[CHÍNH HÃNG]Thuốc Ampicillin 1g VCP
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Ampicillin 1g VCP được chỉ định sử dụng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, lậu,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi tới quý bạn đọc chi tiết về thuốc Ampicillin 1g VCP.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi lọ thuốc bột pha tiêm Ampicillin 1g VCP có chứa dược chất chính là Ampicillin tồn tại dưới dạng Ampicillin natri với hàm lượng 1g.
Dạng bào chế: dạng thuốc bột pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ampicillin 1g VCP
2.1 Tác dụng của thuốc Ampicillin 1g VCP
Ampicillin là một kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam có phổ kháng khuẩn phổ rộng tác động trên nhiều vi khuẩn gram (-) và gram (+). Hoạt chất này còn có tác dụng tốt trên cả những vi khuẩn không sinh penicillinase như tụ cầu vàng, Pneumococcus, Streptococcus. Ngoài ra, nó còn có tác dụng đối với các vi khuẩn gram (-) đường ruột (E.coli, Salmonella) nhưng lại không có hiệu quả đối với trực khuẩn mủ xanh và các vi khuẩn kị khí.
Cơ chế kháng khuẩn: Ampicillin ức chế quá trình nhân lên của vi khuẩn bằng cách làm gián đoạn quá trình tổng hợp peptidoglycan của chúng.
2.2 Chỉ định của thuốc Ampicillin 1g VCP
Thuốc bột pha tiêm Ampicillin VCP được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phổi.
- Điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm túi mật.
- Ngoài ra, thuốc còn dùng phối hợp với các thuốc khác để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh lậu, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc kháng sinh Auropennz 1.5: cách dùng, liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Ampicillin 1g VCP
3.1 Liều dùng của thuốc Ampicillin 1g VCP
Ampicillin 1g VCP được sử dụng theo liều bác sĩ đã chỉ định.
Liều dùng cho người lớn:
- Dùng theo đường tiêm bắp: ngày tiêm 2 lần, mỗi lần 1 ống.
- Theo đường tĩnh mạch: mỗi ngày truyền qua đường tĩnh mạch khoảng 3-4 lần, mỗi lần truyền trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Liều dùng của trẻ em được tính theo kilogam cân nặng.
3.2 Cách dùng thuốc Ampicillin 1g VCP hiệu quả
Chuẩn bị dung dịch tiêm, truyền: pha loãng bột pha tiêm ở trong lọ bằng dung môi đi kèm để thu được thể tích theo quy định, tuyệt đối không pha với dung môi khác. Đối với dung dịch tiêm bắp: hòa tan bột thuốc với 2-3 ml nước cất pha tiêm, tiêm chậm trong khoảng 3-6 phút. Đối với dịch truyền tĩnh mạch: hòa tan 1 g bột thuốc trong 100ml dịch truyền NaCl 0,9% và truyền trong 1 giờ.
Kỹ thuật pha và tiêm thuốc chỉ được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Ampicillin 1g VCP cho những người dị ứng với nhóm kháng sinh beta-lactam và nhiễm virus herpes.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Ampicillin MKP 500 - Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: ỉa chảy do ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, da nổi mẩn đỏ.
Ít gặp:
- Trên hệ bạch huyết gây ra tình trạng thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Đối với hệ thống đường tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng viêm lưỡi, nhiệt miệng, viêm đại tràng, nôn mửa.
- Trên da xuất hiện mày đay.
Hiếm gặp: các phản ứng sốc phản vệ, viêm da bong tróc, ban đỏ đa dạng.
6 Tương tác
Phối hợp với các thuốc kháng sinh Chloramphenicol, tetracyclin, Erythromycin sẽ làm giảm khả năng diệt khuẩn của ampicillin.
Tăng tác dụng phụ trên da khi sử dụng kết hợp ampicillin với Allopurinol.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng ampicillin cho những người bị mẫn cảm với nhóm Cephalosporin vì có thể xảy ra dị ứng chéo với nhóm kháng sinh đó.
Thận trọng sử dụng đối với những bệnh nhân bị suy thận. Trong trường hợp điều trị lâu dài thì bệnh nhân nên làm các xét nghiệm các chỉ số đánh giá chức năng thận sau 2-3 tuần sử dụng.
Bệnh nhân cần phải được thử phản ứng dị ứng trước khi tiến hành tiêm.
Các cán bộ y tế nên thực hiện thao tác tiêm sâu và chậm để giảm bớt tình trạng đau tại chỗ tiêm.
Thuốc đã hòa tan phải được tiêm ngay lập tức và không để lâu.
Không sử dụng các lọ thuốc có biểu hiện biến màu, vón cục.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:
Ampicillin được xem là an toàn cho nhóm đối tượng này và được sử dụng với liều điều trị thông thường và phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Thuốc Ampicillin 1g VCP được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ dưới 30⁰C, nơi khô ráo, tránh môi trường ẩm ướt dễ sinh vi khuẩn. Đồng thời cũng không lưu trữ sản phẩm ở những nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Thuốc Ampicillin 1g VCP được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm VCP-Việt Nam.
Đóng gói: Trong mỗi hộp Ampicillin 1g VCP có chứa 50 lọ thuốc bột dùng để pha tiêm.
9 Thuốc Ampicillin 1g VCP giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Ampicillin 1g VCP đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Ampicillin 1g VCP mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Ampicillin 1g VCP mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Ampicillin 1g VCP để mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
Tổng 3 hình ảnh
Từ khóa » Thuốc Ampicillin 1g
-
Công Dụng Thuốc Ampicillin 1g | Vinmec
-
Ampicillin 1g - Mekophar
-
Ampicillin 1g - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
-
Ampicillin 1G Mekophar - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thuốc Ampicillin 1g Mekophar: Tác Dụng - Chỉ định, Cách Dùng
-
Ampicillin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Ampicillin 1g để điều Trị Trong Các Trường Hợp Như Viêm đường Hô Hấp
-
Thuốc Ampicillin 1g VCP - DIỆT KHUẨN Hiệu Quả - Central Pharmacy
-
AMPICILLIN 1gr Mỹ - Thuốc điều Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn
-
Ampicillin 1g MKP - Thuốc Kháng Sinh Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Thuốc Ampicillin 1g - Liều Dùng, Lưu ý, Hướng Dẫn, Tác Dụng Phụ
-
Ampicillin 1g Mekophar - Thuốc điều Trị Nhiễm Trùng Hiệu Quả
-
Thuốc Ampicillin 1g Mekophar Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Giá Bao ...