Chớ Xem Thường Chứng đau Cổ ở Trẻ Em - Phụ Huynh Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Chớ xem thường chứng đau cổ ở trẻ em
Chớ xem thường chứng đau cổ ở trẻ em
Đặt lịch
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý trị liệu Brazil 2014 cho thấy tỷ lệ trẻ em bị đau cổ do bệnh lý chiếm khoảng 25%. Bên cạnh đó có khoảng 33% trẻ mắc chứng đau cổ do hoạt động thể chất, vui chơi hằng ngày. Do đó, phụ huynh cần trang bị kiến thức về chứng đau cổ ở trẻ em để có hướng giải quyết phù hợp.
Đau cổ ở trẻ em: Bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường
Hội chứng cổ – vai gáy – cánh tay không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng rất phổ biến. Khi trẻ có dấu hiệu đau cổ, phụ huynh thường rất chủ quan vì cho rằng do trẻ hiếu động nên va chạm vào các vật xung quanh. Nhưng thực chất, hội chứng vai gáy – cánh tay xuất hiện ở trẻ có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của khung xương trẻ. Vậy phụ huynh cần tìm hiểu những thông tin gì về bệnh đau cổ ở trẻ em?
1. Triệu chứng đau cổ ở trẻ em
Khác với người lớn, trẻ em bị đau cổ thường có biểu hiện bệnh không rõ ràng, khó chịu và không diễn tả được. Vì vậy, bố mẹ cần phải quan sát những biểu hiện bên ngoài của trẻ như là:
- Trẻ thường quấy khóc, khó chịu khi vận động cổ.
- Vùng quanh cổ trẻ bị sưng, tấy và có cảm giác đau khi bố mẹ chạm vào.
- Bé thường nghiêng đầu về một bên.
- Vùng vai của bé có dấu hiệu được cải thiện khi được bố mẹ massage.
2. Nguyên nhân gây đau cổ ở trẻ em
Phụ huynh thường mặc định, chứng đau cổ chỉ gặp ở người lớn. Nhưng thực chất, trẻ em cũng có nguy bị đau cổ và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Mà nguyên nhân chủ yếu là do:
– Đau cổ do bệnh lý:
- Lyme: Một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Borrelia Burgdorferi thông qua các vết đốt của côn trùng như ve chó,… Trẻ có biểu hiện đau cổ do Lyme sau khoảng 3 – 30 ngày kể từ khi bị côn trùng đốt, nếu ve đốt ở cổ thì sau thời gian ngắn bé sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức. Đồng thời, vùng da cổ của trẻ sẽ có biểu hiện sưng tấy, phát ban, tê bì tay, đau đầu dữ dội,…
- Thoái hóa đốt sống cổ: Không chỉ ở người lớn mà những trẻ có lối sống không lành mạnh như ngồi lâu, ít vận động, mang vác nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ, cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và kèm theo đó là các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, suy giảm chức năng vận động,…
- Viêm màng não: Vi khuẩn gây viêm màng não có nguy cơ gây ảnh hưởng đến não và tủy sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân. Trẻ bị viêm màng não cũng có biểu hiện đau cổ, sốt, ớn lạnh và nhạy cảm với ánh sáng,…
– Đau cổ do thói quen sinh hoạt, yếu tố bên ngoài tác động:
- Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu: Ngày nay, phụ huynh thường cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử từ rất sớm. Bởi thời gian trẻ tập trung vào màn hình laptop, Ipad, di động quá lâu cùng với các tư thế ngồi sai khiến cho phần cơ ở cổ trẻ bị căng thẳng, lâu dần dẫn đến đau nhức. Nếu phụ huynh không kịp thời cải thiện thì có khả năng trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ khá cao, cùng với đó là một số bệnh lý liên quan đến mắt và cột sống.
- Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết phân bố khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là vùng cổ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạch bạch huyết có biểu hiện sưng và xuất hiện những cơn co thắt, đau tức vùng cổ. Mặc dù tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ, thủy đậu, lupus ban đỏ,…
- Chấn thương ở cổ: Trẻ bị té ngã va chạm mạnh và có biểu hiện đau dữ dội ở phần cổ thì có thể vùng cột sống và tủy sống đã bị tổn thương. Khi gặp phải tình trạng này, nên đưa bé đến cơ sở gần nhất để được kiểm tra.
- Di chứng do chấn thương cổ: Những chấn thương nhẹ trước đó của trẻ thường được bố mẹ dễ dàng cho qua. Nhưng khi những tổn thương này bùng phát trở lại sau vài tuần hoặc kéo dài hơn. Sự trở lại của các tổn thương có thể khiến cho cổ trẻ đau đớn, khó vận động và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3. Biện pháp khắc phục đau cổ cho trẻ
Khi trẻ có biểu hiện đau cổ nhưng bố mẹ chưa xác định được nguyên nhân thì có thể áp dụng một số giải pháp cải thiện tại nhà ngay sau đây:
- Dùng gối thấp hoặc khăn mềm để đỡ lấy phần cổ của trẻ khi nằm.
- Cho trẻ nằm nghỉ nhiều và hạn chế các vận động.
- Massage nhẹ nhàng để làm giảm cơn đau.
- Dùng túi chườm ấm khoảng 10 – 15 phút để làm giảm tình trạng căng cơ cổ.
4. Khi nào trẻ em bị đau cổ cần được gặp bác sĩ.
Khi các triệu chứng đau nhức cổ ở trẻ ngày càng dữ dội thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần thận trọng khi trẻ bị đau cổ kèm theo các triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Buồn nôn và nôn
- Cơn đau bùng phát dữ dội hơn ngay cả sau khi dùng thuốc giảm đau.
- Cổ đau kéo dài trong vài tuần và không có biểu hiện thuyên giảm.
- Khu vực xung quanh cổ bị tê cứng và có dấu hiệu lan tỏa sang các vùng lân cận.
Có thể bạn quan tâm: Đau cổ khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách hết đau nhanh
5. Điều trị đau cổ ở trẻ em
Những cơn đau cổ ở trẻ em được gây ra do các chấn thương nhẹ thường tự biến mất sau vài tuần. Ở một số trường hợp, trẻ bị chấn thương nghiêm trọng hoặc mắc phải các bệnh lý thì cơn đau sẽ dai dẳng và khó điều trị hơn. Với các trường hợp trẻ đau cổ do chấn thương nhẹ, phụ huynh nên tìm cách khắc phục ngay.
Bên cạnh những phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, phụ huynh có thể tham khảo và hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập cổ nhằm phục hồi và làm tăng độ dẻo dai cho phần đốt sống cổ. Bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng duỗi cổ bằng cách nghiêng đầu sang một bên khi trẻ có cảm giác đau vùng cổ.
Các kỹ thuật thở sâu và thư giãn cũng có khả năng giúp cho trẻ cải thiện được chứng đau nhức vai và cổ do căng thẳng. Nếu cơn đau nhức bùng phát dữ dội và khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái thì phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau tạm thời như ibuprofen hoặc acetaminophen. Các loại thuốc này cũng có để lại tác dụng phụ. Vì vậy phải hết sức thận trọng khi cho trẻ sử dụng.
Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Châu Âu năm 2008 đã xác định được mối liên quan giữa chứng đau cổ ở trẻ em và máy tính. Giới hạn thời gian sàng lọc hội chứng Cổ – vai – cánh tay cho trẻ là một cách để phụ huynh có thể kiểm soát tình trạng của trẻ, kể cả khi chúng lớn lên. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, nguy cơ tái phát chứng đau cổ ở trẻ sẽ tăng lên khi trẻ sử dụng máy tính nhiều hơn 3 giờ/ngày và ít vận động.
6. Phòng tránh đau cổ ở trẻ em
Đau cổ ở trẻ em có thể là bệnh lý nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Để hạn chế và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng đau cổ, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ một số vấn đề sau đây:
– Tập cho trẻ thói quen ngủ khoa học: Các nhà khoa học cho biết, tư thế ngủ không tốt của trẻ cũng là một nguy cơ cao khiến cho trẻ bị đau cổ. Vì vậy, khi trẻ nằm ngủ, mẹ có thể kê thêm một chiếc gối thấp, mềm dưới cổ để giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái và không bị cứng cổ khi thức dậy.
– Tư thế ngồi bàn học: Nhiều trẻ có thói quen nằm dài trên bàn học, ngồi không đúng tư thế khiến cho cột sống lưng và cổ bị tổn thương. Hãy tập cho trẻ thói quen ngồi bàn học vừa tầm, ngồi thẳng lưng để không làm ảnh hưởng đến mắt và cột sống.
– Hạn chế mang nhiều vật nặng: Hệ thống cột sống của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ nên khi phải mang vác vật nặng quá lâu có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống của trẻ, nguy hiểm nhất đó là vùng xương vai và cổ. Do đó, phụ huynh không nên để trẻ tự mang vác đồ đạc nặng (bao gồm cả mang cặp) thường xuyên. Nên lựa chọn cho trẻ những loại balo được thiết kế khoa học và có khả năng phân bố đều cho 2 vai.
– Không ngồi sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu: Trẻ có thói quen sử dụng thiết bị điện tử vô tội vạ nếu không được bố mẹ kiểm soát. Bố mẹ nên quản lý chặt chẽ thời gian sử dụng điện thoại, máy tính của con, chỉ nên dành khoảng 30 phút – 1 tiếng/ngày để xem. Thời gian còn lại, hãy hướng cho trẻ luyện tập thể thao, vận động ngoài trời để tăng cường sức khỏe.
– Thực hiện các bài tập cổ đều đặn: Các bài tập vận động cổ cho trẻ là không thể thiếu sau thời gian học tập. Việc thường xuyên luyện tập cổ sẽ giúp trẻ thoát khỏi chứng thoái hóa cột sống về sau. Bố mẹ hãy luôn theo dõi việc luyện tập của trẻ và hướng dẫn đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Những dưỡng chất có lợi cho xương khớp mà trẻ cần được bổ sung như là Canxi, Omega -3, Glucosamine, Vitamin E,… Hãy cung cấp cho trẻ những dưỡng chất tự nhiên này trong thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây để giúp cho bữa ăn của trẻ trở nên thú vị hơn.
Có thể nói, đau cổ ở trẻ em thường được gây ra bởi các chấn thương trong cuộc sống hằng ngày như té ngã, va chạm khi chạy nhảy, ngồi hoặc nằm quá lâu,… Nhưng nó cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ mà bố mẹ cần phải lưu ý. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên dành thời gian để đưa trẻ đến chuyên khoa xương khớp kiểm tra. Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau cổ ở trẻ em mà phụ huynh có thể tham khảo. Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân nhằm điều trị dứt điểm, bạn nên đưa bé đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để kiểm tra sớm. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?
- Đau lưng mỏi cổ vai gáy là dấu hiệu của bệnh gì?
Từ khóa » Con Bị đau
-
Đau đầu ở Trẻ Em: Khi Nào Là Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Gây đau đầu ở Trẻ Em | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây đau đầu ở Trẻ Em Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Nhức đầu ở Trẻ Em: Cách Xử Trí, Khi Nào Cần Nhập Viện?
-
Đau đầu ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Đau Bụng ở Bé: Cách Xử Trí Như Thế Nào?
-
Đau đầu ở Trẻ Em: Thủ Phạm Khiến Trẻ Bị đau đầu Và Cách Trị
-
Trẻ Bị đau Chân Ban đêm Do đâu, Bố Mẹ Cần Làm Gì? | Medlatec
-
Đau Cổ ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Không Thể Xem Thường
-
Điều Trị Chứng đau đầu Cho Trẻ Như Thế Nào - Panadol
-
Vì Sao Trẻ Bị đau đầu Buồn Nôn? Bạn Nên Chăm Sóc Trẻ Như Thế Nào?
-
Đau Nhức Xương Tăng Trưởng ở Trẻ
-
Trẻ Kêu đau Bụng - Chớ Xem Thường
-
Trẻ Bị đau đầu - Bố Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?