Chó đi Tơ Là Gì - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Thời kỳ động dục ở chó là giai đoạn chó đực lẫn cái phát dục và có khả năng sinh sản. Trong thời gian này, chó có nhiều thay đổi về thể chất lẫn tâm lý, hành vi khiến bạn dễ bối rối. Những thay đổi đó là gì và bạn cần chuẩn bị ra sao để có cách chăm sóc chó tốt nhất? Hôm nay Fonti sẽ cùng bạn tìm hiểu trước về cách nhận biết và chăm sóc chó đực phát dục nhé!
Nội dung chính Show- 1. Dấu hiệu nhận biết chó đực phát dục
- Nhận biết thông qua thay đổi hành vi
- Nhận biết thông qua thay đổi thể chất
- Nhận biết thông qua chó cái
- 2. Cách chăm sóc khi chó đực phát dục
- Hiểu về chu kỳ sinh sản cơ bản ở chó
- Nhận biết thời điểm kiểm tra quá trình động dục
- Cân nhắc triệt sản cho chó – nên hay không?
- 1. Kiến thức cơ bản.
- 2. Dấu hiệu khi chó cái động dục (sa lơ).
- A. 6 Dấu hiệu cơ thể.Chó sa lơ bị sưng âm hộ
- B. 7 Dấu hiệu hành vi ở chó salo:
- C. Hiện tượng thai giả ở chó
- 3. Kinh nghiệm - Cảnh báo bảo vệ cho chó cái động dục.
- 4. Câu hỏi.
- Video liên quan
Có thể bạn quan tâm:
1. Dấu hiệu nhận biết chó đực phát dục
Nhận biết thông qua thay đổi hành vi
Chó đực trong giai đoạn này sẽ có những thay đổi trong hành vi do sự thay đổi về hooc-môn trong cơ thể. Chúng giao tiếp với nhau bằng cách hú và dễ trở nên kích thích, hưng phấn. Đặc biệt là khi thiếu vắng chó cái, chú chó sẽ dễ trở nên căng thẳng, lo âu bồn chồn, thường xuyên rên rỉ hoặc kích thích cao độ.
Nhận biết thông qua thay đổi thể chất
Không phải tất cả nhưng hầu hết chó đực khi phát dục đều xuất hiện tình trạng dư thừa tinh dịch dù cho có ở gần con cái hay không. Đây là một triệu chứng phức tạp và dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khủng hoảng tình dục ở loài chó. Do đó bạn cần quan sát chúng kèm với các thay đổi khác về mặt thể chất của chó đực.
Nhận biết thông qua chó cái
Nếu bạn đang nuôi một chú chó đực đang bước vào thời kỳ phát dục, hãy chú ý mỗi khi chú ở gần một cô chó cái nào đó và có những con đực khác lảng vảng xung quanh. Khả năng cao là chú sẽ trở nên hung hăng, dữ tợn hơn và gầm gừ với nhau, thậm chí xô xát. Đó là khi loài chó muốn thể hiện và cạnh tranh với nhau khả năng thống trị và quyền được giao phối với chó cái.
Chủ động kiểm tra liệu chó đực nhà bạn phát dục chưa?
Một cách đơn giản để bạn kiểm tra em chó nhà mình đã đến giai đoạn “dậy thì” chưa là hãy đưa chú lại gần một em chó cái. Nếu nhà bạn nuôi một cặp chó đực – cái và chúng không thường hay chơi cùng nhau, hãy thử giữ chó đực lại bằng dây xích. Sau đó dẫn hai con lại gần nhau, nếu chúng chưa đến thời kỳ phát dục thì sẽ tỏ ra hung dữ khi được cho tiếp xúc với nhau.
Nếu nhà bạn chỉ nuôi một em chó đực, hãy thử đưa chú đến bất kỳ nơi nào có chó cái. Nếu chó cưng nhà bạn tiếp cận để liếm và ngửi bộ phận sinh dục chó cái, điều đó nghĩa là em đã bước vào thời kỳ phát dục. Lúc này chỉ cần cô chó cái biểu hiện sự đồng ý là chàng chó sẽ “nhảy” lên ngay.
Tuy nhiên, nếu cả 2 chỉ dừng lại ở hành động “âu yếm nhau” như hửi hay liếm lông thì đừng nhầm lẫn đây là biểu hiện của chó đực động dục. Chúng liếm để đánh dấu, thể hiện yêu thương và ngửi để nhận ra nhau. Do đó, bạn cần đánh giá một cách toàn diện để chắc chắn về những thay đổi ở thú cưng.
2. Cách chăm sóc khi chó đực phát dục
Mặt khác, chứng kiến em chó nhà mình bỗng nhiên có hành vi khác thường khi đến kỳ động dục khiến không ít chủ nuôi bối rối hoặc lo lắng. Chính vì vậy, bạn cần mau chóng bổ sung những kiến thức sau để biết cách xử lý và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó cưng.
Hiểu về chu kỳ sinh sản cơ bản ở chó
Để chăm sóc em chó được chu đáo nhất, bạn nên nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển ở chó. Trước tiên, bạn cần hiểu về chu kỳ hoóc-môn của chó đực. “Đàng trai” thường bước vào thời kỳ động dục ở giai đoạn tuổi dậy thì từ 10 – 12 tháng tuổi tùy giống chó. Giống nhỏ thường bắt đầu chu kỳ động dục sớm hơn so với loài có kích thước to hơn.
Giai đoạn này, sự thay đổi về hoóc-môn khiến cơ thể chó gặp nhiều xáo trộn, dẫn đến hành vi có chút khác thường. Bạn cần hiểu để không hoang mang trong quá trình nuôi chó, dẫn đến cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng mối quan hệ với thú cưng.
Nhận biết thời điểm kiểm tra quá trình động dục
Loài chó thường bước vào chu kỳ phát dục 2 lần mỗi năm với khoảng cách trung bình giữa các lần là 6 tháng tùy theo giống. Căn cứ vào đây bạn có thể nhận định được liệu em chó có đang đến “kỳ” hay không. Ví dụ nếu chú cún cưng đã phát dục từ một tháng trước thì những biểu hiện ở hiện tại có thể là triệu chứng bất thường, bạn cần cảnh giác.
Thông tin thêm là loài chó thường phát dục trong khoảng thời gian 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên, một chu kỳ động dục kéo dài từ 4 đến 8 tháng vẫn được xem là bình thường. Hãy chú ý đến các mốc thời gian để theo sát quá trình trưởng thành của em chó bạn nhé.
Cân nhắc triệt sản cho chó – nên hay không?
Nếu bạn không có nhu cầu gây giống hay nuôi bầy cún cho vui nhà thì hãy cân nhắc triệt sản cho em chó. Đây là quá trình lấy đi tinh hoàn ở chó nhằm hạn chế quá trình sinh sản. Khi đó, chó không còn ham muốn tìm kiếm bạn tình hay lên cơn phát dục vào thời kỳ giao phối.
Ngoài ra, như đã đề cập bên trên thì trong thời gian phát dục, các chú chó sẽ cư xử hơi “bậy”. Chó có xu hướng đào bới lung tung quanh nhà và đánh dấu lãnh thổ bằng… nước tiểu. Chó sẽ bốc mùi hơn và tính tình hung hăng khác thường. Nhiều em chó còn bỏ nhà đi lang, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe và nguy hại đến tính mạng (như bọn trộm chó), hoặc gây nguy hiểm cho người khác. Như vậy thiến đực cho chó còn giúp đảm bảo một cuộc sống lành mạnh cho cả chó lẫn chủ.
Triệt sản còn giúp em chó nhà bạn ngăn ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng bao gồm ung thư tinh hoàn. Công tác này nên được thực hiện càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo giống chó và độ tuổi mà tiến trình diễn ra khác nhau, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, bước vào giai đoạn động dục chó đực sẽ có những thay đổi về thể chất và hành vi do hooc-môn trong cơ thể có nhiều biến chuyển. Bạn có thể cân nhắc triệt sản cho chó nếu không có ý định gây giống để đảm bảo môi trường lành mạnh. Bên cạnh đó cũng đừng quên trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để có cách chăm sóc phù hợp đối với em chó đực phát dục nhé!
Chó nhà bạn có bị mùi hôi ở miệng, hay khó huấn luyên không?. Xương gặm cho chó Inu là một trong những sản phẩm bổ sung giúp chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người bạn bốn chân. Tham khảo một vài sản phẩm xương gặm cho chó Inu với nhiều mùi vị tại đây nhé!
2020-12-02 / By: Admin / 18807 lượt xem
Chó cái không có chu kì kinh nguyệt giống như ở con người. Điều này khiến cho sở thích 'vui vẻ' của loài chó xa lạ hơn với con người chúng ta một chút. Trong bài chia sẻ gần đây, chúng ta đã cùng phổ biến kiến thức cơ bản: Không có phương án phá thai dễ dàng cho chó. Nỗ lực phá thai nếu có cũng phức tạp, tốn kém hoặc ngập tràn rủi ro. Và chúng tôi phải đưa ra kết luận cuối cùng đầy thất vọng, đó là, để tránh cho cô chó mang thai và sinh con ngoài ý muốn thì phải ngăn nó 'vui vẻ' bằng mọi cách.Bài viết này giúp bạn chuẩn bị đủ những kiến thức đơn giản dễ hiểu khi cô chó ở vào thời kì đích thực.
Thời kỳ động dục hay còn gọi là giai đoạn salo. Lượng hoóc-môn trong cơ thể chó cái lúc này có sự thay đổi và gây ra các dấu hiệu khác thường cả về ngoại hình lẫn hành vi của chó cưng - đây là lí do giúp ta dựa vào dấu hiệu để thực hiện bế quan tòa cảng. Còn không, nếu giao phối diễn ra trong thời kì này, cô chó có 40% tỉ lệ đậu thai và có ngay một lứa con mới.
1. Kiến thức cơ bản.
Mỗi năm chó cái có thể động dục 2 lần - giống chó nhỏ có thể là 3 lần - giống chó lớn và khổng lồ có thể chỉ 1 lần trong năm - và mỗi lần cách nhau 6 tháng. Chó cái sa lơ trong bao lâu? >>> Thời gian mỗi lần động dục kéo dài từ 3 đến 4 tuần ( 1 tháng).2. Dấu hiệu khi chó cái động dục (sa lơ).
A. 6 Dấu hiệu cơ thể.Chó sa lơ bị sưng âm hộ
- Âm hộ - 3 tuần đầu: Phồng lên, nở ra gấp 3 lần ngày thường và có vẻ lồi ra đằng sau - âm hộ có màu hơi đỏ.
- Kinh - Chảy máu trong 2 - 3 tuần đầu: Từ đầu giai đoạn 'thích đực', cô chó bị chảy máu nhỏ giọt từ âm hộ.
- Tuần động dục thứ 2 chó cái chảy máu nhiều hơn và khả năng là cô ấy sẽ bỏ xót nhiều máu rơi trên sàn nhà.
- Giai đoạn nguy hiểm: sau đó, máu chảy ra ít dần, màu nhạt dần. Đồng thời cửa mình cũng mềm lại (nhưng vẫn sẵn sàng giao phối - xem phần 4).
- Thời điểm này cô chó thích gần gũi với chó đực hoặc quấn quýt với người.
B. 7 Dấu hiệu hành vi ở chó salo:
- Liếm âm hộ: Phần lớn chó cái cố gắng quay lại tự liếm âm hộ của mình cho đỡ ngứa và cũng để tự liếm máu chảy ra ở bộ phận sinh dục.
- Thay đổi tính cách: Chó cái thường hung dữ hơn trong thời kì này ( đối với người lạ hay những con vật khác), nó cũng dễ bị kích động hơn với môi trường xung quanh.
- Phản xạ chịu đực: Dùng tay sờ nhẹ vào đuôi, khu vực hông sau hoặc âm hộ, cô chó ngay lập tức nhún người, giật nẩy người lên và co lại rất không trong sạch.
- Sau đó cô chó có thể quay ngoắt mông lại phía người thử hoặc tỏ ra vồ vập cuống quýt.
- Phất cờ - Đuôi cong lên: mỗi khi ra ngoài đường, mỗi khi ở gần người hoặc chó đực chó cái dựng đuôi cong hướng lên trời để thể hiện ...sẵn sàng giao phối.
- Đứng yên khi chó đực tiếp cận: Một khi đối tượng lại gần, cô chó bỗng dưng ngoảnh đít lại và đứng yên, đuôi dựng đứng lên phe phẩy mời chào. Trong thời kì chó cái động đực, chó đực có thể phát hiện ra mùi và dấu hiệu từ rất xa và sẵn sàng lao tới động thủ - chủ nuôi luôn cần chủ động ngăn chặn trong thời kì này.
- Ôm chân chủ hoặc người lạ: Chó cái trong thời kì động dục có thể thể hiện hành vi đứng bằng hai chân và ôm lấy chân chủ hoặc người lạ, theo ý kiến chuyên gia: nếu điều này xảy ra với chủ nhân thì cô chó của bạn thể hiện sự thân thiện theo tính chất thống trị hơn là thuần phục chủ nhân.
- Đi tiểu thường xuyên hơn: cô chó có vẻ đi tiểu thường xuyên hơn, ngoài lý do thay đổi tiết tố, đây cũng là cách đưa thông tin tới những con chó khác.
C. Hiện tượng thai giả ở chó
Ngực và các núm vú sưng lên và to hơn thường ngày một chút, đây là hiện tượng có thai giả thường xảy ra. Chó cái tỏ ra dấu hiệu mang thai nhưng thực tế thì không.3. Kinh nghiệm - Cảnh báo bảo vệ cho chó cái động dục.
- Chó cái trong thời kì động dục thì bộ phận sinh dục phát ra mùi hương khiến chó đực có thể nhận thấy từ xa để tìm tới. Đối với các gia đình nuôi chó trong môi trường khép kín thì có thể yên tâm, nhưng vẫn cần tránh mọi khe hở tiếp xúc ra ngoài đường vì chó đực vẫn có thể tìm tới và lợi dụng những sơ hở bất ngờ này.
- Tuyến mùi có thể được dùng để đánh dấu cũng có thể giúp chó đực và chó cái tìm đến nhau: tin hay không là ở bạn, nhưng nếu bạn là người thường có thói quen đưa chó đi thể dục trong công viên, vườn hoa. Chó cái nhà bạn có thể để lại mùi của nó cho chó đực tìm thấy và chờ đợi vào lần tiếp theo chó cái đi tới. Chó đực có thể có mọi thông tin quan trọng như thời điểm chó cái đã ở đó, tình trạng hiện tại và cả một sự hứa hẹn gặp mặt. Vì vậy trong thời kì chó cái động dục, rất cần có xích để giữ cô chó luôn bên chủ, và tránh thói quen thường xuyên đi lại một địa điểm cố định.
- Hấp dẫn chó đực ở gần: Nếu nhà nuôi cả chó cái và chó đực và bạn không muốn chúng giao phối, cần tách riêng chúng ra trong ít nhất 1 tháng khi chó cái bắt đầu sa lơ, việc không được tách riêng có thể làm khổ cả 2 con chó trong nhà bạn. Lựa chọn tốt đẹp nhất là đem gửi một trong 2 con.
- Thời kỳ nguy hiểm: Vài chủ nuôi nghĩ rằng, chó cái không còn ra máu nữa thì có thể yên tâm. Nhưng trên thực tế, trong 2 tuần tiếp theo khi nước dịch chảy ra chuyển sang màu hồng, hoặc trong vắt và ít hơn, âm hộ bớt sưng hơn thì mới chính là thời kì đáng lo lắng, chúng ta phải đảm bảo cô chó không tiếp xúc với chó đực cho đến khi hết hẳn thời kì này.
4. Câu hỏi.
Chó đang chảy máu có mang thai không? Có, chó đang ra máu có mang thai sau khi giao phối.Chó không chảy máu có mang thai không?
Có, chó không ra máu có mang thai sau khi giao phối. Không giống như con người, chó cái trải qua động dục trong suốt cuộc đời của chúng, mặc dù thời gian giữa các lần chu kỳ sẽ lâu hơn. Chỉ có bác sĩ thú y với thử nghiệm tế bào mới có thể kiểm tra chính xác chó cái đã hoàn toàn kết thúc quà trình sa lơ hay chưa, nhưng chúng ta cũng có thể nhận biết cô chó đã hết bị sa lơ khi theo dõi các biểu hiện: Chó cái quay trở lại tính nết thoải mái như bình thường, không còn bất cứ biểu hiện tâm lý nào của thời kì sa lơ.Chó cái không còn quan tâm đến chó đực, thậm chí né tránh và bày tỏ thái độ né tránh khi chó đực mon men lại gần.
Khi chưa được triệt sản, có những góp ý chăm sóc và kể cả những biện pháp tác động ngăn giảm vào quá trình sa lơ ở chó đã được cho phép và được chứng minh an toàn, xin theo dõi bài sau: Chăm sóc chó sa lơ.Các bài viết liên quan
Từ khóa » đi Tơ I
-
Từ điển Tiếng Việt "đi Tơ" - Là Gì? - Vtudien
-
Đi Tơ Là Gì, Nghĩa Của Từ Đi Tơ | Từ điển Việt
-
Từ đi Tơ Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ đi Tơ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Đi Tơ Nghĩa Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Đi Tơ - Từ điển Việt - Tra Từ
-
'đi Tơ' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh - Dictionary ()
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Của Chó Cái (sa Lơ) Bao Nhiêu Ngày? - Pet Mart
-
Cách để Nhận Biết Dấu Hiệu động Dục ở Chó - WikiHow
-
Kỹ Thuật Phát Hiện Lợn Nái động Dục Và Phối Giống - Báo Nam Định
-
Cách để Nhận Biết Chó Cái Sẵn Sàng Giao Phối - WikiHow
-
Mèo động đực - 9 Cách Kiểm Soát Can Thiệp Tự Nhiên (2020)
-
Giải đáp Thắc Mắc Tại Sao Chó Giao Phối Lại Dính Nhau
-
Dấu Hiệu Chó Cái động Dục