Chó Con Mới Sinh Phải Chăm Sóc Như Thế Nào?

Thật hạnh phúc làm sao khi bạn sắp chào đón một đàn chó con mới sinh từ cô chó thân yêu của bạn.Nhưng bạn lại đang rất băn khoăn về những việc phải chăm sóc chúng.Sau đây, chúng ta sẽ cùng khám phá một số điều thú vị trong việc chăm sóc chó con có thể giúp ích được cho bạn nhé.

cho-con-moi-sinh-phai-cham-soc-nhu-the-nao
Chó con rất đang yêu và cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Nội dung

  • Chế độ ăn uống cho chó con
  • Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con
  • Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Chế độ ăn uống cho chó con

  • Khi vừa mới sinh, sức đề kháng của những chú cún con thường rất kém nên ngay từ lúc mới sinh các bạn cần phải cho chúng uống sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hàm lượng Acid Amin, Vitamin, khoáng chất và Protein rất cao giúp cho những chú cún con hình thành hệ miễn dịch tốt. Thường thì trong vòng 4 ngày đầu tiên sau sinh, các chú chó con của chúng ta cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, ngoài ra các bạn cũng phải chú ý đến việc vệ sinh vú của chó mẹ để đảm bảo vệ sinh.
  • Sau khi chó con được 5 ngày tuổi, các bạn bắt đầu cho chúng uống thêm sữa ấm. Trong trường hợp chúng còn quá non nớt thì bạn có thể dùng kim tiêm để bơm sữa trực tiếp vào miệng chúng, và khi chúng bước qua 10 ngày tuổi thì có thể cho chúng bú bình hay cho sữa ra một chiếc đĩa để chúng tự liếm. Chó con nên kết hợp bú sữa mẹ và uống sữa ấm mỗi ngày từ 100-200ml trong vòng 1 tháng đầu tiên.
  • Khi những chú chó con của chúng ta đến tuần tuổi thứ 3, bạn nên bắt đầu tập cho chúng ăn dặm bằng cháo loãng cùng thịt heo băm nhỏ, mỗi ngày cho chúng ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Sau 1 tháng tuổi bạn cần phải tăng cường thêm cá, trứng, rau củ vào khẩu phần ăn của chúng để bổ sung những vi chất cần thiết.
  • Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó con

cho-con-moi-sinh-phai-cham-soc-nhu-the-nao2
Cho chó con ti bằng bình bú khi chó mẹ quá ít sữa.
  •  Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:
  •  Ổ lót phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
  •  Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được.
  •  Đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên, cần sưởi đèn (bóng điện 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh. (nếu nhiệt độ thích hợp chó con tản đều, ngủ tốt; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng bò phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).
  • Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% (nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Lưu ý: Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !
  •  Cho chó con ra ánh sáng tự nhiên chống còi cọc.
  • Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật.
  • Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.
  • Cún con sau 2 tuần tuổi cần được tẩy giun sán, tiếp tục việc làm này vào tuần thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Sau đó bạn chỉ cần tẩy giun sán cho chó con theo định kỳ, 1 tháng 1 lần cho đến khi chúng được 4 tháng tuổi.
  • Vào thời điểm chó con được 3 tháng tuổi, chúng cần được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh dại, Carre, Parvovirus và một số bệnh truyền nhiễm khác.
  • Trong giai đoạn chăm sóc chó con dưới 1 tháng tuổi, các bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đàn chó. Cứ khoảng 3-4 giờ là bạn phải thăm chúng một lần.
  • Nơi ở của chó mẹ và chó con cần phải được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo khô ráo. Các bạn không nên lót quá nhiều vải hay vật dụng giữ ấm khác để tránh tình trạng chó con bị kẹt. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho chó mẹ nằm gọn trong góc tường, việc làm này sẽ hạn chế chó mẹ đè lên chó con mà không biết.
  • Chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng (protit gluxit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).
  • Chú ý quan sát cách ngủ của chó con, nếu đàn chó phân bổ đều từng góc khi ngủ có nghĩa là nhiệt độ trong khu vực đó hợp lý. Ngược lại, nếu chúng nằm phân tán ra khắp nơi và tỏ ra khó chịu thì nơi ở quá nóng, còn nếu nằm chụm vào nhau nghĩa là quá lạnh.
  • Khi chó con được 3-4 ngày tuổi, bạn cần phải cắt móng chân thừa cho chúng. 
  • Nếu thấy chó con không bú, kêu nhiều phải mời bác sĩ thú y đến để xác định cách điều trị và chăm sóc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trung tâm thú y Thi Thi để được tư vấn và chăm sóc kịp thời bạn nhé!

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

Bệnh viện thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh – ThiThi Pet Clinic

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của thú cưng,  đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay đến bệnh viện thú y ThiThi Pet để được đội ngũ bác sĩ thú y tư vấn nhiệt tình nhất nhé. Chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và bình an!

Địa chỉ phòng khám thú y ThiThi Pet Clinic

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
  • Cơ sở 4: 146 Nguyễn Ảnh Thủ, Trung Chánh, Hóc Môn, TP. HCM.
  • Hotline: 0978899004
  • Email: vovietlinh@gmail.com

Trúc Mơ

Từ khóa » Sóc Chó Con