Success Story: Chiến Lược 4P Marketing Từ “đế Chế” Apple
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược 4P marketing cho phép doanh nghiệp nghiên cứu các yếu tố cụ thể: Sản phẩm, giá cả, địa điểm, khuyến mại để xác định điều kiện thị trường về sản phẩm và phát triển sản phẩm đúng hướng.
Đối với chiến lược kinh doanh của Apple, mô hình 4P Marketing của công ty bao gồm các hoạt động đa quốc gia trong thị trường điện tử tiêu dùng, thị trường công nghệ thông tin, thị trường dịch vụ Internet và thị trường phân phối nội dung kỹ thuật số. Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh khiến Apple Inc. cạnh tranh với nhiều công ty khác nhau, chẳng hạn như Google, Amazon.com, Samsung, Dell, Lenovo, Sony và PayPal, cũng như Microsoft, IBM và Intel. Những đối thủ này được biết đến với sự quyết liệt trong đổi mới và tiếp thị. Do đó, Apple cần có một chiến lược Marketing độc đáo để luôn ở vị trí đứng đầu thị trường.
Đó là lý do khi phát triển kế hoạch Marketing mix, Apple sử dụng các tiếp cận tập trung vào thương hiệu cao cấp. Cách tiếp cận này liên quan đến việc tận dụng thương hiệu cao cấp và đảm bảo tất các yếu tố 4P Marketing hỗ trợ cho việc duy trì thương hiệu của mình. Ví dụ, giá của Apple phù hợp với thương hiệu cao cấp và nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao. Đó là lý do Apple luôn nằm trong top 10 công ty giàu nhất thế giới. Vậy chiến lược 4P marketing của Apple được triển khai như thế nào? Hãy theo dõi những phân tích dưới đây.
Bài viết được biên dịch từ Panmore Institute bởi đội ngũ Mobiwork.
Mục lục nội dung:
- 1. Products – Sản phẩm
- 2. Place – địa điểm (Phân phối)
- 3. Promotion – Khuyến mãi
- 4. Prices – Giá cả
1. Products – Sản phẩm
Các sản phẩm của Apple hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp tạo cảm giác sở hữu cho khách hàng. Các dòng sản phẩm của Apple vô cùng đa dạng:
- Macbook
- Iphone
- iPad
- iPod
- Apple Watch
- Apple TV
- Nội dung kỹ thuật số
- Phần mềm/ứng dụng
- Phụ kiện
- Dịch vụ điện toán đám mây
Các dòng sản phẩm này gắn liền với việc sử dụng nguồn nhân lực và quy trình kinh doanh của các bộ phận dựa trên nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Dòng sản phẩm Mac bao gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay với nhiều kích cỡ cho các phân khúc thị trường khác nhau.
Đối với iPad, iPhone, iPod và Apple Watch là những thiết bị di động có một số chức năng tương tự như các sản phẩm Mac.
Chiến lược sản phẩm trong 4P Marketing của Apple cho thấy công ty hoạt động trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Trong các phương pháp quản lý chiến lược hiện tại của công ty, dòng sản phẩm Nội dung kỹ thuật số bao gồm nhạc kỹ thuật số, video, sách điện tử và trò chơi. Thông qua nội dung kỹ thuật số, Apple TV và phần mềm như ứng dụng dành cho thiết bị di động, cùng với các sản phẩm khác, Apple Inc định vị khách hàng về dịch vụ cung cấp nội dung kỹ thuật số của mình.
Hơn nữa, chiến lược 4P của công ty bao gồm các sản phẩm dựa trên công nghệ đám mây, cho phép khách hàng lưu trữ và truy cập dữ liệu của họ cũng như sử dụng phần mềm như một dịch vụ (SaaS), chẳng hạn như iWork cho iCloud.
Chiến lược 4P marketing cho sản phẩm của Apple phản ánh sự phát triển của Apple Inc. từ một doanh nghiệp công nghệ máy tính thành một doanh nghiệp ngày càng đa dạng tập trung vào công nghệ thông tin.
Tham khảo ngay: Marketing mix là gì? Cách Coca Cola tạo “tiếng vang” bằng chiến lược 4P
2. Place – địa điểm (Phân phối)
Place là yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược 4P Marketing. Đây là chiến lược liên quan đến địa điểm bán và phân phối sản phẩm của công ty. Những địa điểm Apple lựa chọn để phân phối bao gồm:
- Các điểm bán của Apple (Apple Store)
- Các cửa hàng trực tuyến dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động
- Người bán được ủy quyền (đại lý của Apple)
- Công ty viễn thông
Điểm bán (Apple store) là công ty con của Apple Inc. bán trực tiếp các sản phẩm của Apple trực tiếp tại cửa hàng. Ví dụ, các cửa hàng này bán các đơn vị MacBook, cũng như các thiết bị ngoại vi của các công ty khác.
Ngoài ra, khách hàng có thể mua sản phẩm thông qua trang web của Apple và các cửa hàng trực tuyến dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động. Khách hàng có thể mua đồ điện tử tiêu dùng thông qua trang web của công ty. Ứng dụng, nhạc, phim và nội dung kỹ thuật số khác có sẵn thông qua các cửa hàng trực tuyến dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động, chẳng hạn như App Store và iTunes Store. Chiến lược 4P Marketing này của Apple bao gồm các kênh phân phối trực tuyến này giúp tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Apple Inc. phân phối cho những người bán được ủy quyền. Những người bán này điều hành các cửa hàng ở nhiều vị trí chiến lược khác nhau, chẳng hạn như trong các trung tâm mua sắm ở các thị trường khác nhau trên thế giới. Người bán ủy quyền bao gồm các công ty bán lẻ lớn như Walmart và Best Buy. Những đơn vị ủy quyền này có thể ủy quyền lại cho các cửa hàng của chính họ cũng như tài khoản bán hàng trên Amazon.com.
Hơn nữa, công ty có thỏa thuận với các công ty viễn thông khác chẳng hạn như Verizon, AT&T và Sprint, cung cấp các sản phẩm iPhone được tích hợp vào một số gói dịch vụ viễn thông của họ cho người đăng ký tại các thị trường mục tiêu trong nước hoặc khu vực. Do đó, chiến lược marketing mix của Apple mang tính toàn diện trong việc tận dụng các kênh phân phối trực tuyến và không trực tuyến.
Dành riêng cho doanh nghiệp phân phối: 7 lời khuyên giúp bạn trưng bày hàng hóa tại đại lý điểm bán thu hút khách hàng
3. Promotion – Khuyến mãi
Yếu tố này còn được gọi là Communications mix (chiến lược truyền thông kết hợp). Các chương trình khuyến mãi cần xác định kỹ lưỡng chiến thuật truyền thông mà công ty có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu.
Apple đã thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện chiến lược này, công ty nhấn mạnh vào hình ảnh thương hiệu cao cấp và chất lượng cao cấp của các sản phẩm Apple.
Các chiến lược truyền thông nằm trong kế hoạch 4P Marketing của Apple:
- Quảng cáo
- Bán hàng cá nhân
- Khuyến mại
- Quan hệ công chúng
Đầu tiên là quảng cáo. Công ty thực hiện thỏa thuận với nhiều trang Web nổi bật khác nhau để quảng cáo và quảng bá sản phẩm của Apple.
Ngoài ra, công ty sử dụng phương pháp bán hàng cá nhân dưới hình thức nhân viên Apple Store – những người cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm nhằm mục đích thuyết phục khách hàng đến với cửa hàng.
Bên cạnh đó, chiến lược truyền thông còn được xúc tiến bán hàng tại các địa điểm của Apple Store và các đại lý được ủy quyền. Ví dụ: một số địa điểm cung cấp các mô hình cũ với giá chiết khấu đi kèm với các sản phẩm ở phân cấp cao hơn.
Hơn nữa, Apple sử dụng công cụ quan hệ công chúng để tối ưu hóa hình ảnh công ty. Ví dụ: Sự kiện Apple, rò rỉ các tính năng sản phẩm mới, thông cáo báo chí và các cuộc phỏng vấn độc quyền được thực hiện truyền thông sản phẩm một cách tích cực đến công chúng. Công ty cũng tham gia vào các sáng kiến khác nhau, chẳng hạn như ConnectED, nhằm mục đích cải thiện kết quả giáo dục chính thức, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh và các sản phẩm của Apple.
4. Prices – Giá cả
Chiến lược định giá của Apple trong 4P Marketing sử dụng 2 loại giá:
- Chiến lược giá đặc biệt
- Chiến lược giá miễn phí
Chiến lược giá đặc biệt liên quan đến việc cung cấp sản phẩm cao cấp. Có thể thấy giá của iPhone đắt hơn Samsung, Oppo,… Định giá cao giúp Apple tối đa tỷ suất lợi nhuận mặc dù theo kết quả phân tích SWOT của Apple Inc cho thấy mức giá cao như vậy là một điểm yếu của sản phẩm. Tuy nhiên công ty vẫn sử dụng chiến lược giá đặc biệt kết hợp với thương hiệu cao cấp để chinh phục khách hàng.
Ngoài chiến lược giá cao cấp, công ty cũng triển khai chiến lược giá “miễn phí”. Chiến lược này bao gồm định giá “miễn phí” và “cao cấp” được kết hợp thành một chiến lược duy nhất.
Trong trường hợp định giá miễn phí, một số sản phẩm của Apple Inc. là miễn phí, nhưng khách hàng phải trả tiền để sử dụng các tính năng khác, nâng cao hoặc tốt hơn.
Ví dụ: công ty cung cấp dung lượng lưu trữ iCloud 5GB miễn phí. Tuy nhiên để bổ sung thêm dung lượng lưu trữ, khách hàng phải trả phí định kỳ để tiếp tục sử dụng.
Về vấn đề này, chiến lược tiếp thị của Apple phù hợp với thương hiệu cao cấp và các nỗ lực phát triển và thiết kế sản phẩm liên quan.
Xem thêm nội dung: Cách xây dựng chương trình khuyến mãi thu hút mọi đại lý, điểm bán
Trên đây là toàn bộ phân tích về chiến lược 4P Marketing: Sản phẩm, giá bán, địa điểm và khuyến mãi tiếp thị của “đế chế” Apple. Thông qua những kiến thức này, Mobiwork mong rằng các doanh nghiệp có thể vận dụng vào tình hình thực tiễn trong công ty để xây dựng kế hoạch 4P marketing phù hợp và hiệu quả.
Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu bạn tìm hiểu thêm giải pháp quản lý dữ liệu, hoạt động quản trị khách hàng tập trung, xuyên suốt các bộ phận Telesale, Marketing, Sales và Chăm sóc khách hàng – FastWork CRM.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Mobiwork. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau nhé!
Tham khảo nội dung liên quan:
Kỹ năng bán hàng từ Apple: Cách bạn có thể trở thành Apple thứ hai
Nhân viên kinh doanh có thể học gì từ kỹ năng thuyết trình “đỉnh cao” của Steve Jobs
*Nguồn: Panmore Institute
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Chiến Lược Stp Của Apple
-
Tìm Hiểu Vai Trò Của Chiến Lược STP Trong Marketing Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Apple - "Ông Lớn" Ngành Công ...
-
Đề Tài: Chiến Lược Của Apple đối Với Sản Phẩm Smarthome, 9 ĐIỂM!
-
Chiến Lược # Biệt Hóa Sản Phẩm Của Apple - SlideShare
-
Domino Technomedia - Chiến Lược STP Là Gì? Ứng Dụng STP Vào ...
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - "đế Chế Công Nghệ" Hàng đầu Thế ...
-
STP Là Gì? Hướng Dẫn Tối ưu Mô Hình Chiến Lược STP Trong Google ...
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - Vị Thế Bá Chủ "thung Lũng Silicon"
-
CHIẾN LƯỢC STP MARKETING
-
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DÒNG IPHONE ... - 123doc
-
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DÒNG IPHONE ... - 123doc
-
Chiến Lược Marketing Của Apple - Bài Học Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
-
9 Chiến Lược Marketing Của Apple Tạo Nên Vị Thế Số 1 Toàn Cầu
-
Chiến Lược Marketing Của Apple Là Gì? - Vivu Content