Cho Em Hỏi Về Quy Luật Giá Trị Là Gì ? Cho Ví Dụ Cụ Thể?

Kinh tế, tài chính > Chính trị, kinh tế, tài chính - Khác

Cho em hỏi về Quy Luật Giá Trị là gì ? cho ví dụ cụ thể?

Em mới bắt đầu hoc Kinh Tế Chính Trị & sắp làm bài thảo luận nên đang tìm kiếm mọi thông tin về 2 vấn đề trên ! ai biết thì giúp e với nhe

Thank nhùiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

hao hao Trả lời 10 năm trước

Nội dung của quy luật giá trịQuy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.Nội dung của quy luật giá trị là:Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuấtNhận xét:+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung bình.+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.- Đối với tổng hàng hóa+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thôngTrong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng. Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.+ Khi cung > cầu  giá cả < giá trị+ Khi cung < cầu  giá cả > giá trị+ Khi cung = cầu  giá cả = giá trị- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.2. Tác động của quy luật giá trịa. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóaQuy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người nghèo.Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Duy Thái Phan Nguyễn Duy Thái Phan Nguyễn Trả lời 4 năm trước

Đây nha:

Về nội dung quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh.

Trong trao đổi, thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

Về cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị: Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện ở sự biến đổi lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường.

Nếu sức mua đồng tiền không đổi, không kể đến điều tiết của nhà nước và độc quyền thì xảy ra 03 trường hợp sau:

Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị

Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị

Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị

Tuy nhiên, xét tổng thể thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Đó là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động; phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu - nghèo.

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Nguồn gốc, bản chất pháp luật là gì?? Thẻ thanh toán là gì? ai biết khái niệm cụ thể không? GATS quy định về những vấn đề gì? WTO có quy định gì về vấn đề môi trường? Xin cho ví dụ về trường hợp phương pháp chế biến và sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính, chất lượng của sản phẩm. Xin hỏi về quản trị rủi ro lãi suất? Ai chỉ cho mình với nha! Em muốn hỏi về việc vận dụng quy luật giá trị? Các chiến lược cạnh tranh trong ngành công nghiệp mới xuất hiện và tăng trưởng là gì? Cho ví dụ thực tế? Mọi người ơi cho mình hỏi thị trường vốn là gì?

Từ khóa » Ví Dụ Vận Dụng Quy Luật Giá Trị