Chính Phủ điện Tử Là Gì? Vai Trò Của Chính Phủ điện Tử?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Chính phủ điện tử là gì?
- Vai trò của chính phủ điện tử?
- Lợi ích của chính phủ điện tử?
- Các hình thức hoạt động chủ yếu của Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử hiện vẫn đang là một trong những đề tài được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới quan tâm và nghiên cứu trong đó có cả những cá nhân tại Việt nam. Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra khi nhắc đến chủ đề chính phủ điện tử.
Như việc thắc mắc Chính phủ điện tử là gì? Vai trò, lợi ích của chính phủ điện tử ra sao? Các hình thức hoạt động chủ yếu hiện nay của Chính phủ điện tử là gì? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên, chúng tôi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Chính phủ điện tử là gì?
Chính phủ điện tử là việc Chính phủ ứng dụng của công nghệ thông tin để đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức nhằm mục tiêu giúp cho các cơ quan Chính phủ làm việc hiệu quả và minh bạch hơn đồng thời thông qua chính phủ điện tử thì góp phần cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước.
Ngoài ra còn một số cách hiểu khác khi nhắc đến câu hỏi Chính phủ điện tử là gì? Ví dụ như theo cách hiểu của ngân hàng thế giới thì chính phủ điện tử là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
Nhờ đó các giao dịch của các cơ quan chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng, và sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí cho các chủ thể tham gia.
Vai trò của chính phủ điện tử?
Lợi thế lớn nhất của chính phủ điện tử đó là sử dụng tính năng của công nghệ thông tin, thông qua CPĐT thì chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc ra quyết định.
Khi CPĐT sử dụng Công nghệ thông tin để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng điều đó vào các quy trình quản lý, hoạt động của nhà nước thì tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh chóng và gọn nhẹ hơn rất nhiều.
Việc sử dụng CPĐT cho phép công dân có thể truy cập trực tuyến tới các thủ tục hành chính bằng việc thông qua phương tiện điện tử Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác mà không cần đến trực tiếp trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Hơn nữa việc thực hiện CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Ngoài ra việc vận dụng này có lợi ích rất lớn đối với các công chức thực hiện nhiệm vụ công vụ, bởi khi ứng dụng CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp công chức hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý chúng và góp phần xử lý hiệu quả các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Lợi ích của chính phủ điện tử?
Chính phủ điện tử mang lại những lợi ích sau đây:
– Chính phủ điện tử là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và đúng lúc cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế lớn nhất của CNTT.
– Chính phủ điện tử sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của chính phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của chính phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
– Chính phủ điện tử cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính nà thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.
– Chính phủ điện tử giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với công chức, chính phủ điện tử dùng trong chính phủ điện tử là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng dáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý chúng.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của Chính phủ điện tử
Trong hoạt động của CPĐT chúng ta thường thấy các hoạt động chủ yếu của CPĐT được thể hiện qua các hình thức bằng việc thực hiện:
– Mua sắm công trong CPĐT
Ví dụ: Việc mua sắm công bằng việc ngồi tại văn phòng cơ quan các công chức có thể thực hiện mua hàng thiết bị cần thiết của đơn vị thông qua mạng. Việc mua hàng qua mạng vừa đảm bảo tiết kiệm được thời gian, chi phí mà Việc mua sắm công tập trung sẽ đảm bảo tiết kiệm được chi phí, chống tiêu cực, tham nhũng tài sản công.
– Thư điện tử
– Trao đổi dữ liệu điện tử
– Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng
Ví dụ: Chính phủ thông qua mạng internet có thể cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân các loại thông tin liên quan đến kinh tế, xã hội, chủ trương chính sách, và các hướng dẫn các thủ tuc hành chính trên các trang chủ dịch vụ công trực tuyến một cách đầy đủ và chính xác.
Trên đây là những chia sẻ về Chính phủ điện tử là gì cùng các thông tin liên quan. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng có điều gì chưa hiểu vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Chức Năng Chính Phủ điện Tử Là Gì
-
Chính Phủ điện Tử Là Gì ? Chức Năng Và Mục Tiêu Của Chính Phủ ...
-
Chính Phủ điện Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Phủ điện Tử Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Và Mục Tiêu Của Chính ...
-
Chính Phủ điện Tử Là Gì? Các Hình Thức Hoạt động ... - Fast Accounting
-
Mối Liên Hệ Giữa “Chính Phủ điện Tử” Và “Chính Phủ Số” - Phần 1
-
Chính Phủ điện Tử Và đề Xuất Chương Trình đào Tạo Công Chức, Viên ...
-
[PDF] Chính Phủ điện Tử
-
Khái Niệm Về Chính Phủ điện Tử
-
Lợi ích Của Chính Phủ điện Tử - Luật Sư X
-
Xây Dựng Chính Phủ điện Tử Hướng Tới Chính Phủ Số Và Nền Kinh Tế ...
-
Tổng Quan Về Chính Phủ Điện Tử - Tri Thức Cộng Đồng
-
Những điều Cần Biết Về Chính Phủ điện Tử (Kỳ 1)
-
Vai Trò Của Chính Phủ điện Tử Trong Phòng, Chống Tham Nhũng ở Việt ...