Chiến Lược Phát Triển Thị Trường Là Gì? Khái Niệm, Nội Dung Và Vai Trò

Việc phát triển chiến lược thị trường được coi là một trong những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp trong điều kiện tác động mạnh mẽ của hội nhập như hiện nay. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải xác định một chiến lược phát triển thị trường đúng đắn để tiếp cận đến đông đảo khách hàng và chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nước. Để hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược phát triển thị trường là gì cũng như nội dung, ý nghĩa của chiến lược này, chúng ta hãy cùng Luận Văn 2S đọc bài viết dưới đây nhé.

Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Để hiểu rõ về chiến lược phát triển thị trường, chúng ta cần xuất phát từ hai khái niệm là chiến lược và thị trường, trong đó:

Khái niệm chiến lược

Theo General Ailleret, chiến lược là việc xác định các con đường và phương tiện vận dụng để đạt được các mục tiêu đã xác định thông qua các chính sách.

  1. Hissh cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng để đạt được các mục tiêu dài hạn.

Alain Charles Martinet quan niệm: Chiến lược của doanh nghiệp nhằm mục đích phác họa những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp xếp những quyết định và hành động chính xác của doanh nghiệp.

Khái niệm thị trường

Ở góc độ vĩ mô, thị trường là một tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh cũng như các quan hệ trao đổi hàng hóa được thực hiện trong một không gian hữu hạn gồm các chủ thể cung, cầu và các phương thức tương tác giữa chúng để tạo điều kiện tồn tại và phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Ở góc độ vĩ mô, thị trường là một tập hợp khách hàng và người cung ứng hiện thực và tiềm năng có nhu cầu thị trường về hàng hóa mà công ty kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh đó.

Khái niệm chiến lược phát triển thị trường là gì?

Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận khái niệm chiến lược phát triển thị trường (Tiếng Anh: Market Development Strategy) là một chiến lược tăng trưởng kinh doanh tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang sản xuất, kinh doanh đến các thị trường mới. Các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược phát triển thị trường để xác định và phát triển các cơ hội mới để bán sản phẩm/ dịch vụ của họ ở những thị trường chưa được khám phá trước đây. Chẳng hạn như: một công ty sản xuất điện thoại di động và bán cho khách hàng ở Hoa Kỳ có thể quyết định bắt đầu quảng cáo và bán điện thoại di động tương tự ở Canada để tiếp cận khách hàng mới.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường để tạo ra một dòng sản phẩm mới để bán cho khách hàng mới hoặc bán thêm cho khách hàng hiện tại. Ví dụ như, cùng một công ty sản xuất điện thoại di động có thể quyết định bắt đầu sản xuất đồng hồ thông minh. Đây là một sản phẩm mới mà họ có thể bán cho khách hàng hiện tại và quảng cáo cho khách hàng mới.

Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng trong bối cảnh doanh nghiệp đang có hệ thống phân phối, hoạt động marketing có hiệu quả, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất. Để chiến lược phát triển thị trường đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng chiến lược này khi các thị trường mới mà doanh nghiệp sẽ tham gia chưa bão hoà. Có ba cách thực hiện chiến lược phát triển thị trường, bao gồm:

  • Tìm thị trường trên các địa bàn mới
  • Tìm các thị trường mục tiêu mới
  • Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm

chien_luoc_phat_trien_thi_truong_la_gi_luanvan99Chiến lược phát triển thị trường là gì?

Xem thêm:

➢ Tổng hợp mẫu đề tài Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh miễn phí 2022 - 2023

Đặc trưng cơ bản của chiến lược phát triển thị trường là gì?

Cần xác định rõ các mục tiêu cơ bản và phương hướng kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định và tương đối dài như 5 năm, 10 năm,…

Cần có tính định hướng và quán triệt một cách đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững trong thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt.

Phải đảm bảo huy động tối đa kết hợp với tối ưu việc khai thác, sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai để nắm bắt cơ hội giành ưu thế trong cạnh tranh phát triển và chiếm lĩnh thị trường.

Cần duy trì và được phản ánh trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chiến lược phù hợp với thực tế của thị trường.

Chiến lược phát triển thị trường cần xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh. Trong đó, doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của mình để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và xem xét các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược.

dac_trung_cua_chien_luoc_phat_trien_thi_truong_luanvan99Đặc trưng của chiến lược phát triển thị trường

Vai trò của chiến lược phát triển thị trường

Vai trò của chiến lược phát triển thị trường ở cấp vi mô là gì?

  • Chiến lược phát triển thị trường phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội mở rộng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó thu về doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Không những thế, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng các chiến lược phát triển thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng được đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
  • Chiến lược phát triển thị trường hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, khai thác tối đa lợi thế giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Trong trường hợp thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết hàng hóa, dịch vụ thì thị trường quốc tế được xem là lối thoát duy nhất của doanh nghiệp. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài giúp giảm bớt gánh nặng hàng hóa dư thừa, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận.
  • Chiến lược phát triển thị trường khuyến khích nâng cao trình độ quản lý, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Để tồn tại trong thị trường mà ở đó sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên khốc liệt, doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị, máy móc để nâng cao khả năng sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.phát triển thêm lợi
  • Chiến lược phát triển thị trường hiệu quả còn tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

vai_tro_cua_chien_luoc_phat_trien_thi_truong_luanvan99Vai trò của chiến lược phát triển thị trường là gì?

Vai trò của chiến lược phát triển thị trường ở cấp vĩ mô là gì?

  • Việc phát triển thị trường tạo ra nguồn vốn quan trọng để tích luỹ phát triển sản xuất trong nước và thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
  • Phát triển thị trường ở nước ngoài cũng được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Việc các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu.
  • Phát triển thị trường giúp kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất đối với các doanh nghiệp trong nước. Để có thể xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu cao về quy cách, chủng loại sản phẩm của thị trường thế giới. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng như nâng cao tay nghề, chất lượng người lao động. Có như vậy, sản phẩm mới có thể ổn định về chất lượng để xuất khẩu.
  • Chiến lược phát triển thị trường thông qua việc tăng cường xuất khẩu góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao mức sống của người dân; Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.

Quy trình triển khai chiến lược phát triển thị trường

Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược phát triển thị trường

Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng và xác định mục tiêu chiến lược tổng thể của mình trong dài hạn và nhận dạng những vấn đề đặt ra đối với mục tiêu phát triển thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới bao gồm: Nâng cao doanh thu, duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao vị thế cạnh tranh.

Bước 2. Phân tích tình thế thị trường

Công tác nhận dạng tình thế thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược phát triển thị trường. Việc nhận dạng chính xác tình thế sẽ giúp gắn kết một cách khoa học các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra quyết định. Để phân tích tình thế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích để tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu trong nội tại doanh nghiệp từ đó nắm bắt thời cơ và giảm thiểu các nguy cơ.

Bước 3: Lựa chọn và thực thi chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển theo chiều rộng: Tức là việc mở rộng quy mô thị trường theo vùng địa lý hoặc mở rộng đối tượng tiêu dùng. Việc mở rộng thị trường theo vùng địa lý thì sản phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp và có khả năng tiêu chuẩn nhất định đối với khu vực thị trường mới. Mở rộng thị trường theo đối tượng tiêu dùng cần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm mới hoặc thu hút thêm đối tượng sử dụng các sản phẩm đã có của doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển thị trường theo chiều sâu: Để phát triển thị trường theo hướng này, doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc như phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển về phía trước, phát triển ngược,…

Trong bước này, doanh nghiệp cũng cần triển khai các chính sách thực thi để phát triển thị trường như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, xúc tiến thương mại,…

Bước 4: Xác định nguồn lực cần cho chiến lược phát triển thị trường

Phân bổ nguồn nhân lực: Phân bổ nhân lực cần phù hợp với chính sách nhân sự chung của doanh nghiệp trong đó chú ý đến chính sách tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên.

Phân bổ ngân sách: Bất kỳ hoạt động nào muốn triển khai cần có chi phí hoạch định phân bổ ngân sách theo quy trình cụ thể.

Phát huy văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo chiến lược: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo chiến lược và phản ánh nhiệm vụ kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược phải phù hợp với văn hóa.

Bước 5: Kiểm soát đánh giá kết quả thực hiện

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn của từng bước, từng mục tiêu đã đề ra. Sau đó, nếu có sai lệch và nguyên nhân, cần điều chỉnh để làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã xác định. Kiểm soát vừa là quá trình kiểm tra vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng. các nguyên tắc kiểm soát bao gồm: Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả, đúng lúc đúng đối tượng, công khai minh bạch, linh hoạt và đa dạng,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp là gì?

Các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp

  • Nguồn nhân lực: Các bộ phận trong doanh nghiệp thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ giúp cho quá trình thực hiện chiến lược trở nên thông suốt. Để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đánh giá khen thưởng để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.
  • Tài chính: Một doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào sẽ đầu tư mạnh vào các chiến lược phát triển sản phẩm, kênh phân phối cũng như thực hiện quảng bá sản phẩm được tốt hơn. Một doanh nghiệp có vốn tài chính lớn, dễ huy động sẽ tạo lợi thế so với đối thủ.
  • Cơ sở vật chất, công nghệ: Cơ sở vật chất và công nghệ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Trụ sở làm việc, kho chứa hàng, máy móc thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc,…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Yếu tố công nghệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tác động tới công tác hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường.
  • Định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp: Việc xây dựng tầm nhìn và định hướng phát triển của doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng vì đây là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh và là cơ sở hoạch định các chiến lược. Một tầm nhìn chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt thời cơ và phát triển nhanh chóng.
  • Kinh nghiệm, danh tiếng của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm phát triển thị trường và rút ra được bài học trong các quá trình triển khai trước sẽ giúp hoàn thiện chiến lược hiện đại của doanh nghiệp. Danh tiếng hay thương hiệu của doanh nghiệp là tài sản vô hình nhưng có giá trị lớn. Nếu doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh cho mình tức là doanh nghiệp đã xây dựng được chỗ đứng, vị trí trong tâm trí khách hàng.

cac_yeu_to_anh_huong_den_chien_luoc_phat_trien_thi_truong_luanvan99Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp là gì?

Các yếu tố môi trường bên ngoài

  • Yếu tố kinh tế: Trong một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định là dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các công ty cũng quan tâm đến xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế để vươn mình ra thị trường quốc tế.
  • Yếu tố về văn hóa, xã hội: Văn hóa, xã hội tác động lớn đến thói quen, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Khi nắm rõ các yếu tố này thì công ty mới có thể cung cấp được các sản phẩm phù hợp với văn hóa quốc gia đó để chiếm được lòng tin của khách hàng.
  • Yếu tố môi trường cạnh tranh ngành sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần quan tâm đến yếu tố môi trường ngành kinh doanh vì điều này sẽ giúp công ty xác định được vị thế của mình trong ngành từ đó xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp. Môi trường ngành kinh doanh là môi trường gắn liền với mọi hoạt động của doanh nghiệp, các yếu tố của môi là môi trường gắn liền với hoạt động của DN, các yếu tố môi trường ngành sẽ quyết định môi trường đầu tư, cường độ cạnh tranh cũng như mức lợi nhuận trong ngành. Theo M. Porter bối cảnh của môi trường cạnh tranh chịu ảnh hưởng của năm áp lực cạnh tranh. Tìm hiểu thêm về mô hình năm áp lực cạnh tranh theo M.Porter tại: https://luanvan99.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-bid115.html

Một số ví dụ về chiến lược phát triển thị trường

Facebook:

Với sự khởi đầu là một nền tảng ứng dụng nhỏ dành cho sinh viên đại học, Facebook là nơi mà họ có thể chia sẻ ảnh chụp của mình và bình chọn xem ai hấp dẫn hơn. Ngày nay, chúng ta thấy Facebook là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới và nền tảng này vẫn đang tiếp tục mở rộng và thâm nhập vào các thị trường mới hơn. Facebook cung cấp miễn phí nhiều tính năng chuyên nghiệp để duy trì lợi ích của người dùng. Miễn là mọi người ở lại nền tảng, công ty kiếm tiền bằng cách chạy quảng cáo. Nền tảng tiếp tục phát triển với sản phẩm hiện có của mình.

Uber:

Uber là một nền tảng chia sẻ chuyến đi trực tuyến. Công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể trong 10 năm qua. Đó là vì sự đa dạng hóa (xe tay ga, xe đạp, giao đồ ăn, v.v.) và chiến lược phát triển thị trường (xe hạng sang và dịch vụ đi chung xe). Chia sẻ chuyến đi trực tuyến bắt đầu ở San Francisco vào năm 2010 và ngày nay, nó cung cấp dịch vụ của mình tại hơn 700 thành phố trên toàn cầu.

Chiến lược phát triển thị trường là một trong những chiến lược quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để mở rộng thị phần và tiến tới đạt mục tiêu cuối cùng về doanh thu. Hy vọng những nội dung trên đây của Luận Văn 99 đã giúp bạn hiểu tường tận chiến lược phát triển thị trường là gì, nội dung, ý nghĩa của chiến lược này đối với doanh nghiệp và đất nước.

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Chiến Lược Phát Triển Thị Trường