Chiết Tự Chữ Phật 佛 | Tinh Hoa Trong Từng Con Chữ
Có thể bạn quan tâm
Chiết tự chữ Phật 佛. Chiết tự là phân tách một chữ Hán ra làm nhiều thành phần nhỏ, rồi giải thích nghĩa toàn phần. (Chiết: Bẻ gãy. Tự: chữ, ý nói phân tích ý chữ ra). Chiết tự giúp chúng ta hiểu được phần nào thâm ý sâu xa của chữ Hán. Dưới đây, Wiki Hạnh Phúc gửi tới bạn các cách chiết tự chữ Phật 佛. Mời bạn trân quý cùng đón đọc.
📌 Hashtag: #Chiết tự
Xem thêm:
>> [Review Sách] Luật Hấp Dẫn – Cuốn sách cần trên con đường phát triển tâm thức
>> Thiền chú Om Mani Padme Hum | Thần chú uy lực vi diệu Phật giáo Mật Tông Tây Tạng
>> Vi tế nghĩa là gì? Tìm hiểu nghĩa chữ Hán của từ vi tế
>> Thiền là gì? Người bình thường có thiền được không?
Trong quá trình tìm hiểu về Kinh Pháp Cú, mình bắt đầu tìm tài liệu bằng chữ Hán. Do chưa biết nhiều chữ Hán, nên mình thường tìm cách chiết tự để hiểu hơn về ngụ ý của chữ. Đồng thời cũng dễ nhớ chữ hơn. Thông thường chữ Hán được cấu thành bởi các bộ thủ. Khi kết hợp với nhau sẽ mang một hàm ý gì đó. Đó chính là nghĩa của chữ. Đôi khi, chữ Hán sẽ cấu thành từ hai phần: Phần lấy âm và phần lấy nghĩa.
Nhẫn thể hiện bản lĩnh của con người – Thầy Thích Phước Tiến
Tuy việc chiết tự mỗi nơi mỗi khác. Nhưng tậu lại chung, mục đích để dễ nhớ và hiểu hơn về chữ. Làm sao để ta hiểu được hàm ý của đoạn văn, hay đoạn kinh. Vì vậy, không cần quá quan trọng về việc chiết tự đó đúng hay sai. Mà chủ yếu là ta hiểu, ta thấy hay và hợp lý là được. Dưới đây, Wiki Hạnh Phúc gửi tới bạn 2 cách chiết tự chữ Phật 佛 thực sự ý nghĩa.
Chiết tự chữ Phật 佛
Mục Lục
- Chiết tự chữ Phật 佛
- Chữ Phật 佛 được cấu thành từ những bộ gì?
- 人 (nhân) : Người trí thức giàu lòng nhân ái
- 弓 (cung): Cung tên Ngài gát lại đi tu
- 丿丨 Đôi kiếm này chọc thủng mây mù
- Chữ Phật 佛 còn được tách thành chữ Nhân và chữ Phất
- Như vậy, thâm ý của chữ Hán giúp người Phật tử hiểu rõ rằng:
- Như thế nào là bậc giác ngộ?
- Kết luận . . .
- Chữ Phật 佛 được cấu thành từ những bộ gì?
Chiết tự chữ Phật 佛
Chữ Phật 佛 được cấu thành từ những bộ gì?
Chữ Phật 佛 được hình thành từ:
人 (nhân) nghĩa là người + 弓 (cung) cái cung + 丿(phiệt) nét + 丨(cổn) nét sổ
人 (nhân) : Người trí thức giàu lòng nhân ái
Đức Phật là Thái tử Siddhattha (Tất-Đạt-Đa) con của vua Suddhodhana (Tịnh Phạn Vương) và Mẹ là Hoàng hậu Maya, Ngài sinh vào dòng tộc Sakya (dòng họ Thích). Ngài thị hiện ra đời và sống tại kinh thành Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ). Đến tuổi trưởng thành Ngài kết hôn với công chúa Yasodhahara (Da-Du-Đà-La) có người con Rahula (La-Hầu-La). Ngài thị hiện từ cõi trời Đâu-Suất (Tushita) và Đản sinh tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini) thuộc nước Nepal ngày nay. Ngài sống và lớn lên tại kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
Như vậy, Đức Phật là người đã giác ngộ, chứ không phải là vị thần linh hay vị thánh nào cả.
弓 (cung): Cung tên Ngài gát lại đi tu
Đức Phật là một vị Thái tử đông cung sống trong sự giàu sang phú quý nhung gấm nệm êm, văn võ song toàn. Cung tên Ngài gác lại đi tu. Sau khi Ngài chứng kiến cảnh: (sanh, lão, bệnh, tử) ở bốn cửa thành (Đông, Tây, Nam, Bắc). Ngài vượt thành xuất gia, sáu năm khổ hạnh rừng già tại Uruvela (Khổ-hạnh-lâm). Ngài tu ép xác mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, sau đó Ngài thấy không tìm ra Đạo giải thoát. Ngài vượt qua sông Ni-Liên-Thiền. Tại đây Ngài đã kiệt sức, được nàng Sujāta dâng bát sữa. Sau đó Ngài đến cội Bồ đề ở (Gaya thuộc bang Bihar của Ấn Độ ngày nay). Sau đó Ngài ngồi thiền nhập định trong 49 ngày. Ngài chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc đó Ngài 35 tuổi.
丿丨 Đôi kiếm này chọc thủng mây mù
(Đôi kiếm) = trí tuệ, (mây mù) = Vô minh phiền não. Dùng trí tuệ diệt trừ vô minh phiền não. Đôi kiếm biểu trưng cho phước và tuệ của Ngài để diệt trừ phiền não vô minh ở trong tâm. Ngài chứng thành Phật danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Những bộ thủ trên hợp lại thành chữ Phật. Ấy nên mới có bài thơ như sau:
“Người trí thức giàu lòng nhân ái
Cung tên đành gát lại đi tu
Đôi kiếm này chọc thủng mây mù
Phật trí tuệ trăng soi hiển hiện”
Chữ Phật 佛 còn được tách thành chữ Nhân và chữ Phất
Từ Phật (佛) là một từ mới trong số 24.000 từ mà ngài Huyền Trang đã tạo ra cho ngôn ngữ Phật Giáo Trung Hoa từ cuối thế kỷ thứ 6. Ngài dịch từ Phạn ngữ Buddhã ra là 佛 陀 (Phật đà), viết tắt là 佛 (Phật). Hơn 1.300 năm sau, vào gần cuối thế kỷ thứ 20, hai nhà ngôn ngữ học Trung Hoa ở Thượng Hải dựa theo phương pháp Tây dịch phiên âm Buddhã ra 勃 陀 (Bột đà) mà theo âm ngữ Tây phương thì Bột đà nghe ná ná như Buddhã vì cùng có âm B và Bột đà có vẽ tân tiến hơn là Phật đà.
Tánh Không
Như đã nói ở đầu bài, chữ Hán đôi khi cấu tạo từ 2 phần: Âm và Nghĩa. Từ Phật (佛) theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là bộ Nhân (亻), bên phải là chữ Phất (弗). Có thể thấy, chữ này lấy một phần âm từ chữ Phất (弗).
Bộ Nhân (亻) ở bên trái có nghĩa là người.
Chữ Phất (弗) ở bên phải, có nghĩa là không, chẳng được. Theo thuật ngữ Phật giáo đó là Tánh không.
Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật (佛) nghĩa là NGƯỜI NGỘ TÁNH KHÔNG.
Như vậy, thâm ý của chữ Hán giúp người Phật tử hiểu rõ rằng:
* Phật là một con người như tất cả mọi người.
* Vì cũng là con người cho nên Phật với chúng ta đều bình đẵng.
* Phật không phải là Tiên, Thánh hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Đế “Toàn Năng” như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng họa mà người ta gán cho Thượng Đế này.
* Mỗi người và mọi người đều có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.
* Muốn thành Phật thì phải tu hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.
* Tánh Không phải tu và hành mới đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.
* Tánh Không là Phật Tánh.
Như thế nào là bậc giác ngộ?
Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả, (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn).
Chữ Phật là một danh từ chung, không phải danh từ riêng
Giác có ba bậc:
A) Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ hải.
B) Giác tha: Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm.
C) Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ Tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác Giác Hạnh Viên Mãn”. Chỉ có Phật mới có được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.
Kết luận . . .
Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.
Như vậy, chỉ một chữ viết Phật (佛) mà bao hàm thật nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vô cùng cảm ơn các nguồn tri thức đã đưa ra những góc nhìn khác nhau, để chúng ta thấy được sự kỳ diệu trong từng con chữ. Hy vọng bài viết Chiết tự chữ Phật 佛 có thể giải đáp phần nào ý nghĩa của chữ Phật. Mong rằng sẽ tiếp tục gặp bạn trong những bài viết khác.
Nguồn tổng hợp: Nhớ Hán Tự Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán, nguồn khác
Cảm ơn bạn đã đón đọc. Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!
Thân ái,
Mình là Jenny từ Wikihanhphuc.com
Ủng hộ mình tại bằng cách xem qua website này: > Nắp hố ga < và góp ý giúp mình qua email wikihanhphuc@gmail.com. Rất vui khi có duyên được trò chuyện cùng bạn!
Xem thêm:
>> Họ Thích trong Đạo Phật và Chiết tự chữ Thích 釋 trong chữ Hán
>> Bản ngã là gì? Đi từ chiết tự chữ Hán đến quan điểm trong Đạo Phật
>> Chiết tự chữ Vô Minh 無明
>> Tình ái là cội gốc của luân hồi sinh tử
Từ khóa » Chữ Phát Trong Tiếng Hán
-
Ý Nghĩa Chữ Phát... - Nhớ Hán Tự Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán
-
Tra Từ: Phát - Từ điển Hán Nôm
-
Top 8 Chữ Phát Trong Tiếng Hán - Blog Của Thư
-
[Top Bình Chọn] - Chữ Phát Tài Trong Tiếng Hán - Vinh Ất
-
Phát Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Hán Nôm
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự PHÁT 発 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Chữ Phát Trong Tiếng Hán - OP Đại Chiến
-
Phát - Wiktionary Tiếng Việt
-
Viết Chữ Phát Trong Tiếng Hán | Tiếng Trung| Chinese Writting
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm Tiếng Trung Quốc
-
Chữ Nôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phiên âm Hán-Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đừng Hiểu Học Chữ Hán Là Học Tiếng Trung Quốc! - Báo Quảng Nam