Chiến Lược Phòng Ngừa Rủi Ro Bằng Quyền Chọn | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn
  • pdf
  • 80 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG QUYỀN CHỌN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo NHÓM THỰC HIỆN: TC6 –K34 1. Phạm Văn An 2. Đặng Hải Ánh 3. Trương Quốc Cường 4. Quách Trần Ngọc Minh 5. Lê Trần Trọng Nghĩa 6. Lê Thảo Phương 7. Nguyễn Văn Vủ TP Hồ Chí Minh, năm 2011 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo MỤC LỤC 1.1. Thuật ngữ và khái niệm ........................................................................ 2 1.2. Các giả định khi phân tích chiến lược .................................................. 4 1.3. Các chiến lược ....................................................................................... 4 1.3.1. Giao dịch cổ phiếu ........................................................................ 4 1.3.2. Giao dịch quyền chọn.................................................................... 6 1.3.3. Giao dịch quyền chọn và cổ phiếu .............................................. 19 1.4. Các chiến lược mở rộng ...................................................................... 30 1.4.1. Chiến lược Spread ....................................................................... 30 1.4.2. Chiến lược Butterfly ................................................................... 36 1.4.3. Chiến lược Strangle .................................................................... 41 1.5. Kiểm định việc thực hiện các chiến lược phòng ngừa trước và trong suốt cuộc khủng hoảng ............................................................. 46 1.5.1. Giới thiệu .................................................................................... 46 1.5.2. Nền tảng lý thuyết ....................................................................... 49 1.5.3. Mô phỏng mô hình phân tích....................................................... 63 1.5.4. Kiểm định thực nghiệm ............................................................... 67 Tài liệu tham khảo 1 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Thông qua việc tìm hiểu cấu trúc thị trường quyền chọn cũng như tìm hiểu việc định giá quyền chọn qua mô hình nhị phân và mô hình Black – Scholes, chúng ta đã phần nào hiểu được một cách tổng quan về quyền chọn.Sau đây sẽ trình bày các chiến lược ứng dụng phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Việc phân tích các chiến lược sẽ được trình bày bằng cách thực hiện lần lượt theo ba phương pháp. Đầu tiên xác định phương trình lợi nhuận của một chiến lược khi đóng vị thế, thứ hai phân tích bằng đồ thị và kết hợp với việc sử dụng một ví dụ cụ thể để minh họa. Đồng thời để cho đơn giản và tương ứng với các phần trình bày trước thì tài sản cơ sở được sử dụng đó là cổ phiếu. 1.1. Thuật ngữ và khái niệm Để tiện lợi cho việc tìm hiểu các chiến lược, chúng ta sẽ xem xét một số thuật ngữ và khái niệm sau đây. Các ký hiệu C = giá quyền chọn mua hiện tại P = giá quyền chọn bán hiện tại S0= giá cổ phiếu hiện tại T= thời gian đến khi đáo hạn, dưới dạng phân số theo năm X= giá thực hiện ST= giá cổ phiếu khi đáo hạn quyền chọn π= lợi nhuận của chiếnlược. Các ký hiệu sau biểu diễn số quyền chọn mua, quyền chọn bán hoặc cổ phiếu : NC= số quyền chọn mua NP= số quyền chọn bán Ns= số cổ phiếu 2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Phương trình lợi nhuận : Số dương (+) tượng trưng cho vị thế mua và số âm (-) tượng trưng cho vị thế bán Nếu NC> ( ( ( 0 Lấy ví dụ mua 1 lô chẵn NS = 100 cổ phiếu AOL với giá S0 = 125,9375. Vị thế của giao dịch này được thể hiện qua đồ thị sau. Đồ thị minh họa lơi nhuận của giao dịch thay đổi như thế nào với giá cổ phiếu khi vị thế được đóng lại. Giao dịch này có lợi nhuận khi cổ phiếu được bán với giá cao hơn $125,9375 ( giá mua cổ phiếu). Cổ tức sẽ làm giảm điểm hòa vốn 1 khoản bằng cổ tức, trong khi chi phí giao dịch sẽ làm tăng điểm hòa vốn 1 khoảng bằng chi phí giao dịch 4 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo b. Bán khống cổ phiếu Phương trình lợi nhuận là:  = NS( ST – S0) với Ns 0 Xét trường hợp mà số quyền chọn bán được mua chỉ là 1 (NP = 1). Vào thời điểm đáo hạn sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra.  Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện thì quyền chọn bán được gọi là cao giá ITM và sẽ được thực hiện.  Nếu giá cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện thì quyền chọn bán được gọi là kiệt giá OTM và không được thực hiện. 12 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo  Nếu giá cổ phiếu bằng giá thực hiện thì quyền chọn bán được gọi là ngang giá ATM và không được thực hiện. Lợi nhuận ST X X – ST – P ST X -P Người mua quyền chọn bán sẽ có mức thua lỗ tối đa đó là phí quyền chọn bỏ ra và có lợi nhuận tiềm năng có giới hạn nhưng tương đối cao với mức giảm giá của cổ phiếu.Mua quyền chọn bán là một chiến lược thích hợp nếu dự đoán thị trường sẽ giảm giá.Hơn nữa việc thực hiện mua quyền chọn bán dễ dàng hơn việc bán khống cổ phiếu bởi rủi ro ít hơn trong trường hợp giá tăng và phí bỏ ra ít hơn so với mức ký quỹ khi bán khống. Mức giá hòa vốn: = X – ST – P = 0  S*T = X – P Để nhà đầu tư bắt đầu có lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán thì giá cổ phiếu phải giảm xuống dưới mức giá thực hiện trừ đi phí mua quyền chọn. Lấy ví dụ về mua 100 quyền chọn bán cổ phiếu AOL giá thực hiện $125, $P=11.50 Lựa chọn giá thực hiện 13 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Lựa chọn giá thực hiện của quyền chọn bán sẽ dựa trên rủi ro mà người kinh doanh quyền chọn sẵn sàng chấp nhận. Xét trường hợp mua quyền chọn bán có cùng thời gian đáo hạn với giá thực hiện lần lượt 120, 125, 130. Giá thực hiện 120 125 130 Phí quyền chọn 9.25 11.5 14.25 110,75 113.50 115,75 9.25 11.5 14.25 Giá hòa vốn Lỗ tối đa Đồ thị dưới đây cho ta thấy lợi nhuận của các quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau sử dụng quyền chọn bán tháng 6 với giá thực hiện $120, $125, $130. Với quyền chọn bán $130, ta có chi phí cao nhất, mức lỗ tiềm năng là lớn nhất ( $1.425). Với mức giá $120, có mức lợi tiềm năng là thấp nhất ( $11.075), Giá cổ phiếu hòa vốn thấp nhất ($110,75), tuy nhiên, nó cũng có mức lỗ tiềm năng thấp nhất ( $925). Tóm lại, khi giá thực hiện cao: + Lỗ tối đa cao hơn + Lợi nhuận cũng cao hơn Nhà kinh doanh quyền chọn có xu hướng tấn công nhiều hơn sẽ lựa chọn mức lợi nhuận tiềm năng tối đa chọn quyền chọn có giá thực hiện cao nhất. Nhà kinh doanh quyền chọn bảo thủ hơn sẽ chọn quyền chọn có giá thực hiện thấp hơn để giới hạn mức lỗ tiềm năng. 14 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Lựa chọn thời gian sở hữu Bằng cách chọn thời gian sở hữu ngắn, giả sử như T1_ người mua quyền chọn bán có thể bán quyền chọn bán lại để nhận lại một số giá trị thời gian đã mua lúc ban đầu. Nếu người mua quyền chọn muốn sở hữu nó đến thời điểm lâu hơn nữa ( giả sử là T2) thì sẽ được bù đắp ít giá trị thời gian hơn. Nếu quyền chọn được sở hữu đến khi đáo hạn sẽ không còn giá trị thời gian còn lại.Thời gian sở hữu ngắn hơn cho thấy lợi nhuận tiềm năng lớn với một mức giá cổ phiếu cho trước.Tuy nhiên, chúng cho giá trị cổ phiếu ít thời gian hơn để giảm giá.Vì vậy, thời gian sở hữu ngắn hơn không nhất thiết tốt hơn hay kém hơn thời gian sở hữu dài.Việc lựa chọn thời gian sở hữu phụ thuộc vào dự báo nhà kinh doanh về giá cổ phiếu, nó sẽ biến động bao nhiêu, hướng biến động và trong thời gian bao lâu. 15 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo b. Bán quyền chọn bán Bán quyền chọn bán là việc người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua cổ phiếu của người mua quyền chọn bán ở mức giá thực hiện, trong đó lợi nhuận cao nhất là phần phí của người mua quyền chọn bán. Có các kịch bản sau:  Người bán quyền chọn bán có lợi nhuân khi giá cổ phiếu tăng, khi đó quyền chọn bán không được thực hiện và người bán sẽ giữ hoàn toàn khoản phí.  Nếu cổ phiếu giảm đến mức quyền chọn bán được thực hiện, người bán quyền chọn bán buộc phải mua cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường. Lúc này người bán sẽ bị lỗ một khoản tiền đúng bằng khoản lời của người mua Lợi nhuận của người bán quyền chọn bán: π  N P Max(0, X  ST )  P Với NP< 0 Lợi nhuận ST X ST – X + P 16 ST X P Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Bán quyền chọn bán là một chiến lược kinh doanh giá lên với mức lợi nhuận có giới hạn là phí quyền chọn P và một mức lỗ tiềm năng lớn nhưng cũng có giới hạn ứng với sự sụt giảm của giá cổ phiếu. Lấy ví dụ về bán 100 quyền chọn bán cổ phiếu AOL với giá thực hiện 125, P=11.5 Mức giá hòa vốn: = ST – X + P = 0  S*T = X – P Người bán quyền chọn bán sẽ thua lỗ nếu giá cổ phiếu thấp hơn S*T và bắt đầu có lợi nhuận khi giá cổ phiếu vượt qua S*T. Lựa chọn giá thực hiện: Xét ví dụ bán các quyền chọn bán cổ phiếu AOL cùng thời hạn đáo hạn nhưng có giá thực hiện lần lượt là 120, 125, 130. Giá thực hiện 120 125 130 Phí quyền chọn 9.25 11.5 14.25 110,75 113.50 115,75 9.25 11.5 14.25 Giá hòa vốn Lợi nhuận tối đa 17 Lợi nhuận Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo 125 120 0 Giá thực hiện cao hơn làm cho lợi nhuận cao hơn khi giá tăng và lỗ nhiều hơn khi giá giảm. 130 Giá cổ phiếu khi đáo hạn Từ đồ thị ta thấy mức giá thực hiện cao nhất là $130, có mức phí quyền chọn cao nhất ($14,25) và vì vậy có tiềm năng lợi nhuận cao nhất, giá hòa vốn lúc này là $115,75 . Tuy nhiên , rủi ro của quyền chọn này là cao nhất vì khi thị trường giá xuống thì mức lỗ cũng lớn nhất. Lí luận tương tự cho các mức giá thực hiện còn lai. Ta thấy, khi giá thực hiện cao: +Lợi nhuận tối đa cao hơn + Lỗ do giá giảm cũng cao hơn Tóm lại, ta có thể nói giá thực hiện cao hơn làm cho lợi nhuận cao hơn khi giá tăng và lỗ nhiều hơn khi giá giảm, hay ta có thể nói theo cách bán một quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lợi nhuận tối đa lớn hơn nhưng lỗ tiềm năng cũng lớn hơn khi giá giảm. Lựa chọn thời gian sở hữu Giống như người bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn bán lựa chọn thời gian sở hữu ngắn hơn tạo ra lợi nhuận nhỏ hơn hoặc gánh chịu mức lỗ lớn hơn đối với một mức giá cổ phiếu cho trước.Điều này xảy ra vì người bán mua lại quyền chọn bán trước khi đáo hạn phải trả một phần giá trị thời 18 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn GVHD: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo gian còn lại.Mặt khác, lợi thế của người bán là với thời gian sở hữu ngắn, xác xuất xảy ra các biến động lớn và bất lợi sẽ nhỏ hơn nhiều. Lựa chọn thời gian sở hữu sẽ phụ thuộc vào dự báo nhà kinh doanh về giá cổ phiếu, nó sẽ biến động bao nhiêu, hướng biến động và trong thời gian bao Lợi lợinhuận lâu. T T2 T1 0 Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu Kết luận: Với một giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn bán được duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng cao. Đối với quyền chọn kiểu bán Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu thấp. 1.3.4. Quyền chọn và cổ phiếu Phần đầu chúng ta đã phân tích vị thế của các chiến lược mua bán riêng rẽ cổ phiếu cũng như quyền chọn. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp cận với các chiến lược kết hợp giữa cổ phiếu và quyền chọn mua. a. Quyền chọn mua và cổ phiếu: quyền chọn mua được phòng ngừa 19 Tải về bản full

Từ khóa » Trình Bày Các Chiến Lược Quyền Chọn