Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Con Cho Người Mới Bắt Đầu - Pety
Chăm sóc một chú chó cũng giống như chăm sóc một thành viên trong gia đình. Cần phải có sự quan tâm và vốn kiến thức nhất định mới có thể làm tốt được. Đặc biệt đối với chó con, cơ thể của chúng còn yếu nên càng phải chú ý chăm sóc hơn. Trong bài viết hôm nay Pety sẽ hướng dẫn xem cách chăm sóc chó con cơ bản nhất cho người mới bắt đầu nhé.
Chó con cần được nâng niu, chăm sóc cẩn thận
Chắc bạn cũng biết những chó con thường rất yếu ớt và non nớt. Đây là thời điểm mà cún cần phải được chăm sóc một cẩn thận để có thể phát triển khỏe mạnh và an toàn. Chăm sóc cún con giống như bạn đang chăm sóc em bé. Bạn cần chú ý nhiều hơn vì chỉ cần lơ là một chút cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Chăm sóc chó con chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận.
Hướng dẫn chăm sóc chó con
Chăm sóc chó con mới đẻ
Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con phải chịu dựng các điều kiện sống khắc nghiệt hơn so với trước đó. Từ nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng đều hoàn toàn khác khi ở trong bụng mẹ. Ngay khi cún vừa mới ra đời bạn cần đảm bảo nhiệt độ xung quanh luôn ấm áp, duy trì từ 34.5 - 36 độ C. Hãy đảm bảo cún được bú mẹ sớm nhất có thể. Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên chúng chỉ ngủ và bú mẹ. Đối với chó con mới đẻ bạn không cần can thiệp quá sâu vào quá trình chăm sóc. Bản năng sẽ giúp chó mẹ làm sạch cho chó con, cho chó con ăn và thúc đẩy chúng đi vệ sinh. Bạn chỉ cần quan sát và hỗ trợ khi chúng gặp khó khăn thôi.
Chăm sóc chó con giai đoạn sơ sinh
Lúc cún con mới sinh thì các cơ quan chức năng chưa được phát triển, chúng chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu. Khi được 9- 13 ngày từ lúc sinh chó mới bắt đầu mở mắt, sau 13- 17 ngày thì chúng mới có thể nghe thấy âm thanh. Lúc này bạn có thể cho bé uống thêm sữa ấm. Bạn nên chọn các loại sữa chuyên dùng cho chó sơ sinh để có chất dinh dưỡng phù hợp nhất. Kết hợp cho cún con uống sữa mẹ và uống sữa ấm mỗi ngày khoảng từ 100 – 200ml, liên tục nhưng vậy trong 1 tháng.
Kết hợp cho cún con uống sữa mẹ và uống sữa ấm
Khi chó con được 1 tháng tuổi thì bắt đầu tập cho chúng ăn dặm hoặc có thể ăn cháo loãng cùng với thịt băm heo nhỏ. Mỗi ngày nên cho chúng ăn 1 – 2 bữa nhỏ và cần chú ý tỉ mỉ các dấu hiệu về đường tiêu hóa của cún. Nếu chó con bị nôn, phải kiểm tra lại chất lượng thức ăn hoặc đưa đến bác sĩ sớm. Thời điểm tiêm vacxin tốt nhất là khi cún được 6 tuần tuổi. Tiêm vaccine sẽ giúp chó con phòng được các bệnh thường gặp và khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc chó con từ 3 - 6 tháng tuổi
Khi chó con được 3 tháng tuổi bạn có thể bắt đầu cai sữa cho cún và tăng chế độ ăn của chúng lên bằng cách bổ sung cá, trứng, rau củ. Cún con được 4 tháng tuổi, bạn điều chỉnh chế độ ăn của cún mỗi ngày ăn 4 – 6 bữa nhỏ. Chú ý thức ăn cho chó con từ 1 – 4 tháng tuổi phải được nấu chín và loãng như cháo. Không nên để chó con ăn đồ ăn khô như vậy sẽ không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Giai đoạn này cún cũng mọc nhiều răng nên rất thích nhai gặm, cắn phá. Để những món đồ trong nhà được “bình yên” thì bạn nên chuẩn bị những món đồ chơi riêng cho cún. Lúc này bạn cũng nên có chế độ huấn luyện nghiêm khắc để bé biết đồ nào có thể cắn, đồ nào thì không.
Đọc thêm: Kinh Nghiệm Cho Người Mới Nuôi Chó ConMột số lưu ý khi chăm sóc chó con
Chăm sóc chó con cần sự kiên nhẫn cao
Một bé chó con cũng như tờ giấy trắng, cần được huấn luyện, dạy bảo cẩn thận. Những chú chó con có thể cắn xé, đi vệ sinh lung tung, tấn công người khác… Bên cạnh việc chăm sóc tỉ mỉ về sức khỏe, dinh dưỡng của chúng thì bạn cũng cần rất kiên nhẫn trong quá trình huấn luyện chó nhé.
Chăm sóc chó con cần sự kiên nhẫn cao
Cân nặng không đồng nghĩa với sức khỏe tốt
Khi nuôi chó, có rất nhiều người đặt cân nặng của chó lên trên hết, nhồi nhét cho chúng đủ các loại thức ăn tốt nhất chỉ mong chúng tăng cân. Thế nhưng việc cân nặng cao không đồng nghĩa với việc chúng có sức khỏe tốt bạn nhé. Một chú chó có sức khỏe tốt không nhất thiết phải có cân nặng đạt chuẩn nhưng phải nhanh nhẹn, linh hoạt và chịu khó chạy nhảy.
Có một số thức ăn cấm kỵ với chó con
Có một số thức ăn cấm kỵ với chó con như cá nước ngọt, xúc xích, giò… Các loại thức ăn này không phù hợp với hệ tiêu hóa của chó con, chúng có thể làm hỏng gan và thậm chí làm chết chó trước khi trưởng thành. Xương đối với hệ tiêu hóa của những chú chó con cũng là quá sức. Chúng có thể gây ra những hậu quả nhất định nếu bạn cứ kiên quyết cho cún ăn loại thức ăn này.
Trên đây là một số chia sẻ của Pety trong việc chăm sóc chó con. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích bạn khi nuôi chó. Tham khảo thêm các blog về thú cưng khác tại Pety nhé.
Từ khóa » Sóc Chó Con
-
Chăm Sóc Chó Con Mới Sinh Phát Triển Khỏe Mạnh | Pet Mart
-
Cách Chăm Sóc Chó Mới Đẻ: 3 Điều Cơ Bản Nhưng Ít Người Nhớ
-
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ - HappyVet
-
Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Không Khó Như Bạn Tưởng!? - FamiPet
-
[5+] Cách Chăm Sóc Chó Con Mới đẻ Chi Tiết Từ A đến Z - Kimi Pet
-
Cách Chăm Sóc Chó Con Mau Lớn, Khỏe Mạnh Cho Người Mới Nuôi Chó
-
Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Chó Con Mới Nhất 2021 - Ohmypet
-
Chăm Sóc Chó Con Với 4 Cách Chuẩn Nhất - Pety
-
Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ
-
Chia Sẻ Từ A-Z Kinh Nghiệm, Cách Nuôi Chó Nhanh Lớn, Không Bị ốm
-
04 Bước Chăm Sóc Chó Con Mới đẻ Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Chó Con Mới đẻ Bị Mất Mẹ Khỏe Mạnh - Petkung
-
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CHÓ CON MẤT MẸ TỪ A-Z
-
CÁCH CHĂM CHÓ CON 1 THÁNG TUỔI CHUẨN NHẤT
-
Chó Con Mới Sinh Phải Chăm Sóc Như Thế Nào?
-
Mách Bạn Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Tách Mẹ Hiệu Quả
-
Các Kỹ Thuật Để Chăm Sóc Chó Sơ Sinh
-
Kinh Nghiệm Và Cách Chăm Sóc Chó Con đang Bú Sữa Mẹ - Cutepets