Chiến Lược Mô Hình Kinh Doanh Rau Sạch Online Và Mở Cửa Hàng

Hiện nay rau sạch, thực phẩm organic là sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm. Tại 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày đã tiêu thụ hàng ngàn tấn rau, nhưng lượng rau sạch để cung cấp cho hai thị trường này luôn không đủ, cung không đủ cầu.

Chính vì các mô hình kinh doanh rau sạch được nhiều các nhân lựa chọn để phát triển và mang lại lợi nhuận cho mình.

2.1  Hình thức kinh doanh rau sạch

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử trong thời đại công nghệ 4.0, mô hình kinh doanh rau sạch có 2 hình thức kinh doanh phổ biến.

a) Mở cửa hàng kinh doanh rau sạch

Nếu bạn có số vốn tương đối khá, có mặt bằng thì có thể mở cửa hàng kinh doanh rau sạch. Nếu mở cửa hàng, khách hàng sẽ có thể đến tận nơi lựa chọn cho mình những sản phẩm ngon nhất.

b) Kinh doanh rau sạch online

Còn với hình thức kinh doanh online, hàng hoá của bạn sẽ được tiếp cận với nhiều người tiêu dùng ở khắp mọi nơi. Cũng không mất chi phí mặt bằng hay thuê nhận viên nên tiết kiệm chi phí ban đầu hơn. Hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn.

2.2 Chiến lược kinh doanh rau sạch

a) Chiến lược mở cửa hàng rau sạch

Dù là kinh doanh rau sạch dưới bất kỳ hình thức nào thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là tạo dựng được thương hiệu, làm cho khách hàng tin tưởng rau của mình là rau sạch, từ đó mới có thể thu hút một lượng khách hàng trung thành tìm đến mình. Dưới đây là những chiến lược cần thực hiện khi mở cửa hàng rau sạch.

- Thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm

Bao bì, thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh rau sạch. Bởi bì khi cầm trên tay sản phẩm được đóng gói cẩn thận, có đầy đủ thông tin rõ ràng, sẽ giúp khách hàng có thiện cảm và nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn.

Tất cả sản phẩm rau sẽ được đóng gói bằng túi nilon đóng kín. Trên bao bì bạn cần cung cấp những thông tin sau cho người tiêu dùng:

Về tính chất thương hiệu của sản phẩm gồm: nơi giám sát sản phẩm, quy trình sản xuất rau củ, nơi sản xuất sản phẩm, ngày đóng gói, tên cửa hàng, điện thoại hotline,…Rau được đóng gói với các mức khối lượng khác nhau (300g, 500g, 800g/gói) để người tiêu dùng tuỳ chọn.

Về đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm được hình thành và chỉ đạo giám sát bởi các bên: người sản xuất và nhà phân phối. Dán tem sản phẩm đã được kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng.

-  Xin giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của cửa hàng rau sạch

Bước đầu tiên để lấy lòng tin khách hàng là bạn cần có giấy chứng nhận chất lượng cho nơi sản xuất rau sạch cho cửa hàng kinh doanh của bạn. 

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Bộ Y tế quy định, bảo đảm tiêu chuẩn công bố áp dụng đáp ứng các quy định bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm.

-  Bày bán sản phẩm của cửa hàng rau sạch

Bày bán sản phẩm trong cửa hàng cũng cần được chú ý. Trưng bày sản phẩm một cách khoa học sẽ tối ưu được không gian và bảo quản sản phẩm tốt hơn.

Với cửa hàng rau sạch, các sản phẩm có một đặc trưng chung là nhanh hỏng và dễ dập, nát nhất là với loại rau ăn thân lá. Vì vậy khi mở cửa hàng rau sạch bạn cần đặc biệt lưu ý hai điểm sau:

Rau ăn thân lá được bày bán trên hệ thống giá đựng rau ba tầng, theo từng loại riêng rẽ.

Rau lấy củ, lấy quả để dưới cùng để không bị lăn, rơi khi di chuyển. Hơn nữa, các loại rau lấy quả như bầu, bí thường có có kích thước lớn, cồng kềnh lên giá trên sẽ chiếm diện tích. Hệ thống các dàn đựng rau sẽ được xếp theo hình chữ U, nhìn từ ngoài vào, ở giữa bày bán các loại rau củ, rau thơm, rau sống,…

- Quản lý cửa hàng rau sạch

  • Để quản lý cửa hàng hiệu quả cần phải nắm rõ các loại sổ sách sau:
  • Sổ khách hàng: Lưu lại thông tin của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại…
  • Sổ đặt hàng: Lưu lại thông tin khách đặt hàng hàng ngày để tránh bị quên
  • Số công nợ: Lưu lại thông tin khách nợ…
  • Sổ thu chi: Lưu lại thông tin thu chi của cửa hàng…
  • Sổ bán hàng: Lưu lại doanh thu mỗi ngày, số của mỗi hoá đơn khách hàng, số hàng hoá mua vào – bán ra tại cửa hàng.
  • Sổ công nợ shipper: Lưu lại lịch sử các đơn hàng vận chuyển, số tiền shipper nhận cho từng đơn hàng.

- Tiếp thị cửa hàng rau sạch

Để thu hút khách hàng biết đến cửa hàng rau sạch của bạn nhiều hơn thì cần chú trọng đến các phương pháp tiếp thị, quảng bá cho cửa hàng của mình.

+ Xây dựng thương hiệu với tên, logo, slogan cuốn hút.

Để khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn lâu hơn, bạn có thể đặt tên cửa hàng và thiết kế logo, slogan thật ấn tượng. Với sự độc đáo và ấn tượng chắc chắn khách hàng sẽ nhớ ngay đến cửa hàng của bạn khi cần.

+ Xây dựng website và Fanpage bán rau sạch

Dù bạn mở cửa hàng nhưng việc xây dựng website và Fanpage bán rau sạch cũng rất quan trọng. Đây là những công cụ giúp cho nhiều người tiếp cận được với cửa hàng của bạn hơn. 

Bởi vì khách hàng ngày nay thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng, xem các đánh giá của người tiêu dùng khác về một sản phẩm nhất định nào đó, rồi mới đến cửa hàng mua trực tiếp. Vì thế, nếu không có website bán và giới thiệu sản phẩm, bạn đã mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng rồi đấy.

+ Xây dựng chương trình khuyến mãi cuối tuần

Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được giảm giá, khuyến mại,… Nắm bắt được tâm lý này, cửa hàng của bạn nên xây dựng các chiến dịch, chương trình khuyến mại thường xuyên. Vừa giữ chân được khách hàng trung thành vừa thu hút khách hàng tiềm năng.

Hãy tạo ra những đợt khuyến mãi đặc biệt như giảm giá khai trương. Giảm giá tri ân khách hàng thân thiết để khách hàng chú ý hơn đến cửa hàng của mình nhé!

b) Chiến lược kinh doanh rau sạch online

Đối với mô hình kinh doanh rau sạch online, các bạn có thể xây dựng những chiếc lược như sau:

- Tìm nguồn hàng cung cấp chất lượng

Điều đầu tiên bạn cần tìm nguồn hàng nhập, uy tín thương hiệu của bạn lệ thuộc vào chất lượng nguồn hàng nào. Do đó bạn cần hết sức cẩn thận trước khi quyết định nhập hàng từ bất cứ cơ sở nào. Cần kiểm tra quy trình trồng và chăm sóc cũng như bảo quản rau của họ bằng cách nào có sử dụng thuốc trừ sâu hay chất kích thích hay không.

- Tìm hiểu thị trường và giá bán

Để công việc kinh doanh rau sạch được thuận lợi hơn thì bạn còn cần tìm hiểu và phân tích thị trường, giá bán. Từ đó có thể xác định dễ dàng hơn về đối tượng tiêu thụ cũng như khả năng tiêu thụ rau sạch là lớn hay nhỏ.

Thường thì khách hàng của thị trường rau sạch chính là những bà nội trợ, những người có nhận thức về tầm quan trọng của rau sạch trong cuộc sống và cả những người có nguồn thu nhập cao.

Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình là ai, lối kinh doanh của họ như thế nào. Để có cái nhìn khách quan hơn trong việc xác định thị trường tiêu thụ rau sạch này.

Thông thường với mặt hàng rau sạch này có giá gấp đôi so với những loại rau không rõ nguồn gốc ngoài chợ. Và nó luôn được chấp nhận giá bán trên thị trường 

-  Xây dựng kênh bán hàng online

Thiết kế website bán hàng và Fanpage là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với kinh doanh online. Vì đây có thể được coi là “cửa hàng” của bạn. 

Website không chỉ còn là sàn thương mại điện tử, phiên chợ online mà nó còn là một kênh quảng bá cực kì hiệu quả cho người bán.

Sau khi có website bán rau sạch rồi, bạn có thể đồng bộ với fanpage để tương tác trực tiếp hơn với khách hàng. Lượng người dùng facebook ở Việt Nam hiện nay khá đông đảo, mỗi người dùng facebook đều là một khách hàng tiềm năng của bạn. Nên hãy thử một vài chiến dịch quảng cáo, tiếp thị những sản phẩm rau sạch ngon nhất của bạn đến mọi người.

-  Cẩn thận với khâu vận chuyển

Rau sạch là một mặt hàng dễ bị dập nát, thối hỏng bởi bản thân chúng không có thuốc bảo quản do đó khi vận chuyển bạn cần hết sức cẩn thận để khi rau vận chuyển đến tay khách hàng vẫn còn tươi nguyên, đảm bảo chất lượng.

Từ khóa » Khách Hàng Mục Tiêu Của Rau Sạch