Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì? - Nhip Cau Dau Tu

Thế giới

Nới lỏng tiền tệ là gì? Thứ Tư | 23/01/2013 12:09 Việc các NHTW nới lỏng tiền đang thu hút sự quan tâm của dư luận khi nhiều ý kiến cho rằng nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang cận kề. Kể từ khi khủng hoảng toàn cầu nổ ra, cả ngân hàng trung ương Anh và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ (hay nới lỏng định lượng – QE) để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Tính đến tháng 9/2010, ngân hàng trung ương Anh đã cam kết bơm khoảng 600 tỷ USD trong khi hôm 14/9, sau khi tung ra 2 gói QE trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, Fed cam kết nới lỏng định lượng không giới hạn, cụ thể, chi 40 tỷ USD mua trái phiếu mỗi tháng và 85 tỷ USD hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn cho đến khi thị trường lao động được cải thiện.Tiếp sau Anh và Mỹ, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng cam kết triển khai chương trình mua trái phiếu không giới hạn để hỗ trợ các nước ngập trong khủng hoảng nợ khu vực.Nhật Bản cũng bắt đầu mạnh tay nới lỏng tiền tệ. Hôm qua, 22/1, ngân hàng trung ương Nhật Bản tuyên bố mở rộng chương trình mua tài sản không giới hạn cho đến khi lạm phát lên 2%.Việc các ngân hàng trung ương (NHTW) đua nhau nới lỏng tiền tệ đang làm dấy lên lo ngại một cuộc chiến tranh tiền tệ. Vậy nới lỏng tiền tệ thực sự là gì?ádasdNới lỏng tiền tệ thuộc về nhóm chính sách tiền tệ phi truyền thống được ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng nhằm kích thích nền kinh tế khi các chính sách tiền tệ truyền thống đã bị vô hiệu. NHTW áp dụng nới lỏng định lượng bằng cách mua các tài sản tài chính từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân khác (quỹ hưu trí, doanh nghiệp) nhằm bơm một lượng tiền xác định vào nền kinh tế. Biện pháp này khác so với cách truyền thống là mua-bán trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất thị trường ở mức mục tiêu. Nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng dự trữ dư thừa (mức cao hơn dự trữ bắt buộc) tại các ngân hàng, và làm tăng giá của tài sản tài chính, từ đó làm giảm lợi suất của các tài sản này.Chính sách nới lỏng tiền tệ mở rộng thường bao hàm nghiệp vụ NHTW mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn nhằm làm giảm các mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường. Tuy nhiên, khi lãi suất ngắn hạn đã gần ở mức 0 hoặc bằng 0%, thì chính sách tiền tệ truyền thống sẽ không thể hạ thấp lãi suất được nữa. Nới lỏng tiền tệ có thể được sử dụng nhằm kích thích kinh tế bằng cách mua các tài sản dài hạn (không phải là trái phiếu chính phủ ngắn hạn), và như vậy sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống.Khi các ngân hàng thương mại bán được tài sản cho NHTW các ngân hàng này sẽ có nhiều tiền hơn để cho vay, từ đó nền kinh tế sẽ có nhiều tiền để tài trợ cho các dự án kinh doanh; các dự án kinh doanh sẽ sử dụng nhiều nhân công hơn; việc làm được tạo ra và kinh tế được kích thích để phát triển. Đối với chính sách tiền tệ của Fed, mục tiêu giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu cao nhất, khác với ưu tiên của các NHTW khác trên thế giới, ví dụ ECB ưu tiên giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Hệ quả của nới lỏng tiền tệ chiến tranh tiền tệ.Có thể thấy rõ nhất 3 hệ quả của chính sách nới lỏng tiền tệ đó là nguy cơ chiến tranh tiền tệ, biến động động tỷ giá và áp lực lạm phát.Về nguy cơ chiến tranh tiền tệ, sau khi Fed tung gói nới lỏng định lượng lần 3, các bộ trưởng tài chính trong đó có Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc cáo buộc Mỹ đang làm tăng nguy cơ chiến tranh tiền tệ và thương mại. Cảnh báo này càng trở nên gay gắt hơn khi mới đây Nhật Bản tuyên bố nới lỏng không giới hạn.Chính sách nới lỏng tiền tệ về lý thuyết sẽ khiến nội tệ của một quốc gia giảm giá. Thực tế, Nhật Bản đặt mục tiêu ghìm giá yên, tuy nhiên mục tiêu nới lỏng của Mỹ là nhằm khôi phục thị trường lao động. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, Nhật Bản sẽ nổ phát súng đầu tiên cho cuộc chiến tiền tệ.Nguy cơ biến động tỷ giá đặc biệt ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi. Ở châu Phi dòng tiền nóng chủ yếu đến từ các nền kinh tế phát triển, do đó, ảnh hưởng của nới lỏng tiền tệ từ các nước phát triển chủ yếu thể hiện qua biến động tỷ giá. Nới lỏng tiền tệ sẽ khiến dòng tiền chảy vào các nước đang phát triển nhiều hơn và có thể tăng nguy cơ lạm phát chủ yếu do giá hàng hóa tăng và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Nguồn Tổng hợp/Khampha f | Chia sẻ bài viết

Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

TAGS: Nới lỏng tiền tệ , là gì , QE

Tin cùng chuyên mục

  • Nhìn lại năm 2024 của châu Á

    Nhìn lại năm 2024 của châu Á

  • Nhật Bản loay hoay lấp đầy khoảng trống nhân lực
    Khánh Tú

    Nhật Bản loay hoay lấp đầy khoảng trống nhân lực

  • Cuộc chiến giảm đường tại Đông Nam Á

    Cuộc chiến giảm đường tại Đông Nam Á

  • Khách hàng rời bỏ hàng xa xỉ
    Lam Ngọc

    Khách hàng rời bỏ hàng xa xỉ

  • Khi Hàn Quốc bước vào kỷ nguyên xã hội siêu già

    Khi Hàn Quốc bước vào kỷ nguyên xã hội siêu già

  • Địa nhiệt: Tương lai năng lượng sạch châu Á

    Địa nhiệt: Tương lai năng lượng sạch châu Á

Tin nổi bật trong ngày

Vitamin cho startup Việt

Vitamin cho startup Việt

TPBank tái hiện từng bước xanh hóa qua Báo cáo Phát triển bền vững

TPBank tái hiện từng bước xanh hóa qua Báo cáo Phát triển bền vững

Những con phố mua sắm đắt đỏ

Những con phố mua sắm đắt đỏ

Đào tạo mô hình AI đang tốn nhiều chi phí

Đào tạo mô hình AI đang tốn nhiều chi phí

Sự kiện

  • CSA: Corporate Sustainability Awards

    CSA: Corporate Sustainability Awards

  • Healthcare Summit

    Healthcare Summit

  • Tech Summit

    Tech Summit

  • Top 50 Công ty

    Top 50 Công ty

  • Hội Nghị Đầu Tư

    Hội Nghị Đầu Tư

  • Hội Nghị Bất Động Sản

    Hội Nghị Bất Động Sản

  • Hội Nghị Ngân Hàng

    Hội Nghị Ngân Hàng

MEDIA KIT Sự kiện Thông tin tòa soạn
  • KINH DOANH
  • CÔNG NGHỆ
  • DOANH NHÂN
  • CHUYÊN ĐỀ
  • TÀI CHÍNH
    • ĐI CÙNG F0
    • ĐƯỜNG ĐẾN NIÊM YẾT
    • GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • PHONG CÁCH SỐNG
    • NHẬT KÝ COVID-19
    • BẢO VỆ - BẢO TỒN
    • SÁCH HAY
  • THẾ GIỚI
  • KIỀU BÀO
  • ĐẶT TẠP CHÍ
© Copyright 2009-2016 Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư

Từ khóa » Chính Sách Nới Lỏng Tiền Tệ Là Gì Cho Ví Dụ