Chiến Tranh Triều Tiên(1950-1953) Và Toàn Cảnh ... - KBS WORLD
Có thể bạn quan tâm
- 한국어
- English
- Français
- Deutsch
- Español 中国语 عربي Tiếng Việt
- Kakao
- Naver Band
- Naver Line
- Theo dòng thời sự
- Tin tức
- Vì một bán đảo thống nhất
- Chiến tranh Triều Tiên
- Chương trình đặc biệt
- Thông tin đồ họa
- Dân số
- Giao dịch nước ngoài
- Kinh tế
- Giao lưu liên Triều
- Sức mạnh quân sự
- Hiện trạng sở hữu hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên
- Biểu đồ và thống kê
- Các diễn biến chính trên bán đảo Hàn Quốc
- Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
- Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc
- Dữ liệu
- Diễn biến vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên
- 한국어
- English
- Français
- Deutsch
- Español
- Русский
- 中国语
- 日本語
- عربي
- Bahasa Indonesia
- Tiếng Việt
- Kakao
- Naver Band
- Line
- Chiến tranh Triều Tiên
- Bối cảnh
- Chiến tranhbùng nổ
- Quân đội Liên hợp quốc tham chiến
- Hiệp định đình chiến
- Tổn thất của chiến tranh Triều Tiên
- Diễn biến chính trong quan hệ liên Triều
Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953) và toàn cảnh quan hệ liên Triều 70 năm sau chiến tranh
4 giờ sáng Chủ nhật 25/6/1950, Bắc Triều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc, châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên - cuộc xung đột huynh đệ tương tàn bi thảm. 70 năm đã trôi qua kể từ đó, những tiếng súng tàn khốc và tiếng khóc ai oán đã dừng lại từ lâu, nhưng nỗi đau chia cắt vẫn còn. Dù Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đôi khi vẫn có bất hòa và đụng độ, nhưng cả hai miền chưa bao giờ từ bỏ hy vọng về một bán đảo Hàn Quốc hòa bình, thống nhất. Hãy cùng nhìn lại con đường hai miền Nam-Bắc đã đi qua trong suốt 7 thập kỷ vừa rồi.
Bối cảnh
Ngày 15/8/1945, bán đảo Hàn Quốc được giải phòng khỏi ách thống trị 35 năm của thực dân Nhật Bản. Nhưng niềm vui chiến thắng không kéo dài, bởi Chiến tranh Lạnh giữa đại diện Chủ nghĩa tự do dân chủ là Mỹ và khối Cộng sản Liên Xô ngày càng căng thẳng khiến xung đột trên bán đảo Hàn Quốc không ngừng leo thang. Cuối cùng, dưới sức ép quân sự của Mỹ và Liên Xô, bán đảo đã bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường ranh giới tạm thời, phía Bắc do Liên Xô tiếp quản còn Mỹ cử binh lực đóng tại miền Nam, hai miền buộc phải đi theo hai hướng khác nhau.
VIEW MOREChiến tranh bùng nổ
Cuộc chiến nổ ra vào rạng sáng Chủ nhật 25/6/1950, thời điểm biến động nhân sự trong giới chỉ huy quân sự của Hàn Quốc, và nhiều binh lính Hàn đang trong kỳ nghỉ để phụ giúp cho vụ mùa bận rộn. Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch kỹ càng, lợi dụng tình thế này tập kích bất ngờ vào Hàn Quốc dọc vĩ tuyến 38 độ Bắc. Chỉ sau ba ngày, tức ngày 28/6, quân miền Bắc đã chiếm trọn thủ đô Seoul, tiếp tục tiến quân xuống phía Nam để đánh chiếm toàn bộ Hàn Quốc. Hai tháng sau, toàn bộ lãnh thổ miền Nam, ngoại trừ phía Nam sông Nakdong, rơi vào tay quân đội Bắc Triều Tiên.
VIEW MOREQuân đội Liên hợp quốc tham chiến
Ngày 26/6, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức họp khẩn cấp và thông qua nghị quyết kêu gọi Bắc Tiều Tiên chấm dứt ngay các hoạt động thù địch, rút quân về vĩ tuyến 38 độ Bắc. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn tiếp diễn hành động xâm lược.
VIEW MORE- Liên quân Liên hợp quốc phản công và tiến lên phía Bắc
- Trung Quốc can thiệp, quân Liên hợp quốc lại phản công
Hiệp định đình chiến
Đàm phán ngừng bắn kéo dài ròng rã hai năm, cũng là cuộc đàm phán đình chiến lâu nhất thế giới. Ngay từ đầu, liên quân Liên hợp quốc và quân đội Cộng sản miền Bắc đã có chênh lệch lớn về quan điểm trong các điều khoản thỏa thuận.
VIEW MORETổn thất của chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài 1.129 ngày (25/6/1950 - 27/7/1953) đã để lại nhiều mất mát, hao tổn nặng nề. Hàn Quốc có hơn 138.000 quân hy sinh, 450.000 người bị thương.
VIEW MORE- Source: Yonhap News Agency
- Source: Yonhap News Agency
- Source: Yonhap News Agency
Diễn biến chính trong quan hệ liên Triều 70 năm sau chiến tranh Triều Tiên
Quan hệ liên Triều ảm đạm Bước chuyển trong quan hệ liên Triều Giai đoạn hình thành quan hệ liên Triều Theo đuổi hòa giải và hợp tác trong quan hệ liên Triều Bắt tay vào hòa giải, hợp tác liên Triều Chuyển biến trong quan hệ liên Triều Bước ngoặt trong quan hệ liên Triều- Quan hệ liên Triều ảm đạm ~1969
- Bước chuyển trong quan hệ liên Triều 1970~1979
- Giai đoạn hình thành quan hệ liên Triều 1980~1987
- Theo đuổi hòa giải và hợp tác trong quan hệ liên Triều 1988~1997
- Bắt tay vào hòa giải, hợp tác liên Triều 1998~2007
- Chuyển biến trong quan hệ liên Triều 2008~2017
- Bước ngoặt trong quan hệ liên Triều 2018~
The (Korean Peninsula A to Z) page has been created using materials in accordance with the Korea Open Government License (KOGL) Type 4. Before using the materials on the site, please check for the original source.
KBS WORLD RADIOđược tổng hợp trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm "Các sự kiện lớn trong quan hệ liên Triều" và Cổng thông tin Bắc Triều Tiên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Viện Lịch sử Quân sự và Cơ quan tìm kiếm và nhận dạng liệt sỹ thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (MND), và các số liệu thống kê về Bắc Triều Tiên của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc. Bản quyền © 2020 thuộc về đài KBS WORLD Radio.
Bối cảnh
Ngày 15/8/1945, bán đảo Hàn Quốc được giải phòng khỏi ách thống trị 35 năm của thực dân Nhật Bản. Nhưng niềm vui chiến thắng không kéo dài, bởi Chiến tranh Lạnh giữa đại diện Chủ nghĩa tự do dân chủ là Mỹ và khối Cộng sản Liên Xô ngày càng căng thẳng khiến xung đột trên bán đảo Hàn Quốc không ngừng leo thang. Cuối cùng, dưới sức ép quân sự của Mỹ và Liên Xô, bán đảo đã bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường ranh giới tạm thời, phía Bắc do Liên Xô tiếp quản còn Mỹ cử binh lực đóng tại miền Nam, hai miền buộc phải đi theo hai hướng khác nhau. Kể từ đó, các cuộc đụng độ quân sự giữa hai miền thường xuyên xảy ra dọc vĩ tuyến 38 độ Bắc, châm ngòi cho chiến tranh.
Close CloseChiến tranh bùng nổ
Cuộc chiến nổ ra vào rạng sáng Chủ nhật 25/6/1950, thời điểm biến động nhân sự trong giới chỉ huy quân sự của Hàn Quốc, và nhiều binh lính Hàn đang trong kỳ nghỉ để phụ giúp cho vụ mùa bận rộn. Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch kỹ càng, lợi dụng tình thế này tập kích bất ngờ vào Hàn Quốc dọc vĩ tuyến 38 độ Bắc. Chỉ sau ba ngày, tức ngày 28/6, quân miền Bắc đã chiếm trọn thủ đô Seoul, tiếp tục tiến quân xuống phía Nam để đánh chiếm toàn bộ Hàn Quốc. Hai tháng sau, toàn bộ lãnh thổ miền Nam, ngoại trừ phía Nam sông Nakdong, rơi vào tay quân đội Bắc Triều Tiên.
Close CloseQuân đội Liên hợp quốc tham chiến
Ngày 26/6, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức họp khẩn cấp và thông qua nghị quyết kêu gọi Bắc Tiều Tiên chấm dứt ngay các hoạt động thù địch, rút quân về vĩ tuyến 38 độ Bắc. Tuy nhiên, miền Bắc vẫn tiếp diễn hành động xâm lược. Trước tình hình đó, ngày 28/6, Liên hợp quốc đã quyết định can thiệp quân sự để khôi phục hòa bình cho Hàn Quốc. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) được thành lập ngày 7/7 và Tướng Douglas MacArthur được bổ nhiệm là Tư lệnh liên quân. Xuyên suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, tổng cộng 21 quốc gia đã tham gia chiến đấu dưới danh nghĩa lực lượng liên quân Liên hợp quốc. Trong số đó, 16 quốc gia đã phái cử quân trực tiếp chiến đấu là Mỹ, Anh, Canada, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Hy Lạp, New Zealand, Ethiopia, Bỉ, Pháp, Nam Phi, Luxembourg; các nước Thụy Điển, Ấn Độ, Đan Mạch, Na Uy, Ý hỗ trợ về quân y. Năm 2018, Seoul đã thêm Đức vào danh sách các quốc gia hỗ trợ y tế cho Hàn Quốc. Ngoài ra, còn rất nhiều quốc gia ủng hộ vật phẩm thiết yếu và tài chính cho Hàn Quốc trong thời kỳ chiến tranh.
Close CloseQuân đội Liên hợp quốc tham chiến
Liên quân Liên hợp quốc phản công và tiến lên phía Bắc Ngày 15/9/1950, quân đội Hàn Quốc và liên quân Liên hợp quốc đã bất ngờ đổ bộ Incheon, đồng thời thực hiện chiến dịch phản công trên mặt trận sông Nakdong. Hai kế hoạch thành công đã khiến cục diện chiến tranh đảo ngược, quân đội miền Bắc bắt đầu rút khỏi tất cả các mặt trận sau ngày 23/9. Cuối cùng, miền Nam giành lại được thủ đô Seoul ngày 27/9 và ranh giới tại vĩ tuyến 38 độ Bắc được khôi phục ngày 1/10. Đợt phản công toàn diện qua vĩ tuyến 38 độ Bắc về phía Bắc bắt đầu, quân Hàn Quốc và liên quân Liên hợp quốc chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19/10, tiếp tục tiến lên khu vực Wonsan và Hamheung, gần như đạt được mục tiêu thống nhất. Close CloseQuân đội Liên hợp quốc tham chiến
Trung Quốc can thiệp, quân Liên hợp quốc lại phản công Ngày 25/10, một lượng lớn quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công liên quân Liên hợp quốc, một lần nữa xoay chuyển cục diện lúc bấy giờ. Quân đội miền Nam và quân Liên hợp quốc không kịp phòng thủ và bắt buộc phải rút khỏi miền Bắc. Ngày 4/1/1951, miền Nam một lần nữa phải từ bỏ Seoul và rút dần về phía Nam. Nhưng liên quân Liên hợp quốc lại phản công và tiến quân về phía Bắc để đuổi đánh quân Trung Quốc. Chiến tuyến quanh vĩ tuyến 38 độ Bắc tiếp tục giằng co quyết liệt. Ngày 10/7/1951, chiến tranh Triều Tiên bước vào giai đoạn mới với cuộc đàm phán đình chiến đầu tiên. Close CloseHiệp định đình chiến
Đàm phán ngừng bắn kéo dài ròng rã hai năm, cũng là cuộc đàm phán đình chiến lâu nhất thế giới. Ngay từ đầu, liên quân Liên hợp quốc và quân đội Cộng sản miền Bắc đã có chênh lệch lớn về quan điểm trong các điều khoản thỏa thuận. Trải qua nhiều thử thách cam go, cuối cùng hai bên đã chính thức ký Hiệp định đình chiến vào ngày 27/7/1953. Kể từ đó, liên quân Liên hợp quốc và quân đội cộng sản miền Bắc chủ trương hoạt động độc lập.
- 1 Thử thách cam go nhất: Thiết lập đường ranh giới quân sự Trong khi miền Bắc khăng khăng phải duy trì đường ranh giới quân sự tại vĩ tuyến 38 độ Bắc như trước chiến tranh, Liên hợp quốc lại khẳng nên xác lập biên giới theo tình hình trận chiến. Sau nhiều đợt tranh cãi quyết liệt, ngày 27/11/1951, hai bên đã nhất trí lấy đường chiến tuyến hiện hành dài 237 km làm ranh giới quân sự tạm thời.
- 2 Thách thức hồi hương tù nhân chiến tranh Kế hoạch ban đầu của liên quân Liên hợp quốc là trao trả toàn bộ tù nhân chiến tranh cho miền Bắc theo thỏa thuận Geneva, tuy nhiên, nhiều tù nhân đã từ chối trở về. Các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc. Trước tình hình đó, truyền thông phương Tây và Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã đưa vấn đề ra cộng đồng quốc tế để vận động dư luận. Cuối cùng, các tù nhân cộng sản đã đồng ý với đề xuất ban đầu, vấn đề hồi hương tù nhân được giải quyết vào tháng 6 năm 1953.
- 3 Chính phủ Hàn Quốc phản đối sự phân chia không hoàn chỉnh khi thỏa ngừng bắn gần như sắp đạt được Tháng 4/1953, Quốc hội Hàn Quốc đã nhất trí hoàn toàn thông qua một nghị quyết phản đối Hiệp định đình chiến, thậm chí trong trường hợp cần thiết, sẽ tự mình tiếp tục cuộc chiến. Trải qua các đợt đàm phán quyết liệt, cuối cùng, vào lúc 10 giờ sáng ngày 27/7/1953, đại diện Bộ tư lệnh liên quân Liên hợp quốc, quân đội miền Bắc và quân đội Trung Quốc đã chính thức ký kết Hiệp định đình chiến. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ đúng 10 giờ tối cùng ngày, kết thúc cuộc nội chiến đau thương trong bom đạn kéo dài ba năm, một tháng, hai ngày.
Tổn thất của chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài 1.129 ngày (25/6/1950 - 27/7/1953) đã để lại nhiều mất mát, hao tổn nặng nề. Hàn Quốc có hơn 138.000 quân hy sinh, 450.000 người bị thương. Nếu tính cả số lính mất tích trong cuộc chiến, tổng số thương vong của Hàn Quốc lên đến 621.000 người. Về phía Bắc Triều Tiên, tổng số quân thiệt mạng và bị thương là 520.000 người, con số thương vong là 800.000 tính cả người mất tích. Thiệt hại của liên quân Liên hợp quốc cũng nặng nề không kém với 41.000 lính hy sinh, 104.000 quân bị thương, tính cả lính mất tích và tù nhân chiến tranh là 155.000 người. Chưa dừng lại ở đó, số dân thường thương vong còn nhiều hơn binh lính. Hơn 1 triệu người dân Hàn Quốc đã thiệt mạng, bị thương và mất tích, về phía Bắc Triều Tiên là 1,55 triệu người. Tóm lại, ước tính tổng số nạn nhân chiến tranh bằng một phần năm tổng dân số của hai miền lúc bấy giờ. Ngoài tổn thất về người, chiến tranh Triều Tiên còn gây thiệt hại lớn về kinh tế. 43% cơ sở công nghiệp và 50% cơ sở khai thác than của Hàn Quốc đã bị phá hủy, tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn gần 2,3 tỷ USD. Cuộc nội chiến cũng khiến 10 triệu thành viên các gia đình bị ly tán, 300.000 phụ nữ mất chồng, 100.000 người mất cha mẹ, và bán đảo Hàn Quốc vẫn bị coi là "đất nước bị chia cắt duy nhất trên thế giới".
Close CloseQuan hệ liên Triều ảm đạm
~1969- 1956 (1)
- 1963 (1)
- 1968 (1)
1 Hàn Quốc từ chối nhận viện trợ lũ lụt từ Bắc Triều Tiên
Tháng 7/1956
Mưa lớn bắt đầu từ ngày 14/7/1956 và kéo dài 10 ngày liên tiếp đã gây ra thiệt hại nặng nề cho Hàn Quốc. Đã có 68 người chết và bị thương, tổng tổn thất kinh tế lên đến 4,37 tỷ won. Ngày 27/7, Hội chữ thập đỏ Bắc Triều Tiên ngỏ ý cung cấp viện trợ cho các nạn nhân lũ lụt cho Hội chữ thập đỏ Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man đã từ chối, nhận định ý đồ viện trợ của miền Bắc là công kích chính trị.
Source : National Archives of Korea2 Hội đàm thể thao liên Triều
24/1/1963
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên tại Lausanne, Thụy Sĩ năm 1963, thảo luận thành lập đội thi đấu hợp nhất hai miền để tham gia Thế vận hội, theo khuyến nghị của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Tuy nhiên sau hai vòng đàm phán, hai nước vẫn không thể thu hẹp khác biệt, do đó ý tưởng thành lập một đội tuyển duy nhất thất bại.
3 Nhóm biệt kích miền Bắc tấn công Phủ tổng thống Hàn Quốc
Ngày 21/1/1968
Ngày 21/1/1968, một nhóm điệp viên được huấn luyện bài bản của miền Bắc đã tấn công Phủ Tổng thống Hàn Quốc. 31 du kích vũ trang Bắc Triều Tiên đã vượt biên thành công và tiến vào thủ đô Seoul vào ban đêm. Bị phát hiện trong quá trình đột nhập tại chốt gác cuối cùng ở cổng thành Jaha, chỉ cách Phủ Tổng thống vài trăm mét, nhóm biệt kích đã ném lưu đạn vào cảnh sát và xả súng loạn xạ, thậm chí còn ném lựu đạn vào xe buýt dân sự đi ngang qua, gây thương vong cho nhiều người dân vô tội. Cảnh sát Hàn Quốc đã ngay lập tức phản công, nhưng điệp viên miền Bắc Kim Shin-jo đã bị bắt sống, 28 người khác bị bắn chết. Sau vụ việc này, căng thẳng liên Triều càng leo thang, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập một lực lượng dự bị, tăng cường năng lực phòng thủ để ứng phó với các động thái chiến tranh bất thường của miền Bắc.
Source : National Archives of Korea Close CloseBước chuyển trong quan hệ liên Triều
1970~1979- 1971 (1)
- 1972 (1)
- 1973 (1)
- 1976 (1)
4 Hội đàm Chữ thập đỏ liên Triều đầu tiên
20/8/1971
Tới những năm 1960 của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, hai miền Nam-Bắc vẫn không mặn mà với đối thoại, tuy nhiên cơ hội bắt đầu mở ra vào những năm 1970. Miền Bắc chấp thuận đề nghị đàm phán của Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc để giải quyết vấn đề gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên, và Hội đàm Chữ thập đỏ liên Triều đầu tiên đã chính thức diễn ra ngày 20/8/1971. Từ tháng 8/1972 đến tháng 7 năm 1973, 7 vòng đàm phán của Hội Chữ thập đỏ liên Triều đã được tổ chức, nội dung chính xoay quanh xác nhận tình trạng sống còn và địa chỉ của các gia đình ly tán, các chuyến đoàn tụ và trao đổi thư từ giữa các bên.
Source : KDAS5 Tuyên bố chung liên Triều
4/7/1972
Từ cuối năm 1971 đến tháng 3/1972, hai miền Nam Bắc đã tổ chức họp bí mật tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, mở đường cho chuyến thăm Bình Nhưỡng của giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Lee Hu-rak đầu tháng 5, và Phó Thủ tướng Bắc Triều Tiên Park Song-chol cũng đã có chuyến thăm Seoul cuối tháng đó. Đây là lần trao đổi quan điểm chính trị đầu tiên giữa hai nước. Cuối cùng, ngày 4/7, hai miền Nam Bắc đã công bố Tuyên bố chung về thống nhất đất nước, cam kết đầu tiên kể từ khi bán đảo Hàn Quốc bị chia cắt. Ba nguyên tắc tự lực, hòa bình và đoàn kết dân tộc đã được thông qua lần đầu tiên sau 27 năm chia cắt, trở thành tôn chỉ cho các hoạt động trao đổi và đối thoại giữa hai miền Nam-Bắc bán đảo Hàn Quốc.
Source : National Archives of Korea6 Tuyên bố 23/6
Ngày 23/6/1973
Trong bối cảnh đối thoại liên Triều đang có tiến triển tốt, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đã đưa ra Tuyên bố 23/6. Nội dung chính của Tuyên bố là hai bên không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau theo nguyên tắc bình đẳng đối ứng, Hàn Quốc không phản đối việc hai nước đồng thời gia nhập Liên hợp quốc cũng như việc miền Bắc tham gia các tổ chức quốc tế, ủng hộ chính sách mở cửa đất nước với mọi quốc gia thuộc bất kỳ thể chế chính trị nào. Xét về khía cạnh tích tực, Tuyên bố đã vượt lên chính sách thống nhất thù địch và cứng nhắc trước đó, thể hiện cam kết hoà bình và thống nhất của Chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, miền Bắc lại cho rằng Tuyên bố 23/6 đã khẳng định sự chia rẽ vĩnh viễn của hai miền qua việc thừa nhận hai chính phủ khác biệt trên bán đảo bị chia cắt. Đối thoại liên Triều lại một lần nữa rơi vào bế tắc.
Source : KDAS7 Vụ việc giết người bằng rìu tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm
18/8/1976
Ngày 18/8/1976, quân Bắc Triều Tiên phát hiện các binh lính Mỹ thuộc quân đội Liên hợp quốc đang chặt tỉa một cây dương chặn tầm nhìn của trạm quan sát Khu vực an ninh chung (JSA) và đã ngay lập tức phản đối, yêu cầu những sĩ quan này dừng hành động. Trong lúc giao tranh căng thẳng, quân Bắc Triều Tiên đã giết chết dã man hai lính Mỹ bằng một chiếc rìu công nhân bỏ lại khi chạy trốn. Tuy nhiên, thay vì xin lỗi về vụ tấn công gây sốc này, phía Bắc Triều Tiên thậm chí còn yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ trừng phạt những người liên quan. Các cuộc đàm phán lần đầu tiên bị phá vỡ kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Quân đội Liên hợp quốc đóng tại Hàn Quốc và quân Hàn Quốc đã phải chuẩn bị cho tình huống chiến tranh. Tuy nhiên lúc bấy giờ, Mỹ đang chịu tổn thất nặng nề từ chiến tranh Việt Nam nên xét thấy không phù hợp để tiến hành một cuộc chiến toàn diện. Vụ việc cuối cùng cũng được dàn xếp sau khi quân đội Mỹ và Hàn Quốc chặt cây dương và phía Mỹ chấp nhận lời nhắn lấy làm tiếc của nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Nhật Thành. Sau sự cố, ranh giới chuẩn xác phân định hai miền đã được đánh dấu bằng bê tông tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Source : National Archives of Korea Close CloseGiai đoạn hình thành quan hệ liên Triều
1980~1987- 1983 (1)
- 1984 (1)
- 1985 (2)
- 1987 (1)
8 Khủng bố Bắc Triều Tiên ném bom lăng mộ Aung San Martyr ở Myanmar
Ngày 9/10/1983
Ngày 9/10/1983, Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Miến Điện (nay là Myanmar), điểm đến đầu tiên của chuyến công du 6 quốc gia. Một quả bom do khủng bố Bắc Triều Tiên đặt tại mộ Aung San ở thủ đô Rangoon (nay là Yangon) đã phát nổ, giết chết 17 quan chức và nhà báo trong đoàn tháp tùng Tổng thống, gây thương tích cho 14 người đang chờ Tổng thống tại hiện trường. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế. Chính phủ Myanmar đã bắt giữ hai kẻ khủng bố, kết án tử hình và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên. Tháng 10/1984, Myanmar báo cáo lên Liên hợp quốc rằng miền Bắc đứng sau vụ đánh bom. Sau đó, ba quốc gia đã cắt đứt ngoại giao với Bắc Triều Tiên và 69 nước ra tuyên bố lên án nước này.
Source : KDAS9 miền Bắc viện trợ lũ lụt cho miền Nam
29/ 9 -4/10/1984
Cuối mùa hè năm1984, Seoul hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử do những trận mưa lớn kéo dài 5 ngày kể từ ngày 31/8. Trong khi Hàn Quốc đang vật lộn để phục hồi sau thảm họa, Hội Chữ thập đỏ Bắc Triều Tiên ngày 8/9 đã đề xuất cung cấp hàng cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt ở miền Nam với tinh thần tương thân và nhân đạo. Ngày 14/9, Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc tuyên bố chấp nhận đề xuất này. Các vật phẩm viện trợ của Bắc Triều Tiên đã được chuyển đến miền Nam qua cảng Incheon và làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Sự kiện giao hàng hóa xuyên biên giới đầu tiên sau chiến tranh đã giúp tạo ra bầu không khí hòa giải trong quan hệ liên Triều, vốn vẫn căng thẳng bởi vụ khủng bố đánh bom Rangoon năm 1983.
Source : National Archives of Korea Source : e-history10 Cuộc đoàn tụ đầu tiên của các gia đình ly tán trong chiến tranh
20/9/1985
Từ ngày 20 đến 23/9/1985, các thành viên gia đình ly tán của của hai miền đã được đoàn tụ với người thân bên kia biên giới sau mấy chục năm xa cách. Theo thỏa thuận đạt được tại các cuộc đàm phán của Hội Chữ thập đỏ liên Triều, hai bên đã trao đổi các nhóm gia đình đoàn tụ và nghệ sĩ biểu diễn tại Seoul và Bình Nhưỡng. 35 người Hàn Quốc đã gặp gỡ người thân ở Bình Nhưỡng, trong khi 30 người Bắc Triều Tiên cũng hội ngộ người thân bị ly tán ở Seoul. Một nhóm biểu diễn nghệ thuật từ Seoul đã thực hiện hai chương trình tại Nhà hát lớn Bình Nhưỡng, và một đoàn nghệ thuật từ Bình Nhưỡng cũng đã tổ chức hai buổi biểu diễn tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul. Đây là sự kiện trao đổi dân sự đầu tiên giữa hai miền kể từ khi phân chia địa phận.
Source : KDAS11 Bắc Triều Tiên tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT)
12/12/1985
Bắc Triều Tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon năm 1980 và các cơ sở tái xử lý hạt nhân năm 1985 để thu hút sự chú ý của quốc tế. Liên Xô đã gây sức ép buộc nước này ngừng phát triển vũ khí hạt nhân và tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) năm 1985. Đổi lại, Bắc Triều Tiên được Liên Xô cung cấp vũ khí quân sự, bao gồm cả máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, miền Bắc đã từ chối tham gia thỏa thuận toàn diện với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), phải đến ngày ngày 30/1/1992 mới ký thỏa thuận.
12 Vụ ném bom máy bay hãng hàng không Hàn Quốc (KAL)
29/11/1987
Ngày 29/11/1987, chuyến bay mang số hiệu KF858 của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Air) từ thủ đô Bagdad, Iraq đến Seoul, Hàn Quốc đã phát nổ giữa không trung trên vùng biển Ấn Độ Dương, dohai điệp viên Bắc Triều Tiên đã cài mìn trong máy bay. Sau khi điều tra, chính phủ Hàn Quốc kết luận vụ tấn công khủng bố chết người được thực hiện theo chỉ thị của Bắc Triều Tiên, và đã áp tải nghi phạm Kim Hyon-hui đến Seoul.
Source : e-history Close CloseTheo đuổi hòa giải và hợp tác trong quan hệ liên Triều
1988~1997- 1991 (3)
- 1993 (1)
- 1994 (1)
13 Đội tuyển Hàn Quốc thống nhất thắng Giải vô địch bóng bàn thế giới
24/4 - 6/5/1991
Tháng 4/1991, đội tuyển bóng bàn hợp nhất đầu tiên của hai miền đã thi đấu tại Giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 41 tại Chiba, Nhật Bản. Đội nữ liên Triều đã đánh bại đương kim vô địch Trung Quốc để giành huy chương vàng, đội nam cũng xuất sắc tiến vào bán kết. Tại giải đấu, đội tuyển liên Triều đã sử dụng một lá cờ mang hình ảnh bán đảo Hàn Quốc màu xanh lam trên nền trắng, và phát bài hát Arirang lần đầu tiên. Từ đó trở đi, lá cờ và bài hát tại giải đấu đã trở thành biểu tượng của các đội tuyển hợp nhất hai miền.
Source : KDAS14 Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cùng gia nhập Liên hợp quốc
18/ 9/1991
Tại phiên họp thứ 46 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 18/9/1991, hai miền Nam Bắc đã chính thức được kết nạp làm thành viên Liên hợp quốc với tư cách hai quốc gia độc lập sau 46 năm chia cắt, cũng là khoảng thời gian hoạt động của Liên hợp quốc. Trên thực tế, Seoul và Bình Nhưỡng đã có chênh lệch quan điểm lớn về việc gia nhập Liên hợp quốc. Hàn Quốc tìm cách đăng ký thành viên độc lập, trong khi Bắc Triều Tiên kịch liệt phản đối, cho rằng đây là kế hoạch chia rẽ bán đảo Hàn Quốc vĩnh viễn. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô và Trung Quốc không còn phản đối Hàn Quốc gia nhập Liên hợp quốc. Do lo ngại bị cô lập trên trường quốc tế, miền Bắc đã thay đổi thái độ và quyết định gia nhập Liên hợp quốc cùng lúc với miền Nam. Với tư cách thành viên Liên hợp quốc, cả hai miền đều đã nâng cao vị thế quốc tế và có chỗ đứng để bình thường hóa quan hệ song phương và cải thiện quan hệ với thế giới bên ngoài.
Source : KDAS15 Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Hàn Quốc
31/12/1991
Sau ba vòng đàm phán liên Triều, các đại biểu của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã nhất trí ra Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Hàn Quốc ngày 31/12/1991. Theo đó, hai bên nhất trí sẽ không thử nghiệm, chế tạo và sản xuất vũ khí hạt nhân và không sở hữu các cơ sở làm giàu uranium.
Source : KDAS16 Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)
12/3/1993
Bắc Triều Tiên đã có nhiều cuộc hội đàm với Mỹ tại Bắc Kinh từ năm 1987 đến 1992 để cải thiện quan hệ song phương. Do Washington từ chối yêu cầu của Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT). Cộng đồng quốc tế coi quyết định này là một mối đe dọa lớn, bởi nó có nghĩa là miền Bắc sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
Source : KDAS17 Thỏa thuận hạt nhân Geneva Mỹ-Triều 1994
21/10/1994
Cộng đồng quốc tế đã lên án Bắc Triều Tiên vì rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT), gọi đây là hành động phá hủy hòa bình thế giới, và chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt lên nước này. Nhưng Mỹ đã cảnh giác với khả năng can thiệp quân sự của Trung Quốc theo “Thỏa thuận giữa các nước đồng minh Cộng sản”. Về phần mình, Bắc Triều Tiên cũng lo ngại về tình trạng cô lập quốc tế kéo dài và khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu rộng do phát triển vũ khí hạt nhân. Do đó, Washington và Bình Nhưỡng đã thống nhất đàm phán và ký kết thỏa thuận hạt nhân vào tháng 10/1994 tại Geneva, Thụy Sỹ. Theo đó, Bắc Triều Tiên cam kết đóng băng chương trình hạt nhân, còn Mỹ đồng ý xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân có lò phản ứng nước nhẹ ở miền Bắc, hỗ trợ cung cấp dầu nặng và bình thường hóa hoàn toàn quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước.
Source : KDAS Close CloseBắt tay vào hòa giải, hợp tác liên Triều
1998~2007- 1998 (2)
- 1999 (1)
- 2000 (3)
- 2002 (2)
- 2003 (2)
- 2005 (2)
- 2006 (1)
- 2007 (1)
18 Chủ tịch danh dự tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung tới Bắc Triều Tiên
Tháng 6 và tháng 10/1998
Người sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung đã đưa 1.001 con bò đến Bắc Triều Tiên thông qua làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào tháng 6 và tháng 10/1998. Ông Chung sinh ra và lớn lên tại xã Asan, huyện Tongcheon, tỉnh Gangwon, nay thuộc Bắc Triều Tiên. Ông đã bí mật xuống miền Nam năm 17 tuổi với 70 won kiếm được nhờ bán con bò của cha mình. Để trả ơn cha, ông đã tặng đàn gia súc 1.001 con cho Bắc Triều Tiên. Sự kiện này đã góp phần tiếp thêm xung lực cho giao lưu biên giới liên Triều.
Source : e-history19 Khởi động chương trình du lịch núi Geumgang
18/11/1998
Chương trình du lịch núi Geumgang ở Bắc Triều Tiên chính thức khởi động ngày 18/11/1998, cho phép người dân Hàn Quốc tới Bắc Triều Tiên, đánh dấu cột mốc mới trong lịch sử chia cắt bán đảo Hàn Quốc. Dự án đã trở thành biểu tượng của hợp tác liên Triều nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 10 năm của doanh nhân Tập đoàn Hyundai kết hợp với chính sách “Ánh dương” của Hàn Quốc. Tuy vậy, chương trình này cũng bị ảnh hưởng theo những thăng trầm của quan hệ liên Triều.
Source : KDAS20 Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ nhất
15/6/1999
Sáng 15/6/1999, các tàu tuần tra, tàu ngư lôi cùng 20 tàu đánh cá của Bắc Triều Tiên đã vượt qua Đường ranh giới liên Triều trên biển (NLL) và tiến 2 km về phía Nam. Hải quân Hàn Quốc đã phát loa cảnh báo và đâm vào tàu của Bắc Triều Tiên hai lần. Cuộc đụng độ trên biển đã làm 7 thủy thủ Hàn Quốc bị thương, một tàu Bắc Triều Tiên bị đánh chìm và 5 tàu bị hư hỏng nặng.
Source : KDAS21 Tuyên bố chung 15/6
Ngày 15/6/2000
Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã nhấn mạnh khả năng của một hội nghị cấp cao giữa hai miền Nam-Bắc. Chính phủ Hàn Quốc sau đó đã đề xuất Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và hoạt động trao đổi đặc phái viên. Trong ba ngày từ 13/6/2000, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng và thông qua Tuyên bố chung 15/6. Đây là một bước ngoặt lịch sử đặt dấu chấm hết cho sự thù địch, mở ra một kỷ nguyên thống nhất mới cho hai miền Nam-Bắc bán đảo Hàn Quốc.
Source : KDAS22 Thỏa thuận kết nối tuyến đường sắt Gyeongui
Ngày 31/7/2000
Tuyến đường sắt Gyeongui ở phía Tây bán đảo Hàn Quốc đã bị cắt đứt kể từ khi hai miền phân chia ranh giới. Đoạn bị ngắt dài 20 km, gồm 12 km ở phía Hàn Quốc và 8 km trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, Seoul và Bình Nhưỡng đã tổ chức các cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng để thực hiện dự án kết nối lại tuyến đường sắt xuyên biên giới. Tháng 9/2000, Hàn Quốc đã xây dựng đoạn đường sắt giữa Munsan và đường ngừng bắn, trong khi Bắc Triều Tiên tiến hành xây dựng độc lập đoạn đường sắt giữa Gaesung và đường biên giới.
Source : KDAS23 Đoàn tụ gia đình liên Triều vòng 1
15/8-18/2000
15 năm kể từ sự kiện trao đổi các nhóm thăm gia đình và đoàn biểu diễn văn hóa tháng 9/1985, không hề có tiến triển nào về vấn đề gia đình ly tán của hai miền. Theo thỏa thuận tại vòng đàm phán Chữ thập đỏ liên Triều đầu tiên tháng 6/2000, 1.170 thành viên các gia đình ly tán đã có những cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt với người thân ở Seoul và Bình Nhưỡng năm đó. Ở vòng đàm phán Chữ thập đỏ lần thứ 5 tháng 11/2003, hai miền đã đồng ý phương án thực hiện các cuộc đoàn tụ qua video để giải quyết vấn đề gia đình ly tán. Tại cuộc họp Hội Chữ thập đỏ lần thứ 9 tháng 11/2007, hai bên đã đồng ý mở rộng các cuộc đoàn tụ và tổ chức chương trình thường xuyên. Thông qua các nhân viên liên lạc tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 5/2/2008, hai miền đã thống nhất về việc trao đổi thư từ video giữa các gia đình bị ly tán. Theo đó, 20 gia đình mỗi bên sẽ tiến hành thử nghiệm trao đổi thư video. Các cuộc đoàn tụ gia đình trực tiếp thứ 17 và 18 lần lượt được tổ chức vào năm 2009 và 2010. Sau vụ việc pháo binh Bắc Triều Tiên tấn công đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc cuối năm 2010, chương trình đoàn tụ đã bị đình chỉ một thời gian rồi nối lại vào tháng 2/2014. Ngày 25/8/2015, miền Nam và miền Bắc đã tổ chức thảo luận cấp cao và đồng ý thực hiện một vòng đoàn tụ mới. Theo thỏa thuận, vòng 20 của các cuộc hội ngộ đã diễn ra vào tháng 10 năm đó. Hai miền đều nhận thấy cần đề cập đến vấn đề nhân đạo này một lần nữa trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018, tạo đà cho sự kiện đoàn tụ thứ 21 diễn ra ở núi Geumgang tháng 8 cùng năm.
Source : KDAS24 Khai trương ga Dorasan
11/4/2002
Tuyến đường sắt Gyeongui mở cửa năm 1906 nối Seoul với Sinuiju ở phía Tây bán đảo Hàn Quốc đã phải ngừng hoạt động trong chiến tranh Bắc Triều Tiên. Sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, hai miền Nam-Bắc đã nhất trí kết nối lại tuyến đường sắt. Sau khi công tác trùng tu hoàn tất, ga Dorasan, điểm dừng chân cực Bắc của tuyến Gyeongui ở Hàn Quốc bắt đầu đi vào hoạt động tháng 4/2002. Cùng năm, Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã đến thăm nhà ga và phát biểu tại đây. Kể từ đó, điểm cuối cùng trong tuyến đường sắt liên Triều cũng gắn liền với biểu tượng của mong muốn hòa bình và thống nhất.
Source : KDAS25 Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ hai
29/6/2002
Trận hải chiến đảo Yeonpyeong thứ hai nổ ra đúng ngày diễn ra trận tranh hạng ba giải vô địch bóng đá thế giới World Cup Hàn-Nhật năm 2002. Hai tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã xâm phạm đường ranh giới liên Triều trên biển Tây (NLL) và đi xuống phía Nam. Hải quân Bắc Triều Tiên đã đột ngột nã pháo vào tàu cao tốc Chamsuri-357 của Hải quân Hàn Quốc, châm ngòi cho trận chiến khốc liệt trên biển. 6 binh sỹ Hàn Quốc, trong đó có đội trưởng, Thiếu tá Yoon Young-ha, đã hy sinh,18 người khác bị thương, tàu cao tốc Chamsuri-357 bị đánh chìm. Phía Bắc Triều Tiên cũng gần như tê liệt hoàn toàn và phải rút lui với khoảng 30 người thiệt mạng hoặc bị thương, tàu tuần tra số hiệu 684 bị hư hại nặng. Trận hải chiến đảo Yeonpyeong lần thứ hai ngày 29/6/2002 thực sự là một cú sốc bởi nó diễn ra ngay sau chuyến thăm tháng 4/2002 của một đặc phái viên Hàn Quốc tới Bắc Triều Tiên, với mục đích khôi phục quan hệ liên Triều.
Source : KDAS26 Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT)
10/1/2003
Mâu thuẫn giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ tiếp tục leo thang do thái độ bất hợp tác của Bình Nhưỡng trong công tác kiểm tra lò hạt nhân, và chậm trễ trong xây dựng lò phản ứng nước nhẹ của Mỹ. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên lần hai xảy ra vào tháng 10/2002 khi nước này được cho là bắt đầu làm giàu uranium. Sau đó, Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ chấm dứt đóng băng hạt nhân và nối lại hoạt động các cơ sở hạt nhân. Ngày 10/1/2003, miền Bắc một lần nữa tuyên bố rút khỏi NPT. Kể từ khi NPT có hiệu lực năm 1970, chưa có quốc gia nào đơn phương rút khỏi Hiệp ước. Do đó, động thái của Bắc Triều Tiên đã đặt ra thách thức lớn cho nỗ lực chống phổ biến hạt nhân toàn cầu.
Source : KDAS27 Khởi công Khu công nghiệp liên Triều Gaesung
15/6/2003
Khu công nghiệp liên Triều Gaesung là dự án thương mại kết hợp vốn và công nghệ của Hàn Quốc với đất đai và nhân lực của Bắc Triều Tiên. 15 công ty Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động thí điểm tại khu công nghiệp từ tháng 6/2004. Dự án lịch sử này đã mở ra trang mới cho giao lưu và hợp tác liên Triều, có ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hóa to lớn. Dự án đóng góp ngày càng nhiều cho thương mại liên Triều, chiếm tỷ trọng tới 99,6% năm 2015. Khu công nghiệp còn phát triển thành một cộng đồng kinh tế và dân sinh, với 54.800 công nhân Bắc Triều Tiên và 800 người Hàn Quốc làm việc cùng nhau. Tuy vậy, dự án cũng trải qua nhiều thăng trầm do bất ổn trong quan hệ liên Triều và vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Cuối cùng, vào tháng 2/2016, Chính phủ Hàn Quốc đã đình chỉ mọi hoạt động tại khu công nghiệp này sau khi miền Bắc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 4 và phóng vũ khí tầm xa, nghi ngờ rằng lợi nhuận từ Khu công nghiệp Gaesung đã được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân.
Source : KDAS28 Bắc Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân
10/2/2005
Tháng 2/2005, Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên chính thức tuyên bố miền Bắc sở hữu vũ khí hạt nhân với mục đích chính là "tự vệ." Tháng 4/2012, nước này đã sửa đổi hiến pháp và tuyên bố là cường quốc hạt nhân.
Source : KDAS29 Thông qua Tuyên bố chung 9/19
19/9/2005
Ngày 19/9/2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố quyết định từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân với cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở này, đại diện của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đã nhất trí ra “Tuyên bố chung 19/9” tại vòng đàm phán 6 bên lần thứ tư, đánh dấu khởi đầu của một chế độ hòa bình, bởi Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến phi hạt nhân hóa bán đảo Hàn Quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố chung 19/9 hầu như không còn hiệu lực sau khi Washington chỉ trích Bắc Triều Tiên là nước tài trợ cho khủng bố, và Bình Nhưỡng đáp trả bằng một vụ phóng vũ khí tháng 7/2006 và vụ thử hạt nhân đầu tiên vào tháng 10 cùng năm.
Source : KDAS30 Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên
Ngày 9/10/2006
Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên ngày 9/10/2006, bất chấp những lo ngại và cảnh cáo từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc. Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết gây áp lực mạnh mẽ lên miền Bắc. Bình Nhưỡng quyết liệt phản đối nghị quyết này và đe dọa sử dụng tất cả các biện pháp có thể để tăng cường khả năng tự vệ. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1718 với nội dung cấm hoàn toàn các các hoạt động thương mại và chuyển giao công nghệ, tài sản có liên quan đến phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt với miền Bắc, đồng thời cấm nhập cảnh đối với các quan chức liên quan đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Source : KDAS31 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và Tuyên bố 4/10
2/10/2007-4/10/2007
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã tới Bình Nhưỡng từ ngày 2-4/10/2007 để hội đàm với Chủ tịch Kim Jong-il. Đây được coi là Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai sau Hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000 tại Bình Nhưỡng. Tổng thống Roh là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đi qua biên giới tới Bắc Triều Tiên bằng đường bộ ngày 2/10. Ngay hôm sau, hai nhà lãnh đạo đã có buổi hội đàm, đến ngày 4/10 thông qua “Tuyên bố chung về sự phát triển của quan hệ liên Triều và hòa bình thịnh vượng” trên cơ sở Tuyên bố chung 15/6/2000. Theo đó, hai bên nhất trí theo đuổi một Hội nghị thượng đỉnh từ 3 tới 4 bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc, tích cực xúc tiến các dự án hợp tác kinh tế liên Triều, và mở rộng quy mô đoàn tụ thành viên các gia đình bị ly tán
Source : KBS News Close CloseChuyển biến trong quan hệ liên Triều
2008~2017- 2008 (1)
- 2009 (1)
- 2010 (3)
- 2013 (1)
- 2016 (3)
- 2017 (1)
32 du khách Hàn Quốc bị bắn chết tại núi Geumgang
11/7/2008
Chương trình du lịch núi Geumgang đã đạt tăng trưởng đáng kể cả về chất lượng và số lượng đến hết nửa đầu năm 2008. Ngày 11/7 năm đó, một vụ việc vô cùng đáng tiếc và bất ngờ đã xảy ra. Một du khách Hàn Quốc tại khu nghỉ mát Geumgang đã bị một người lính Bắc Triều Tiên bắn chết. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định đình chỉ các tour du lịch từ ngày 12/7, coi đây là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cuộc sống và sự an toàn của công dân Hàn Quốc.
Source : KDAS33 Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần 2
25/5/2009
Ngày 25/5/2009, Bắc Triều Tiên đã thử hạt nhân lần thứ hai tại xã Punggye, huyện Gilju, tỉnh Bắc Hamgyeong, nơi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành động của Bắc Triều Tiên. Ngày 12/6/2009, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1874, kêu gọi các biện pháp trừng phạt quyết liệt hơn nữa đối với miền Bắc.
Source : KDAS34 Tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm
26/3/2010
Vào 21 giờ 22 phút tối 26/3/2010, tàu ngư lôi của Bắc Triều Tiên đã đánh chìm Tuần dương hạm 1.200 tấn mang tên Cheonan của Hàn Quốc. 46 trên tổng cộng 104 thuyền viên trên tàu đã thiệt mạng, 58 người còn lại được giải cứu. Để xác định nguyên nhân vụ việc, quân đội Hàn Quốc đã ngay lập tức thành lập nhóm điều tra kết hợp quân sự và dân sự, bao gồm các chuyên gia điều tra quốc tế đến từ Mỹ, Anh, Australia và Thụy Điển. Đến tháng 5, nhóm điều tra chung kết luận Bắc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho vụ việc, với chứng cứ là các bộ phận phản lực thu thập từ đáy biển trùng khớp với sơ đồ của ngư lôi CHT-02D do Bắc Triều Tiên sản xuất.
Source : KDAS35 Hàn Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên
24/5/2010
Sau khi vụ việc Bắc Triều Tiên đứng sau vụ đắm tàu chiến Cheonan được làm sáng tỏ, chính quyền Hàn Quốc đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với nước này nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích bổ sung, đồng thời khiến miền Bắc nhận thức rõ trách nhiệm nước này phải gánh chịu cho bất kỳ hành động khiêu khích nào. Lệnh cấm vận ngày 24/5 của Chính phủ Hàn Quốc không cho phép các chuyến thăm của Hàn Quốc tới miền Bắc và các hoạt động thương mại liên Triều, ngoại trừ khu công nghiệp Gaesung và núi Geumgang. Các hoạt động đầu tư mới của Hàn Quốc vào miền Bắc cũng bị cấm. Seoul cũng cấm tàu Bắc Triều Tiên vào vùng biển Hàn Quốc và đình chỉ hầu hết các chương trình viện trợ.
Source : e-history36 Pháo binh Bắc Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong
23/11/2010
Ngày 23/11/2010, Bắc Triều Tiên thực hiện vụ pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Pháo binh miền Bắc đã nã một loạt đạn pháo vào các ngôi nhà dân sự không vũ trang và một căn cứ quân sự trên đảo. Vụ bắn phá đã khiến hai lính thủy đánh bộ thuộc Hải quân Hàn Quốc và hai thường dân thiệt mạng, nhiều người khác bị thương. Chỉ trong một đêm, 133 ngôi nhà của nhiều người dân địa phương bị phá huỷ hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên lãnh thổ Hàn Quốc bị tấn công từ sau Chiến tranh Bắc Triều Tiên, và được coi là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, phá hủy hòa bình khu vực.
Source : KDAS37 Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 3
Ngày 12/2/2013
Ngày 12/2/2013, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân tại xã Punggye, huyện Gilju, tỉnh Bắc Hamgyeong, cũng là địa điểm của hai vụ thử trước đó. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 2094, tăng cường các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Bắc Triều Tiên. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đã lên án vụ thử hạt nhân của miền Bắc và tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế.
Source : KDAS38 Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 4
Ngày 6/1/2016
Ngày 6/1/2016, Bắc Triều Tiên lại tiếp tục vụ thử hạt nhân thứ 4 tại xã Punggye, huyện Gilju, tỉnh Bắc Hamgyeong. Cộng đồng quốc tế đã thảo luận các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với miền Bắc. Nghị quyết 2270 được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 2/3/2016, áp đặt các biện pháp trừng phạt phi quân sự mạnh mẽ và toàn diện nhất lên Bình Nhưỡng. Đặc biệt, Hàn Quốc đã đình chỉ tạm thời hoạt động của khu công nghiệp Gaesung để đáp trả vụ thử hạt nhân thứ 4 và phóng vũ khí tầm xa của Bắc Triều Tiên.
Source : KDAS39 Khu công nghiệp liên Triều Gaesung đóng cửa
Ngày 10/2/2016
Khu công nghiệp Gaesung, biểu tượng của hợp tác kinh tế liên Triều, đã phải đối mặt với một thất bại lớn vào năm 2016. Ngày 10/2/2016, Chính quyền Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố quyết định ngừng mọi hoạt động tại khu công nghiệp sau vụ thử hạt nhân thứ 4 và một loạt vụ phóng vũ khí tầm xa của Bắc Triều Tiên. Ngay hôm sau, Bắc Triều Tiên đóng cửa khu công nghiệp, đóng băng tài sản của Hàn Quốc tại đây và trục xuất nhân viên Hàn Quốc về nước. Việc ngừng hoạt động đột ngột đã gây thiệt hại nặng nề cho các nhà sản xuất Hàn Quốc. Cho đến nay, khu công nghiệp Gaesung vẫn đóng cửa.
Source : KDAS40 Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 5
Ngày 9/9/2016
Ngày 9/9/2016, Bắc Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 5 tại xã Punggye, huyện Gilju, tỉnh Bắc Hamgyeong. Giới phân tích suy đoán rằng qua nhiều đợt thử nghiệm, Bắc Triều Tiên đã tiến gần hơn đến giai đoạn sở hữu vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và triển khai sử dụng trong chiến đấu thực tế. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 2321 với các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Bắc Triều Tiên.
Source : KDAS41 Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 6
Ngày 3/9/2017
Vụ thử hạt nhân thứ 6 của Bắc Triều Tiên diễn ra ngày 3/9/2017, một năm sau vụ thử trước, cũng là vụ nổ bom hạt nhân đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhậm chức và Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ. Đáp lại, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết trừng phạt số 2375.
Source : KDAS Close CloseBước ngoặt trong quan hệ liên Triều
2018~- 2018 (8)
- 2019 (1)
42 Hai miền Nam-Bắc cùng tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Olympic PyeongChang 2018, thành lập đội tuyển khúc côn cầu trên băng liên Triều
Ngày 9/2-25/2/2018
20 ngày trước thềm Thế vận hội Olympic mùa đông PyeongChang ở Hàn Quốc, hai miền Nam-Bắc đã đạt thỏa thuận chi tiết về cách thức tiến vào sân của các vận động viên hai miền tại lễ khai mạc, và quyết định thành lập đội khúc côn cầu trên băng nữ liên Triều. Đây là đội tuyển hợp nhất liên Triều đầu tiên tham gia thi đấu trong lịch sử Olympic. Thế vận hội PyeongChang tổ chức tại quốc gia bị chia cắt duy nhất trên thế giới đã làm nổi bật tinh thần hòa bình và hợp tác.
Source : KDAS43 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần ba
27/4/2018
Ngày 27/4/2018, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh song phương lần thứ ba tại Ngôi nhà Hòa bình thuộc làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của miền Bắc đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc. Lãnh đạo hai miền đã nắm tay nhau bước qua ranh giới phân định quân sự. Có lúc Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-un còn tự trò chuyện mà không có bất kỳ người tham dự nào khác. Hai nhà lãnh đạo đã đứng cạnh nhau và tuyên bố mở ra một kỷ nguyên hòa bình. Tất cả những cảnh này đã được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới. Kết thúc hội nghị, hai nhà lãnh đạo cùng công bố “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9” về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Tuyên bố này có ý nghĩa rất lớn vì đã vạch ra mục tiêu chung của hai miền là hướng tới một bán đảo Hàn Quốc không còn hạt nhân thông qua phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Source : KBS News44 Đội bóng bàn nữ liên Triều tham gia Giải vô địch bóng bàn thế giới tại Thụy Điển
29/4 - 6/5/2018
Đội bóng bàn nữ của hai miền Nam-Bắc đã hợp nhất thành một đội tuyển để tham gia Giải vô địch bóng bàn đồng đội thế giới, diễn ra tại thành phố Halmstad, Thụy Điển. Dù để thua đương kim Á quân thế giới Nhật Bản, nhưng toàn bộ vận động viên hai nước đã cùng đứng trên bục nhận huy chương đồng và chia sẻ niềm vui với nhau.
Source : Yonhap News Agency45 Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều 26/5
26/5/2018
Một tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, hai nhà lãnh đạo đã gặp lại nhau tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai trong năm 2018. Cuộc gặp diễn ra ngày 26/5/2018 tại lầu gác Thống nhất (Tongilgak), làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía miền Bắc. Chiều 25/5, Chủ tịch Kim bày tỏ mong muốn có cuộc gặp phi chính thức với Tổng thống Moon, và đã được Tổng thống Hàn Quốc chấp nhận. Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ, hai nhà lãnh đạo đã tham gia đối thoại thẳng thắn, tái khẳng định rằng sẽ duy trì vĩnh viễn công cuộc phi hạt nhân hóa bán đảo Hàn Quốc và chế độ hòa bình, đồng thời cam kết hợp tác chặt chẽ cho mục tiêu trên.
Source : KBS News46 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore
12/6/2018
Ngày 12/6/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau tại Singapore trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên kể từ Hiệp định đình chiến 1953. Tại hội nghị, Tổng thống Trump hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Bình Nhưỡng, còn Chủ tịch Kim cũng nhắc lại cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Hàn Quốc. Đây là một sự kiện lịch sử mở ra triển vọng mới trong quan hệ Mỹ-Triều cũng như cục diện trên bán đảo Hàn Quốc. Tuy vậy, Tuyên bố chung lại khá gây thất vọng vì không bao gồm cụm từ “phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID)”.
Source : Yonhap News Agency47 Đội tuyển hợp nhất liên Triều tham gia Đại hội thể thao châu Á Jakarta Palembang
Tháng 8/2018
Tại Đại hội thể thao châu Á Jakarta Palembang, đoàn thể thao hợp nhất hai miền Nam-Bắc đã tham gia thi đấu các môn bóng rổ, đua thuyền canoe và chèo thuyền. Dưới tên đội “Triều Tiên thống nhất”, các vận động viên hai miền đã giành được một huy chương vàng, một huy chương bạc và hai huy chương đồng, đứng thứ 28 trên bảng tổng sắp.
Source : KBS News48 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng
18/9-20/9/2018
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba trong năm 2018 tại Bình Nhưỡng trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 18/9. Ông Moon là Tổng thống Hàn Quốc thứ ba tới thăm Bình Nhưỡng, sau Tổng thống Kim Dae-jung năm 2000 và Tổng thống Roh Moo-hyun năm 2007. Hai nhà lãnh đạo đã công bố Tuyên bố chung Bình Nhưỡng, nhất trí về các dự án hợp tác kinh tế liên Triều gồm kết nối đường sắt và đường bộ xuyên biên giới, cũng như các biện pháp giảm căng thẳng quân sự, trong đó có phi hạt nhân hóa. Ngay sau khi hai nhà lãnh đạo ký thỏa thuận, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo và người đồng cấp Bắc Triều Tiên No Kwang-chol đã ký thỏa thuận quân sự toàn diện để hiện thực hóa “Tuyên bố làng đình chiến Bàn Môn Điếm” lịch sử. Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc đã có bài phát biểu trước 150.000 công dân Bình Nhưỡng, trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên phát biểu trước công chúng Bắc Triều Tiên. Ngày cuối cùng của Hội nghị 20/9, Tổng thống Moon và Chủ tịch Kim đã cùng lên núi Baekdu. Tại đỉnh núi, hai nhà lãnh đạo nắm chặt tay nhau và giơ cao quá đầu, cùng ngắm hồ miệng núi lửa Cheonji. Đây được coi là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Hội nghị thượng đỉnh ba ngày.
Source : Yonhap News Agency49 Lễ khởi công kết nối đường sắt, đường bộ liên Triều
26/12/2018
Ngày 26/12/2018, lễ khởi công kết nối và hiện đại hóa tuyến đường sắt, đường bộ Gyeongui và dọc biển Đông đã diễn ra tại ga Panmun, thành phố Gaesung, miền Bắc. Đường sắt sau khi được kết nối sẽ hoàn thiện tuyến đường sắt dọc bán đảo Hàn Quốc (TKR), nối sang châu Âu thông qua tuyến đường sắt xuyên Trung Quốc và đường sắt xuyên Mông Cổ.
Source : KDAS50 Lãnh đạo Hàn-Triều-Mỹ gặp nhau tại Bàn Môn Điếm
30/6/2019
Ngày 30/6/2019, lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Người đứng đầu Nhà Trắng đã bắt tay Chủ tịch Kim tại đường phân định quân sự và bước qua làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía miền Bắc, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Sau đó, hai nhà lãnh đạo quay lại và cùng tiến vào Ngôi nhà Tự do làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía miền Nam, nơi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang đợi sẵn, bắt đầu cuộc gặp ba bên lịch sử Hàn-Triều-Mỹ. Sau cuộc hội đàm song phương với nhà lãnh đạo miền Bắc, Tổng thống Mỹ cho biết các cuộc đàm phán cấp chuyên viên Mỹ-Triều sẽ được nối lại.
Source : KBS News Close CloseTừ khóa » Triều Tiên Là Nam Hay Bắc Hàn Quốc
-
Hàn Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Triều Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Triều Tiên Và Hàn Quốc Là Một? - ANB Việt Nam
-
Triều Tiên - Wikivoyage
-
Hàn Quốc - Wikivoyage
-
Bắc Hàn, Nam Hàn Gặp Rào Cản Ngôn Ngữ? - BBC News Tiếng Việt
-
Gọi Nam Hàn Là 'kẻ Thù', Bắc Hàn Cắt đứt đường Dây Liên Lạc - BBC
-
Những điểm Khác Biệt Chính Của Triều Tiên Và Hàn Quốc
-
ĐẠI HÀN DÂN QUỐC - Detail
-
Triều Tiên - Zing
-
Nam Triều Tiên Và Bắc Triều Tiên. Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Bắc Triều Tiên 10 Năm Dưới Quyền Kim Jong Un - RFI
-
Korea Là Triều Tiên Hay Hàn Quốc? - Facebook
-
Giới Thiệu Về Hàn Quốc - Trung Tâm Văn Hóa Hàn Quốc Tại Việt Nam