Chiến Tranh Triều Tiên - Nghiên Cứu Quốc Tế
Có thể bạn quan tâm
Nguồn: President Truman relieves General MacArthur of duties in Korea, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1951, trong cuộc đối đầu quân sự-dân sự có lẽ là nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã bãi nhiệm Tướng Douglas MacArthur khỏi vị trí Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên. Việc sa thải MacArthur đã gây ra một làn sóng phản đối trong công chúng Mỹ, nhưng Truman vẫn cam kết coi cuộc xung đột ở Triều Tiên là một “cuộc chiến có giới hạn.” Continue reading “11/04/1951: Tổng thống Truman bãi nhiệm Tướng MacArthur”
Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.
Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”
Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”
Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”
Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Hôm Chủ nhật (25/10/2020), tôi đến Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Hoa ở tây Bắc Kinh để xem một cuộc triển lãm mới.
Buổi triển lãm tập trung vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày cử chí nguyện quân Trung Quốc sang tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Tôi có đặt vé và đến trước giờ mở cửa lúc 10 giờ sáng, nhưng người ta đã xếp hàng dài mấy trăm mét. Lần đầu tiên tôi phải xếp hàng dài kể từ khi coronavirus bùng phát.
“Hãy thể hiện tinh thần ‘Kháng Mỹ Viện Triều’ vĩ đại và nỗ lực vì công cuộc tái thiết vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.” Một tấm biển khổng lồ mang khẩu hiệu này được đặt ngay trước bảo tàng, thu hút sự chú ý của du khách. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/10/20): TQ khơi dậy tinh thần ‘Kháng Mỹ viện Triều’”
Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Hôm thứ Năm (24/09/2020), tin về cái chết của một phi công lái máy bay chiến đấu huyền thoại đã lên trang nhất Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân. “Vương Hải, nguyên Tư lệnh Không quân, qua đời ở tuổi 95”. Ông mất ngày 2 tháng 8 tại Bắc Kinh.
Tôi không biết về ông Vương mãi tới khi đến thăm Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 7.
Mô tả sau đây được đính kèm trưng bày máy bay chiến đấu MiG-15 (trong hình) được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950: “Vương Hải, phi công của chiếc máy bay chiến đấu này, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Chiến đấu Hạng Nhất của Lực lượng Không quân Chí nguyện vì đã bắn rơi 9 máy bay địch.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/09/20): Tù binh Nhật đào tạo phi công Trung Quốc”
Nguồn: U.S. forces land at Inchon, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Incheon, nằm ở bờ biển phía tây của Hàn Quốc, cách vĩ tuyến 38 khoảng 100 dặm về phía nam và cách Seoul chỉ 25 dặm. Địa điểm này bị chỉ trích là quá rủi ro, nhưng Tư lệnh Tối cao của Liên Hiệp Quốc Douglas MacArthur vẫn nhất quyết thực hiện cuộc đổ bộ.
Lúc sẩm tối, lính Mỹ đã vượt qua được sự kháng cự vừa phải của quân Triều Tiên và giành được Incheon. Thành công này đã khiến lực lượng của Triều Tiên bị chia cắt, trong khi lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu tiến sâu hơn vào đất liền để tái chiếm Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, nơi đã rơi vào tay lực lượng cộng sản kể từ tháng 6. Liên quân sau đó đã tiến đánh từ cả phía bắc và phía nam, tiêu diệt lính Triều Tiên và bắt 125.000 quân địch làm tù binh. Continue reading “15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon”
Nguồn: Armistice ends the Korean War, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1953, sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thù địch, Mỹ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với hai miền Triều Tiên đã đồng ý đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Hiệp định đình chiến đã chấm dứt thử nghiệm đầu tiên của Mỹ về khái niệm chiến tranh hạn chế (limited war) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25/08/1950, khi Bắc Hàn xâm chiếm Nam Hàn. Gần như ngay lập tức, Mỹ đã đảm bảo thông qua một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi bảo vệ quân sự để giúp Nam Hàn chống lại sự xâm lược của Bắc Hàn. Trong vòng vài ngày, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của Mỹ bước chân vào trận chiến. Continue reading “27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên”
Nguồn: Congressional hearings on General MacArthur, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1951, Các Ủy ban Quân sự và Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã tổ chức các phiên họp kín, bắt đầu điều trần về lý do Tổng thống Harry S. Truman bãi nhiệm tướng Douglas MacArthur. Các phiên điều trần này cũng được xem là nơi để xem xét MacArthur cùng những quan điểm cực đoan của ông về cách mà người Mỹ nên tiến hành Chiến tranh Lạnh.
Tướng MacArthur đã giữ chức chỉ huy lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên mãi cho đến năm 1951. Cuối năm 1950, ông mắc phải sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi bác bỏ các cảnh báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tham chiến cùng phe đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên của họ. Hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc đã tấn công phòng tuyến Mỹ vào tháng 11/1950, buộc người Mỹ phải rút quân với những tổn thất nặng nề. MacArthur, người trước đó đã than phiền về việc Tổng thống Truman tiến hành chiến tranh, giờ đây tiếp tục một cuộc tấn công toàn diện về mặt quan hệ công chúng nhằm chống lại Tổng thống và chính sách Chiến tranh Lạnh của ông. Continue reading “03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur”
Nguồn: Truman declares state of emergency, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1950, sau khi Trung Quốc can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Harry S. Truman đã cho ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuyên bố rằng “Chủ nghĩa đế quốc Cộng sản” đang đe dọa người dân toàn thế giới, Truman kêu gọi người Mỹ cùng nhau xây dựng một “pháo đài của tự do” (arsenal of freedom).
Tháng 11, nguy cơ Chiến tranh Triều Tiên đã leo thang đáng kể với sự can thiệp của hàng trăm ngàn quân Trung Quốc cộng sản. Trước khi đội quân này xuất hiện trên chiến trường, lực lượng của Mỹ dường như đã đến rất gần chiến thắng tại bán đảo Triều Tiên. Continue reading “16/12/1950: Truman ban bố tình trạng khẩn cấp”
Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.
Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”
Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.
Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”
Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”
Nguồn: “Joseph Stalin attacks the United Nations,” History.com (truy cập ngày 16/02/2015).
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1951, trong một tuyên bố tập trung vào tình hình chiến tranh Triều Tiên, Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin cáo buộc rằng Liên Hiệp Quốc đã trở thành “một vũ khí của chiến tranh xâm lược.” Ông cũng cho rằng dù một cuộc chiến tranh thế giới không phải là không thể tránh khỏi “ở thời điểm hiện tại,” nhưng “những kẻ hiếu chiến” ở phương Tây có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột như vậy.
Những bình luận của Stalin để trả lời các câu hỏi từ báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô là những tuyên bố công khai đầu tiên của ông về cuộc xung đột đã kéo dài gần một năm ở bán đảo Triều Tiên, nơi Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc đã dàn trận để chống lại các lực lượng quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cộng sản. Continue reading “16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên”
Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành
Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.
Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”
Nguồn: “First U.S. fatality in the Korean War,” History (Truy cập ngày 07/05/2015).
Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1950, ở gần thành phố Sojong, Hàn Quốc, binh nhì bộ binh Kenneth Shadrick, đến từ Skin Fork, Tây Virginia, đã trở thành lính Hoa Kỳ đầu tiên được ghi nhận là thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên. Shadrick là thành viên một đội súng chống tăng bazooka. Sau khi nã đạn vào một xe tăng do Liên Xô chế tạo, anh đã bị đạn súng máy của đối phương bắn gục khi đang ngước đầu lên nhắm mục tiêu.
Khi Thế chiến thứ hai bước đến hồi kết, “tam hùng” cường quốc Đồng minh – Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh Quốc – đã đồng ý phân chia Triều Tiên thành hai vùng đóng quân tách biệt và tạm thời quản lý đất nước này. Triều Tiên bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38, với quân Liên Xô đóng ở phía Bắc và lực lượng Hoa Kỳ đóng ở phía Nam. Đến năm 1949, hai chính quyền riêng biệt đã được thành lập. Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đền rút phần lớn quân đội ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Cả hai bờ vĩ tuyến 38 đều đầy ắp những công sự phòng thủ. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc không được chuẩn bị để đương đầu với một dòng thác quân lính Bắc Triều Tiên và xe tăng do Liên Xô chế tạo tràn qua biên giới vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Continue reading “05/07/1950: Lính Mỹ đầu tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên”
Nguồn: “U.N. approves armed force to repel North Korea,” History.com (truy cập ngày 26/6/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1950, chỉ hai ngày sau khi các lực lượng Bắc Triều Tiên cộng sản tràn xuống miền Nam Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết được đưa ra bởi Hoa Kỳ nhằm kêu gọi sử dụng vũ lực quân sự để đẩy lùi những kẻ Bắc Triều Tiên xâm lược. Động thái này cho Hoa Kỳ cái cớ để can thiệp vào cuộc xung đột và đây cũng là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an chấp thuận việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột quốc tế.
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bắt đầu tấn công Nam Triều Tiên. Mặc dù một số nhân viên quân sự của Mỹ cũng đang có mặt ở Nam Triều Tiên, các lực lượng Bắc Triều Tiên vẫn nhanh chóng tiến quân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết này vì cho nó là “bất hợp pháp.” Continue reading “27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên”
Nguồn: “Korean War begins,” History.com (truy cập ngày 24/6/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1950, các lực lượng vũ trang của quân đội Bắc Triều Tiên cộng sản đã đổ vào Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Hành động dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ nhanh chóng can thiệp để bảo vệ Hàn Quốc và bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và mệt mỏi trong suốt ba năm sau đó.
Triều Tiên, từng là thuộc địa của Nhật Bản, đã bị chia cắt thành hai miền chiếm đóng sau Thế chiến II. Quân đội Hoa Kỳ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở Nam Triều Tiên, trong khi Liên Xô làm điều tương tự ở miền Bắc. Tuy nhiên, cũng như ở nước Đức, những khu vực “tạm thời” nhanh chóng bị chia cắt vĩnh viễn. Liên Xô hỗ trợ cho việc thiết lập một chế độ cộng sản ở Bắc Triều Tiên, trong khi Hoa Kỳ trở thành nguồn bảo trợ quân sự và tài chính chủ yếu cho Nam Triều Tiên. Continue reading “25/06/1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”
Search for: SearchNghe podcast NCQT
Nghien cuu Quoc teKênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://nghiencuuquocte.org/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.
Listen OnApple PodcastsListen OnExternalListen OnSpotifyListen OnPocket CastsListen OnRadioPublicChính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.
Xem thêm.
Search EpisodesClear Search Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử? 24/11/2024 Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết 22/11/2024 Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới? 21/11/2024 Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 20/11/2024 Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên 20/11/2024 Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’ 19/11/2024 Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump 18/11/2024 Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng 15/11/2024 Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức 14/11/2024 Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào? 13/11/2024 Load MoreSearch Results placeholderPrevious EpisodeShow Episodes ListNext EpisodeShow Podcast InformationBài được đọc nhiều
Chủ đề mới
- ‘Black Myth: Wukong’ và sức mạnh mềm của Trung Quốc
- Tương lai các liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trump trở lại chính trường
- Nhiệm vụ thất bại, tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào Mặt Trăng
Tìm bài theo chủ đề
Tìm bài theo chủ đề Select Category Ấn phẩm (36) Tiếng Anh (23) Tiếng Việt (13) Biên dịch (280) Bình luận (4,176) Các vấn đề chung (1,526) Các vấn đề toàn cầu (110) Chính sách công (39) Chính trị học đại cương (95) Công nghệ (10) Kinh điển (16) Lịch sử (970) Lý thuyết QHQT (66) Nhập môn QHQT (28) Phân tích CSĐN (75) Phương pháp NCKH (11) Thuật ngữ QHQT (115) Tôn giáo (92) Từ ngữ thú vị (1) Văn minh nhân loại (84) Xã hội (42) Chính trị – An ninh (2,258) An ninh CA-TBD (570) An ninh quốc tế (752) Chính trị quốc tế (596) Địa chính trị (97) Quân sự – Chiến lược (472) Tranh chấp Biển Đông (259) Điểm sách (55) Hỏi-Đáp (378) Kinh tế – Luật pháp (849) Kinh tế chính trị quốc tế (506) Kinh tế quốc tế (286) Lịch sử kinh tế (126) Luật pháp quốc tế (82) Nghiên cứu (2) Nhân vật (339) Quốc gia – Khu vực (3,993) Ấn Độ (64) ASEAN (237) Châu Á (100) Châu Âu (593) Châu Mỹ (40) Hoa Kỳ (1,064) Nga (344) Nhật Bản (196) Tây Á – Châu Phi (201) Trung Quốc (1,685) Việt Nam (860) Sự kiện (2,637) Thế giới hôm nay (1,129) Thông báo (16) Tin tham khảo (109) Từ điển ngoại giao (31) Tư liệu (357) Video (13) Xã luận (16)Links hữu ích
- Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024
NCQT trên Telegram
Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAnghiencuuquocte
Nhận thông báo qua Email
Nhập địa chỉ email và đăng ký để được nhận thông báo khi có bài viết mới qua email.
Địa chỉ email
Đăng ký
Latest articles on FULCRUM.SG
- Prabowo’s Overtures to China and Ramifications on the South China Sea DisputeIn one sentence, Jakarta appears to have undermined its long-standing position in the South China Sea.
- Thailand-China Visa-Free Policy: Boon or Bane to Tourism?Thailand’s new visa-free policy for Chinese tourists is a double-edged sword.
- Should Southeast Asia Try to Pick Up the Pieces On IPEF?The US is likely to pull out of the Indo-Pacific Economic Framework. But the remaining members should be able to advance the framework.
Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Nam Bắc Triều Tiên
-
Chia Cắt Triều Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Tranh Triều Tiên(1950-1953) Và Toàn Cảnh ... - KBS WORLD
-
Chiến Tranh Triều Tiên - VnExpress
-
Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên. Tập 1 | Phim Tài Liệu Lịch Sử. Star Media ...
-
Tóm Tắt: Chiến Tranh Triều Tiên (1950 - 1953) | Korean War - YouTube
-
Chiến Tranh Triều Tiên 1950 - 1953 | Ranh Giới DMZ - Vĩ Tuyến 38
-
Nam – Bắc Triều Tiên, Mỹ Và Trung Quốc đồng ý « Về Nguyên Tắc - RFI
-
Chiến Tranh Ukraina : Bắc Triều Tiên Sẽ Hỗ Trợ Nga ? - RFI
-
Chính Sách Của Mỹ Với Vấn đề Thống Nhất Bán đảo Triều Tiên Trong Và ...
-
Triều Tiên Và Việt Nam: Hai Cuộc Chiến Hai Vĩ Tuyến - BBC
-
Thực Hư Chuyện Bắc Triều Tiên 'cử 100 Nghìn Quân Giúp Nga' - BBC
-
Nhân 'Ngày Chiến Thắng', Triều Tiên Cảnh Báo Chiến Tranh 'nổ Ra Bất ...
-
Lịch Sử Bắc Triều Tiên - KTG - North Korea Travel