tiểu luận: " Phân tích chiến lược kinh doanh của KFC trên thị trường Việt Nam " pot
    • 24
    • 1
    • 1
  • Chiến lược cạnh tranh của KFC trên thị trường Việt Nam Chiến lược cạnh tranh của KFC trên thị trường Việt Nam
    • 16
    • 8
    • 36
  • Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế và Chiến lược phân phối của Nike tại thị trường Việt Nam Đánh giá thời cơ Marketing quốc tế và Chiến lược phân phối của Nike tại thị trường Việt Nam
    • 23
    • 1
    • 7
  • Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Chiến lược kinh doanh của Metro tại thị trường Việt Nam
    • 58
    • 384
    • 0
  • Chiến lược kinh doanh của oriflame tại thị trường việt nam  bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước Chiến lược kinh doanh của oriflame tại thị trường việt nam bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước
    • 10
    • 655
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(700.61 KB - 52 trang) - CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Pepsico