Chiều Dài Lịch Sử Gắn Kết Nga - Ukraine - Báo Cần Thơ Online
Có thể bạn quan tâm
Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình hôm 21-2, tức vài ngày trước khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Ukraine không chỉ là quốc gia láng giềng mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của Mát-xcơ-va.
Bản đồ thể hiện vùng Donbass và bán đảo Crimea. Ảnh: The Guardian
Nhà lãnh đạo xứ bạch dương nhấn mạnh, người dân Ukraine không chỉ là những người đồng đội, đồng nghiệp, bạn bè, những người từng phục vụ cùng nhau, mà còn là người thân, người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình. Vậy nguyên do nào khiến ông Putin nhắc lại những quan hệ trên?
Lịch sử hình thành phức tạp
Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic ở phía Đông có tên là Kievan Rus, tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13, trong đó Kiev là thủ đô. Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ. Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Mát-xcơ-va. Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau. Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.
Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine. Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh. Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga và được hưởng sự tự chủ nhất định. Đó là lý do vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga hoàng. Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hungary chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, gồm cả vùng Donbass và bán đảo Crimea. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp 2 lục địa Âu - Á.
Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái và 11% các nhóm thiểu số khác. Các Nga hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là “nước Nga em út”.
Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười lật đổ chế độ Nga hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước Ukraine. Tháng 1-1919, Hồng quân Bolshevik tiến vào Ukraine và chiếm thành phố Kharkov rồi đến Kiev. Đến tháng 5, toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân. Tiếp đó, chính quyền Xô Viết thiết lập các nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Xô Viết ở các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Hồng quân, trong đó có nhà nước CHXHCN Xô Viết Ukraine.
Thời gian này, vùng Donbass thuộc Nga. Sau đó, nước Nga Xô Viết muốn thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) nhưng Ukraine còn lưỡng lự. Để Ukraine gia nhập Liên Xô, Nước Nga Xô Viết đã nhượng bộ và cắt vùng Donbass cho Ukraine. Kể từ đó, Donbass thuộc CHXHCN Xô Viết Ukraine trong thành phần của Liên Xô và tiếp tục thuộc nước Ukraine hiện đại sau khi Liên Xô tan rã.
Đáng chú ý, Tổng thống Putin nhắc lại rằng vào năm 1954, các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy đã lấy bán đảo Crimea tặng cho Ukraine.
Những bước ngoặt làm thay đổi lịch sử
Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập năm 1991, tương tự như nhiều nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ, Ukraine lần lượt ký các văn kiện với các nước có chung biên giới xác nhận và công nhận biên giới lãnh thổ của mình. Trong 2 thập niên đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. Hai bên thiết lập cơ chế kiểm soát biên giới, phân chia Hạm đội Biển Đen và đề ra hợp tác quân sự - kỹ thuật. Vào năm 1997, 2 nước ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác, tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, với kim ngạch song phương đạt mức khá cao vào thập niên 2000. Năm 2004, trao đổi thương mại giữa 2 nước là 18 tỉ USD. Cùng với đó, quan hệ chính trị giữa 2 nước vẫn khá gần gũi.
Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008 khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Ukraine có thể trở thành thành viên của khối quân sự này trong tương lai. Cũng trong năm đó, Liên minh châu Âu (EU) ký một thỏa thuận rất quan trọng để hỗ trợ Ukraine. Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn.
Do đó, Nga năm 2013 quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỉ USD để phát triển đất nước, đổi lại Tổng thống Ukraine khi ấy là Viktor Yanukovych phải rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga. Thế nhưng, quyết định này đã gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine khiến ông Yanukovich phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014. Nhân lúc ở Kiev trống ghế quyền lực, tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Cùng lúc này, quân đội Nga hậu thuẫn các lực lượng ly khai ở Donbass, miền Đông Nam Ukraine, dẫn đến sự thành lập của hai “nước cộng hòa nhân dân tự xưng” Donetsk và Lugansk.
Kể từ đó, Ukraine thường xuyên áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga, cũng như lập ra danh sách đen về các nhân vật văn hóa Nga. Việc dạy tiếng Nga cho học sinh ở Ukraine khi đó bị hạn chế; sách và phim của Nga bị cấm; hàng trăm đường phố và hàng chục thành phố được đổi tên nhằm xóa bỏ các di sản liên quan đến Nga.
Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc khôi phục quan hệ với Nga bị truy tố hình sự. Đáng chú ý, Quốc hội Ukraine đóng băng hiệp ước hữu nghị với Nga vào ngày 1-4-2019.
Đầu năm ngoái, Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết nạp Ukraine vào NATO, dẫn đến việc Nga triển khai quân lực tới biên giới 2 nước và cuối cùng là “chiến dịch quân sự đặc biệt” được Tổng thống Putin phát động vào ngày 24-2 vừa qua.
TRÍ VĂN (Tổng hợp)
Từ khóa » Chiều Dài Nước Nga
-
Địa Lý Nga – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nga – Wikipedia Tiếng Việt
-
15 Sự Thật đáng Kinh Ngạc Về Nước Nga - Infonet
-
Liên Bang Nga (Russian Federation) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
Nga - Wikivoyage
-
Tổng Chiều Dài Của đường Biên Giới Của Nga - DELACHIEVE.COM
-
Liên Bang Nga Vài Nét Tổng Quan | Nhìn Ra Thế Giới
-
Thời Tiết ở Nga - Study In Russia
-
Nét đặc Trưng Của Nước Nga Và Người Nga - Study In Russia
-
103- SGK : BIÊN GIỚI CỦA LIÊN BANG NGA Và - MY FRIENDS
-
Tổng Quan - Vision & Associates
-
Liên Bang Nga Có đường Biên Giới Dài Khoảng - Khóa Học
-
Tổng Quan Về Hậu Giang