Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Các Công Cụ Cơ Bản Của Chính Sách Tiền Tệ
Có thể bạn quan tâm
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô có tầm quan trọng đối với nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng đến các khía cạnh khác như công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát,… Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì cần sử dụng các công cụ của nó một cách hiệu quả. Vậy, chính sách tiền tệ là gì? Có những chính sách tiền tệ nào và các công cụ nào được sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Chúng ta cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây cùng Luận Văn 99 nhé.
Khái niệm chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (tiếng Anh: Monetary policy) là một bộ phận nằm trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế mà nhà nước đề ra nhằm thực hiện quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế để đạt được những mục tiêu về kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Chính sách tiền tệ được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường, trong đó:
Theo nghĩa rộng, chính sách tiền tệ là chính sách điều hành và kiểm soát toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân, có tác động đến 04 mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô để từ đó đạt được mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả hàng hóa.
Theo nghĩa hẹp, chính sách tiền tệ là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời gian tới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có và cũng nhằm ổn định tiền tệ cũng như giá cả hàng hóa.
Khái niệm chính sách tiền tệ là gì?
Có thể bạn quan tâm:
➢Lạm phát là gì? Khái niệm, phân loại và nguyên nhân gây ra lạm phát
Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được phân thành 02 loại cơ bản, bao gồm: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?
Còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tiền tệ mở rộng (tiếng Anh: Expansionary monetary policy) là một loại chính sách kinh tế vĩ mô được ngân hàng trung ương thực hiện nhằm tăng tốc độ mở rộng tiền tệ để kích thích và thúc sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Chính sách tiền tệ mở rộng giúp làm tăng cung tiền và tín dụng, giảm lãi suất và tăng cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung ương có thể triển khai chính sách tiền tệ mở rộng để giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Các chính sách mở rộng được các ngân hàng trung ương sử dụng trong thời kỳ kinh tế suy thoái để giảm tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Mục tiêu cơ bản của chính sách này là thúc đẩy tổng cầu để bù đắp những thiếu hụt trong nhu cầu của tư nhân. Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông thường Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng 03 công cụ sau:
- Giảm lãi suất ngắn hạn
- Giảm yêu cầu dự trữ (giảm mức dự trữ bắt buộc)
- Mở rộng nghiệp vụ thị trường mở (mua chứng khoán)
Chính sách tiền tệ thắt chặt là gì?
Chính sách tiền tệ thắt chặt (tiếng Anh: Tight or contractionary monetary policy) hay còn được biết đến với tên gọi khác là chính sách tiền tệ có tính điều chỉnh là một loại chính sách tiền tệ nhằm giảm nhu cầu tiền tệ và hạn chế tốc độ mở rộng kinh tế để chống lạm phát.
Mục tiêu chính sách thắt chặt tiền tệ là làm chậm tốc độ phát triển của nền kinh tế bằng cách giảm lượng cung tiền, hoặc lượng tiền mặt và các quỹ có thể chuyển hóa thành tiền mặt lưu thông khắp quốc gia.
Lạm phát gia tăng được coi là chỉ số cơ bản của một nền kinh tế phát triển quá nóng, có thể là kết quả của thời kỳ tăng trưởng kinh tế kéo dài. Chính sách giảm cung tiền trong nền kinh tế để ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mức và đầu tư vốn không bền vững.
Chính sách tiền tệ thắt chặt thường sẽ được lựa chọn khi lạm phát cao hơn mục tiêu lạm phát (2%) hoặc các nhà hoạch định chính sách lo ngại lạm phát có khả năng tăng nếu không thắt chặt chính sách tiền tệ. Ví dụ, vào đầu những năm 1980, chính phủ đã tăng lãi suất để phản ứng với lạm phát cao hơn. Điều này khiến lạm phát đạt đỉnh vào năm 1980 và sau đó giảm xuống.
Để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ sau:
- Tăng lãi suất ngắn hạn (lãi suất chiết khấu)
- Nâng cao yêu cầu dự trữ (tăng mức dự trữ bắt buộc)
- Mở rộng nghiệp vụ thị trường mở (bán chứng khoán)
Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt
Xem thêm:
➢ Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng miễn phí mới nhất
Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ bao gồm: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mục tiêu ổn định giá cả, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, ổn định tỷ giá hối đoái và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Cụ thể như sau:
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà chính phủ các nước đều muốn hướng tới trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Để giữ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đặc biệt là ổn định giá trị đồng bản tệ là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được khi 2 mục tiêu nói trên đạt được một cách hài hòa.
Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia: Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương có thể tác động lên sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét ở 2 khía cạnh là sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại tức là tủ giá đồng tiền nước mình so với ngoại tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ hướng tới việc ổn định giá trị đồng tiền nhưng không có nghĩa tỷ lệ lạm phát sẽ về mức 0 vì như thế nền kinh tế không phát triển được. Để có tỷ lệ lạm phát giảm cần chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Ổn định giá cả: Mục tiêu này cho phép hệ thống tài chính hoạt động một cách hiệu quả, trơn tru thực hiện chức năng dẫn vốn từ khu vực có nguồn vốn nhàn rỗi sang khu vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, ổn định giá cả chính là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên phát sinh lạm phát. Hay nói cách khác, ổn định giá cả có tầm quan trọng trong định hướng ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế
Ổn định tỷ giá hối đoái: Hoạt động giao thương giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là hoạt động tất yếu khi nền kinh tế hội nhập toàn cầu, xuất phát từ nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa và đầu tư giữa các quốc gia dẫn đến việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước với nhau. Trong trường hợp xảy ra biến động tỷ giá hối đoái, các yếu tố chi phí sản xuất, sức cạnh tranh về giá cả của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Do đó, điều chỉnh và ổn định tỷ giá hối đoái ở mức hợp lý phản ánh cung cầu thực tế và bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế trong những giai đoạn nhất định.
Tạo công ăn việc làm cho xã hội: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt đều ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để tỷ lệ thất nghiệp giảm cần chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?
Vai trò của chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ để thông qua đó có thể kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ đồng thời cũng là công cụ kiểm soát toàn bộ hệ thống các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Vai trò của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia như sau:
- Việc mở rộng hay thu hẹp chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế. Một quốc gia muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì buộc phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
- Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng này có thể đạt được thông qua 02 yếu tố chính đó là lượng cầu tổng quát và lãi suất. Trong đó, lượng cầu tổng quát và lãi suất đều chịu tác động bởi khối lượng tiền tệ trong thị trường dù cho khối lượng tiền tệ tăng hay giảm. Việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ lại tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, hay nói cách khác là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ cần phải thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thích hợp để đạt được mục đích tăng trưởng kinh tế.
- Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Cùng với đó, việc ổn định lãi suất cũng không kém phần quan trọng bởi những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế của một quốc gia bấp bênh và khó lập kế hoạch định hướng cho tương lai.
Các chính sách tiền tệ phổ biến
Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 2 chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế, bao gồm chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách thắt chặt tiền tệ, cụ thể:
Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế (tăng cung tiền, giảm lãi suất,…) với mục đích khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm.
Chính sách tiền tệ thắt chặt: Ngược lại với chính sách nới lỏng, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện giảm cung tiền, tăng lãi suất để hạn chế doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh và sự phát triển quá đà của nền kinh tế, từ đó giảm lạm phát nhưng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng.
Các công cụ chính sách tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở
Là những hoạt động mua bán chứng khoán cho ngân hàng Trung ương thực hiện trên thị trường với mục đích tác động đến cơ số tiền tệ để qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng.
Cơ chế tác động: Khi ngân hàng trung ương thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán sẽ khiến cho cơ số tiền tệ tăng lên hoặc giảm đi dẫn đến mức cung tiền tăng hoặc giảm. Nếu thị trường mở chỉ gồm ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại, còn nếu thị trường bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi lượng tiền mặt lưu thông.
Đặc điểm của nghiệp vụ thị trường mở: Đây được đánh giá là công cụ rất năng động, hiệu quả và chính xác vì đã vận dụng được tính linh hoạt của thị trường. Ngân hàng trung ương có thể xác định khối lượng chứng khoán mua hoặc bán tỷ lệ với quy mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít gây tốn kém và dễ đảo ngược tình thế. Tuy nhiên, chính sách này cũng phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và để công cụ này hoạt động hiệu quả cần có sự phát triển đồng bộ về thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc tức là số tiền mà các ngân hàng cần phải giữ lại do ngân hàng trung ương quy định và gửi tại ngân hàng trung ương mà không hưởng lãi suất, không được dùng để đầu tư hay cho vay. Số tiền dự trữ được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và giữ ổn định cho hệ thống ngân hàng.
Cơ chế tác động: Việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các ngân hàng thương mại. Nếu dự trữ bắt buộc tăng thì khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ giảm, khiến lãi suất cho vay tăng và lượng cung ứng tiền giảm và ngược lại.
Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên ngân hàng trung ương có thể chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó rất mạnh mẽ, chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc là đã ảnh hưởng lớn đến mức cung tiền. Công cụ dự trữ bắt buộc mang tính hành chính áp đặt trực tiếp, mang đầy tính quyền lực và cực kỳ quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế,…Song công cụ này có tính linh hoạt không cao vì việc tổ chức thực hiện chậm chạp, phức tạo và có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Tái chiết khấu
Đây là phương thức để ngân hàng thương mại đưa tiền vào lưu thông và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. Thông qua việc tái chiết khấu, ngân hàng trung ương tạo cơ sở đầu tiên nhằm thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc tạo tiền và khai thông thanh toán. Tái chiết khấu được coi là đầu mối tăng tiền trung ương, tăng khối lượng tiền tệ vào lưu thông thông.
Cơ chế tác động: Khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế hoặc khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền tại ngân hàng trung ương làm cho khả năng vay của các ngân hàng thương mại giảm hoặc tăng từ đó khiến mức cung tiền trong nền kinh tế giảm hoặc tăng. Mặt khác, khi ngân hàng trung ương muốn hạn chế ngân hàng thương mại vay chiết khấu thì có thể thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển thì ngân hàng trung ương còn thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các ngân hàng thương mại.
Đặc điểm: Thông qua chính sách tái chiết khấu, ngân hàng trung ương giữ vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng này gặp khó khăn trong thanh toán và từ đó kiểm soát được hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiện tái chiết khấu còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường.
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng đề điều tiết và ổn định nền kinh tế. Việc lựa chọn công cụ điều chỉnh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để không tạo ra tác động ngược. Hy vọng những thông tin về khái niệm chính sách tiền tệ là gì mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ mà ngân hàng trung ương thực hiện nhằm ổn định kinh tế.
Từ khóa » Chính Sách Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì Cho Ví Dụ
-
Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Nới Lỏng Tiền Tệ
-
Giải Thích Thuật Ngữ: Nới Lỏng Tiền Tệ - 24HMoney
-
Bàn Về Tiền Tệ Nới Lỏng (EASY MONEY) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Vai Trò Của Chính Sách Tiền Tệ đối Với Nền ...
-
Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì? - Nhip Cau Dau Tu
-
Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về ... - MarvelVietnam
-
Top 15 Chính Sách Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì Cho Ví Dụ
-
Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Công Cụ Và Vai Trò Của Nó đối Với Nền Kinh Tế
-
Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Ảnh Hưởng Của Nới Lỏng Và Thắt Chặt Tiền Tệ
-
Chính Sách Tiền Tệ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Vai Trò Của Chính Sách... - Top Kinh Doanh
-
Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm, Giải Thích ý Nghĩa, Ví Dụ ...
-
Chính Sách Mở Rộng Là Gì? Chính Sách Mở Rộng Trong Thực Tế?
-
[PDF] Chuyên đề Chính Sách Nới Lỏng Tiền Tệ Của Một Số NHTW Trên Thế Giới