Lợi ích Của Chính Phủ điện Tử - Luật Sư X

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin; việc sử dụng internet ngày càng phổ biến trong xã hội; Có thể thấy việc ra đời của Chính phủ điện tử là một điều tất yếu. Những lợi ích của chính phủ điện tử đem lại là rất lớn. Đây được xem là một cách để nâng cao hiệu quả dịch vụ công cũng như tính minh bạch trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.

Vậy lợi ích của Chính phủ điện tử là gì? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là Chính phủ mà ở đó các cơ quan Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin; một cách có hệ thống để thực hiện công vụ.

Việc Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện công vụ là xu thế của thế giới; lợi ích của nó là rất lớn, có thể kể đến như; tăng tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng, nhanh gọn, tiện lợi; tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và tăng uy tín trong nhân dân.

Chính phủ điện tử cho phép các công dân, doanh nghiệp có thể truy cập thực hiện các thủ tục hành chính; thông qua các phương tiện điện tử như; điện thoại di động, máy vi tính, truyền hình tương tác… Công dân có thể làm việc bất cứ ở nơi đâu với Chính phủ điện tử.

Lợi ích của chính phủ điện tử
Lợi ích của Chính phủ điện tử

Có thể kể đến một số ưu điểm của Chính phủ điện tử như sau:

  • Người dân sẽ được tiếp cận một cách công khai các hoạt động, chủ trương; chính sách, pháp luật của Chính phủ; từ đó Tăng độ minh bạch của chính phủ.
  • Tiết kiệm thời gian hơn so với việc làm việc trực tiếp; đồng thời rút gọn khoảng cách giao tiếp giữa chính phủ và công dân.
  • Giảm được các chi phí không cần thiết trong hoạt động hành chính công truyền thống; từ đó góp phần bảo đảm ngân sách Nhà nước.
  • Cho phép người dân tham gia vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách của Chính phủ; người dân có thể tham gia góp ý công khai vào các quyết định của Chính phủ.

Tuy nhiên, cũng phải kể đến một số nhược điểm như:

  • Việc xây dựng một hệ thống Chính phủ điện tử còn khó khăn; do xã hội chưa đồng bộ và việc triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn
  • Một Chính phủ điện tử; vấn đề bảo mật luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu; các dữ liệu có thể bị đánh cắp hoặc sử dụng vào những mục đích xấu.
  • Chi phí để xây dựng chính phủ điện tử rất lớn; ngoài ra còn các chi phí phát sinh khác như, chi phí duy trì, chi phí bảo dưỡng, nâng cấp…
  • Việc nắm giữ thông tin của người dân sẽ có thể gặp nhiều phản đối ở một số bộ phận người dân.
  • Việc triển khai Chính phủ điện tử ở quốc gia còn nghèo; trình độ dân trí chưa cao, mức độ tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế là một điều khó khăn lớn.

Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử

Mục tiêu là cái muốn hướng đến; lợi ích là những mặt tích cực của công việc đó. Việc xây dựng một Chính phủ điện tử sẽ có những mục tiêu và lợi ích như sau:

Mục tiêu của chính phủ điện tử

Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch, giảm chi tiêu chính phủ.

Mục tiêu cụ thể là:

  • Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp.
  • Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi
  • Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.
  • Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ
  • Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch

Một Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh đạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.

Do vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng Chính phủ điện tử. Xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết; nó là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử cũng gặp rất nhiều những khó khăn, trở ngại, có thể kể đến một số khó khăn như:

  • Bất cập từ các dự án công nghệ thông tin, cơ sỏ hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu kém.
  • Trình độ dân trí thấp.
  • Trình độ nhận thức và kỹ năng của cán bộ viên chức bị hạn chế.
  • Quy trình nghiệp vụ chưa ổn định.
Lợi ích của chính phủ điện tử
Lợi ích của Chính phủ điện tử

Lợi ích của chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử mang lại lợi ích rất lớn cho Nhà nước cũng như người dân, cụ thể:

  • Chính phủ điện tử đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho công dân; đặc biệt các quyết định của Chính phủ luôn được ban hành đúng lúc.
  • Chính phủ điện tử sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các thủ tục hành chính; do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
  • Chính phủ điện tử cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính nà thông qua phương tiện điện tử như: Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác.
  • Chính phủ điện tử giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ dàng hơn. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đối với công chức, công nghệ thông tin dùng trong Chính phủ điện tử là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn; có khả năng dáp ứng nhu cầu của công dân trong hoạt động thi hành công vụ.

Có thể bạn quan tâm

  • Dịch vụ công chứng tại nhà uy tín, nhanh chóng
  • Đăng ký xe Online tại Cổng Dịch vụ công quốc gia
  • Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Luật sư X về vấn đề “Lợi ích của chính phủ điện tử“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi liên quan

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là Chính phủ mà ở đó các hoạt động liên quan đến công vụ được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Ưu điểm của Chính phủ điện tử?

Có thể kể đến các ưu điểm nổi bật như: thủ tục nhanh gọn, công dân có đăng ký các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ công tại nhà, các thủ tục công khai, hạn chế vấn đề tham nhũng, nhũng nhiễu trong các cơ quan hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chức Năng Chính Phủ điện Tử Là Gì