Nhân 'Ngày Chiến Thắng', Triều Tiên Cảnh Báo Chiến Tranh 'nổ Ra Bất ...
Có thể bạn quan tâm
Bức tường tưởng niệm binh lính Mỹ và KATUSA tại thủ đô Washington, Mỹ được khánh thành ngày 27-7 - Ảnh: YONHA
Theo Hãng tin Yonhap, sáng nay 27-7, Hàn Quốc tổ chức kỷ niệm 69 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến, kết thúc cuộc chiến tranh liên Triều (25-6-1950 - 27-7-1953), đồng thời là ngày nước này tham gia lực lượng Liên Hiệp Quốc.
Mỹ - Hàn cùng tổ chức tưởng niệm
Lễ kỷ niệm thu hút sự tham gia của hơn 1.000 người gồm các cựu chiến binh, quan chức chính phủ, quân nhân và người dân Hàn Quốc.
Buổi lễ tưởng niệm bắt đầu bằng màn đồng diễn ca khúc Arirang do ban nhạc quân đội số 8 của Mỹ và ban nhạc quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc kết hợp.
Arirang là bài hát được quân đội Mỹ hát tặng quân đội Hàn Quốc ngay sau khi Hàn - Triều ký hiệp định đình chiến năm 1953.
Ngày 26-7 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden cho biết mối quan hệ song phương Mỹ - Hàn đang ở giai đoạn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. “Tình bạn gần 70 năm giữa nhân dân hai nước là nền tảng vững chắc cho nền dân chủ thịnh vượng và là cầu nối phát triển kinh tế giữa hai quốc gia”, ông Biden chia sẻ.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không hề đề cập đến Triều Tiên trong bài phát biểu của mình.
Nhân dịp này, Mỹ cũng tổ chức lễ khánh thành bức tường tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh Triều Tiên, tại một công viên ở thủ đô Washington vào 10h sáng 27-7 (tối 27-7 giờ Việt Nam).
Bức tường đặc biệt này khắc tên 43.808 binh sĩ Mỹ và binh sĩ KATUSA (Lực lượng tăng cường Hàn Quốc cho quân đội Mỹ) đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Buổi lễ khánh thành với sự tham gia của hơn 3.000 người, trong đó có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Seop, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh quốc gia Hàn Quốc Park Min Sik, chủ tịch Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Triều Tiên John Turley, Đại sứ Cho Tae Yong, các cựu chiến binh Mỹ và người dân Hàn Quốc tại Mỹ.
Đại hội cựu chiến binh Triều Tiên được tổ chức vào ngày hôm qua 26-7 nhằm kỷ niệm 69 năm ngày ký kết hiệp định đình chiến liên Triều - Ảnh: YONHAP
Triều Tiên lặng lẽ chuẩn bị cho đợt thử hạt nhân mới?
Khác với Hàn Quốc, tại Triều Tiên ngày kết thúc cuộc chiến tranh liên Triều (27-7-1953) được coi là “Ngày chiến thắng” trong chiến tranh giải phóng tổ quốc. Ngày này cũng là dịp ca ngợi công lao của nhà sáng lập Triều Tiên, cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Trái với không khí ở Mỹ và Hàn Quốc, hôm 26-7, Triều Tiên tổ chức Đại hội cựu chiến binh toàn quốc lần thứ 8 tại thủ đô Bình Nhưỡng để kỷ niệm ngày ký hiệp định đình chiến mà không có sự tham gia của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Phát biểu tại đại hội, ông Cho Yong Won - bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên - tuyên bố: “Cuộc chiến trên mảnh đất này vẫn chưa thực sự kết thúc”.
Trong đêm 26-7, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, việc Hàn Quốc và Mỹ liên tục tập trận chung sẽ khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang và có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia Mỹ và Hàn Quốc đồn đoán, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã “im hơi lặng tiếng” gần 20 ngày và vắng mặt tại Đại hội cựu chiến binh là vì Triều Tiên đang bước vào khâu chuẩn bị cuối cùng cho vụ thử hạt nhân lần thứ 7.
Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào ngày 25-6-1950 và tạm thời kết thúc vào ngày 27-7-1953 bằng một hiệp định đình chiến.
Cuộc chiến đã huy động 19.557.733 người từ 22 quốc gia tham gia với tư cách là lực lượng của Liên Hiệp Quốc, trong đó 37.902 người thiệt mạng, 103.460 người bị thương, 3.950 người mất tích, và 5.817 người trở thành tù nhân chiến tranh.
16 quốc gia, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh, Úc, Hà Lan, Canada, Pháp, New Zealand, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Nam Phi, Hy Lạp, Bỉ, Luxembourg, Ethiopia và Colombia, đã gửi quân tham chiến. Trong khi đó, Thụy Điển, Ấn Độ , Đan Mạch, Na Uy, Ý, Đức và 6 quốc gia khác cung cấp hỗ trợ y tế cho Hàn Quốc.
Mỹ là nước điều động nhiều quân lực nhất với 1.789.000 binh sĩ, trong đó có 33.686 người thiệt mạng và 92.134 người bị thương.
Phía Triều Tiên nhận được sự ủng hộ và trợ giúp từ quân đội tình nguyện Trung Quốc và Liên Xô cũ.
Triều Tiên tuyên bố đối đầu Mỹ - 'nhóm tội phạm duy nhất trên thế giới'TTO - Triều Tiên lên án Mỹ sau khi một quan chức Nhà Trắng cáo buộc Bình Nhưỡng trộm tiền ảo, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại chính sách thù địch của Washington.
Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Nam Bắc Triều Tiên
-
Chia Cắt Triều Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiến Tranh Triều Tiên(1950-1953) Và Toàn Cảnh ... - KBS WORLD
-
Chiến Tranh Triều Tiên - VnExpress
-
Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên. Tập 1 | Phim Tài Liệu Lịch Sử. Star Media ...
-
Tóm Tắt: Chiến Tranh Triều Tiên (1950 - 1953) | Korean War - YouTube
-
Chiến Tranh Triều Tiên 1950 - 1953 | Ranh Giới DMZ - Vĩ Tuyến 38
-
Nam – Bắc Triều Tiên, Mỹ Và Trung Quốc đồng ý « Về Nguyên Tắc - RFI
-
Chiến Tranh Ukraina : Bắc Triều Tiên Sẽ Hỗ Trợ Nga ? - RFI
-
Chính Sách Của Mỹ Với Vấn đề Thống Nhất Bán đảo Triều Tiên Trong Và ...
-
Triều Tiên Và Việt Nam: Hai Cuộc Chiến Hai Vĩ Tuyến - BBC
-
Thực Hư Chuyện Bắc Triều Tiên 'cử 100 Nghìn Quân Giúp Nga' - BBC
-
Chiến Tranh Triều Tiên - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Lịch Sử Bắc Triều Tiên - KTG - North Korea Travel