CHIẾN LƯỢC STP MARKETING
Có thể bạn quan tâm
Có thể các bạn đã biết, các doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể đáp ứng và làm vừa lòng tất cả những loại khách hàng khác nhau. Vì thế, số đông các doanh nghiệp luôn chọn lựa cho mình một nhánh khách hàng và thỏa mãn họ một tốt nhất có thể thông qua nhiều chính sách marketing khác nhau của doanh nghiệp. Quá trình này có tên gọi như STP: phân khúc thị trường (segmentation), xác định thị trường mục tiêu (targeting) và còn lại là định vị thị trường (positioning). Vậy quá trình này được hiểu như thế nào? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu kĩ hơn về nó.
Phân khúc thị trường (Segmentation):
Trên thị trường hiện nay có nhiều dạng khách hàng khác nhau, mỗi khác hàng sẽ có những hành vi mua cũng như những nhu cầu vô cùng khác nhau. Một chuyên gia marketing chuyên nghiệp cần phải xác định thị trường nào đem lại cho công ty lợi nhuận tốt nhất, thỏa mãn người mua tốt nhất.
Thị trường khách hàng được phân chia thành nhiều yếu tố bao gồm: nhu cầu, sở thích, hoặc thói quen mua hàng khác nhau. Dựa theo các phân khúc khác nhau, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều chiến thuật tiếp thị khác nhau nhằm phù hợp với phân khúc đã chọn đó.
Ví dụ: Hai thương hiệu điện thoại đang nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Apple và Oppo. Apple chủ yếu đánh mạnh vào thị trường smartphone đẳng cấp, sáng tạo, đột phá. Trong khi đó Oppo lại đánh vào thị trường camera selfie cho giới trẻ
Vậy các doanh nghiệp cần phải vạch ra cho mình phân khúc khách hàng chính xác nhưng phải phù hợp với sản phẩm hiện đang kinh doanh tạo giá trị khách hàng tốt nhất.
Xác định thị trường mục tiêu (Targeting):
Sau khi đã định hướng được thị trường khách hàng cho bản thân, doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện các chiến lược marketing trong một hay nhiều phân khúc thị trường này. Thị trường mục tiêu tiềm năng là một thị trường có sự hấp dẫn cao. Một công ty phải xác định thị trường mục tiêu của mình và đề ra nhiều chiến thuật marketing để hợp với thị trường đã lựa chọn
Nếu nguồn tài chính và nhân công dồi dào doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược mass marketing (marketing đại trà) mục đích thỏa mãn tối đa số lượng đống đảo khách hàng. Tuy nhiên một doanh nghiệp sở hữu nguồn kinh tế và nhân lực hạn hẹp nên lựa chọn chiến lược individuals marketing (marketing cá nhân) mục đích có thể làm hài lòng tốt nhất sàn giao dịch này với giá cao.
Như ví dụ bên trên, với phân khúc hiện tại đó, Apple đã xác định thị trường khách hàng của mình là nhân viên văn phòng, những người có thu nhập cao để đáp ứng yêu cầu về giá sản phẩm. Trong khi đó, Oppo chủ yếu đánh vào thị trường học sinh, sinh viên những khách hàng yêu thích selfie và làm đẹp phù hợp với những tính năng của sản phẩm công ty sản xuất.
Định vị thị trường và chiến lược khác biệt hóa (Positioning):
Sau khi đã xác định tấn công vào thị trường nào, doanh nghiệp cần phải làm ra sự khác biệt về sản phẩm của mình đối với các sản phẩm cùng loại của công ty đối thủ, định vị trong ý thức khách hàng cao hơn có thể đạt được TOM (top of mind) của khách hàng. Một ví dụ như dễ nhận thấy nhất đó thì Coca Cola và Pepsi cùng kinh doanh mặt hàng thì nước ngọt có ga. Song Coca Cola lại định vị mình nước ngọt mang lại sự đầm ấm, đoàn tụ gia đình, nhiều chiến lược truyền thông của Coca Cola đều dựa theo tiêu chí đó. Và ngược lại, Pepsi lại định vị mình là nước giải khát giành cho giới trẻ năng động, vì thế các TVC truyền thông của Pepsi luôn mời các ca sĩ, diễn viên giới trẻ để biểu đạt sự năng động, phong cách của hàng.
Nếu mặt hàng kinh doanh của công ty không có nào đặc biệt đối với mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì các công ty nên đánh vào chiến lược giá. Vì thường nếu chất lượng như nhau thì khách hàng sẽ lựa chọn có giá rẻ hơn
Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần phải định hướng cho mình một chiến thuật STP và lập sơ đồ STP để có thể định vị công ty mình chính xác nhất trên thị trường sản phẩm đang kinh doanh hiện nay, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm công ty của mình.
Chúc các bạn học tốt!!!
Share this:
Related
Từ khóa » Chiến Lược Stp Của Apple
-
Tìm Hiểu Vai Trò Của Chiến Lược STP Trong Marketing Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Apple - "Ông Lớn" Ngành Công ...
-
Đề Tài: Chiến Lược Của Apple đối Với Sản Phẩm Smarthome, 9 ĐIỂM!
-
Chiến Lược # Biệt Hóa Sản Phẩm Của Apple - SlideShare
-
Success Story: Chiến Lược 4P Marketing Từ “đế Chế” Apple
-
Domino Technomedia - Chiến Lược STP Là Gì? Ứng Dụng STP Vào ...
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - "đế Chế Công Nghệ" Hàng đầu Thế ...
-
STP Là Gì? Hướng Dẫn Tối ưu Mô Hình Chiến Lược STP Trong Google ...
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - Vị Thế Bá Chủ "thung Lũng Silicon"
-
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DÒNG IPHONE ... - 123doc
-
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DÒNG IPHONE ... - 123doc
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - Bài Học Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
-
9 Chiến Lược Marketing Của Apple Tạo Nên Vị Thế Số 1 Toàn Cầu
-
Chiến Lược Marketing Của Apple Là Gì? - Vivu Content