Nguyên Nhân Gây đau đầu ở Trẻ Em Và Cách điều Trị | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Đau đầu không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, tỉ lệ trẻ bị đau đầu đang gia tăng. Nhức đầu hay đau đầu là một tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu và triệu chứng sốt cao đau đầu ở trẻ em trong bài viết sau của Hapacol.
Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, cứ năm trẻ nhỏ, đặc biệt là thanh thiếu niên ở độ tuổi đi học, sẽ có một trẻ bị đau đầu. Khoảng 5% trẻ nhỏ lại đang phải đối mặt với chứng nhức nửa đầu. Một số trẻ còn có xu hướng mắc bệnh từ khi bốn tuổi.
Trong một số trường hợp, cơn đau đầu có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như u não.
Tuy nhiên, đa phần là những triệu chứng của những bệnh lý trẻ nhỏ thường gặp nên phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.
Quan trọng là theo dõi sát triệu chứng sốt đau đầu ở trẻ em và những triệu chứng kèm theo, đồng thời thông báo với bác sĩ nhi.
Vì sao trẻ bị đau đầu?
Hầu hết trường hợp, trẻ bị đau đầu xuất phát từ tình trạng sức khỏe không tốt, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng (cảm lạnh)
- Viêm họng
- Sốt
- Viêm xoang
Tuy nhiên, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu (đau nửa đầu) lại là một vấn đề khác.
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân đau nhức nửa đầu ở trẻ em phát sinh do đâu.
Họ chỉ có thể cho biết triệu chứng này liên quan đến những thay đổi vật lý và hóa học trong não cũng như gen.
Theo thống kê, khoảng 70% trẻ bị đau nửa đầu có bố mẹ hoặc anh chị em ruột cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Những thứ tưởng chừng như quá quen thuộc, ví dụ như ánh sáng rực rỡ hay thời tiết thay đổi, cũng có nguy cơ “kích hoạt” các cơn nhức nửa đầu phát tác.
Một số trẻ bị đau đầu có thể là do:
- Căng thẳng, lo âu quá mức
- Trầm cảm
- Thay đổi thói quen ngủ
- Ô nhiễm âm thanh (tiếng ồn)
- Một số thực phẩm
- Hoạt động thể chất ngoài trời quá nhiều
- Hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt (đối với các bé gái)
Cùng với đau nửa đầu, đau đầu thể căng thẳng cũng là một dạng nhức đầu phổ biến. Trẻ bị đau đầu do căng thẳng phần lớn bắt nguồn từ những yếu tố như:
- Cảm xúc căng thẳng
- Mỏi mắt, thị lực kém
- Căng cơ cổ hoặc lưng (tư thế ngồi hoặc đi đứng không đúng)
Hầu hết các cơn đau đầu đều vô hại. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu trong thời gian dài, kèm theo sức khỏe có dấu hiệu suy kiệt và đi kèm là các triệu chứng khác như sốt cao đau đầu ở trẻ em, cơn đau đầu ở trẻ em sẽ trở thành dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
- Mất thị lực
- Nôn
- Cơ yếu
- Nửa đêm thức giấc, dù với bất kỳ lý do nào
- Cơn đau “hoành hành” ở phía sau đầu
Triệu chứng đau đầu ở trẻ em
Những loại đau đầu thường xảy ra ở người trưởng thành cũng có khả năng phát sinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau.
Chẳng hạn như, cơn đau nửa đầu ở trẻ nhỏ kéo dài không quá bốn giờ. Trong khi đó, người trưởng thành sẽ phải “chịu trận” ít nhất bốn tiếng.
Ngoài ra, sự khác biệt trong cách cơ thể trẻ bộc lộ triệu chứng còn gây khó khăn cho bác sĩ xác định trẻ bị đau đầu loại nào.
Bố mẹ có thể hỗ trợ bác sĩ trong vấn đề này bằng cách cố gắng quan sát và ghi lại những biểu hiện khi trẻ bị đau đầu, bao gồm:
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu và các triệu chứng cơ bản bạn nên biết:
- Cơn đau nhói hoặc đau dữ dội ở một bên đầu
- Buồn nôn và nôn
- Trẻ có xu hướng đau bụng
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
Đau đầu không phân biệt độ tuổi và có thể bắt gặp ở các lứa tuổi của trẻ. Tình trạng trẻ 3 tuổi đau đầu, trẻ 4 tuổi đau đầu, trẻ 5 tuổi đau đầu và trẻ 6 tuổi đau đầu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, bạn còn cần lưu ý rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu.
Lúc này, bạn nên quan sát tình trạng của bé và chăm sóc con kỹ hơn, vì ngoài khóc quấy và có xu hướng ôm đầu, trẻ còn quá nhỏ để “thông báo” cho bạn vấn đề đang phát sinh.
Đau đầu tuýp căng thẳng
Trẻ bị đau đầu do căng thẳng thường sẽ bộc lộ:
- Căng cơ đầu hoặc cổ
- Cơn đau với cường độ nhẹ hoặc trung bình ở cả hai bên đầu
- Hoạt động thể chất không khiến cơn đau đầu tệ hơn
- Nhức đầu không kèm theo buồn nôn và nôn
- Không muốn chơi đùa như thường ngày
- Ngủ nhiều hơn
Bên cạnh đó, cơn nhức đầu do căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.
Đau đầu kéo dài
Đối với trẻ dưới 10 tuổi, đau đầu kéo dài từng cơn không phải là vấn đề sức khỏe phổ biến. Trẻ bị đau đầu từng cơn sẽ có những dấu hiệu như:
- Mỗi ngày bị đau đầu nhiều lần (ít nhất là năm), có thể kéo dài đến tám ngày
- Cảm giác đau nhói, như bị một vật đâm vào đầu kéo dài không quá ba giờ
- Chảy nước mắt, nước mũi
- Nghẹt mũi
- Bồn chồn hoặc kích động
Đau đầu mạn tính hàng ngày
Nhiều bác sĩ sử dụng thuật ngữ “đau đầu mạn tính hàng ngày” (CDH) để mô tả tình trạng đau nửa đầu hoặc nhức đầu do căng thẳng kéo dài quá hai tuần. Đau đầu mạn tính hàng ngày có thể phát sinh bởi:
- Nhiễm trùng
- Chấn thương đầu (không quá nghiêm trọng)
- Lạm dụng thuốc giảm đau, bao gồm cả loại kê toa hay không kê đơn
Chẩn đoán đau đầu ở trẻ em
Trước tiên, bác sĩ nhi sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ và đặt câu hỏi về những cơn đau đầu, bao gồm:
- Cường độ đau
- Vị trí xảy ra
- Cơn đau đầu kéo dài bao lâu
- Mức độ thường xuyên xảy ra
- Liệu có bất kỳ yếu tố nào khiến triệu chứng tệ hơn không
Các câu hỏi trên sẽ hỗ trợ đáng kể cho bác sĩ trong việc tìm kiếm biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho con bạn. Do đó, cả bạn và bé (nếu có thể) nên trả lời càng chi tiết càng tốt.
Thông thường, bác sĩ đã có thể đưa ra kết luận chẩn đoán dựa trên thông tin này. Tuy nhiên, đôi khi, trẻ sẽ cần thực hiện chụp CT hoặc MRI để cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ.
Những xét nghiệm hình ảnh này tạo ra hình ảnh chi tiết của bộ não, từ đó cho thấy bất kỳ khu vực có vấn đề nào có khả năng gây đau đầu.
Sau khi xác định loại đau đầu cụ thể mà trẻ đang mắc phải, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hợp tác để lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bé.
Bố mẹ cần làm gì để chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà
Khi trẻ bị đau đầu và không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào khác, bạn có thể muốn thử áp dụng một vài giải pháp khắc phục tại nhà để giúp bé xoa dịu cơn đau khó chịu.
Nếu trẻ bị đau đầu do căng thẳng, bạn hãy:
- Để trẻ nằm xuống, đầu hơi ngẩng lên
- Tắm nước ấm
- Lấy khăn thấm nước ấm hoặc lạnh, vắt thật khô và đắp lên trán hoặc cổ của bé
Trong trường hợp loại đau đầu ở trẻ em là nhức nửa đầu, bạn cần:
- Để bé nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Đừng quên kéo rèm để hạn chế ánh nắng và ngăn chặn tiếng ồn truyền đến tai trẻ nhé.
- Dùng khăn nhúng qua nước ấm hoặc lạnh và vắt khô để thuyên giảm cơn đau đầu ở trẻ em.
Ngoài ra, paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen không kê đơn cũng có khả năng giúp bé đẩy lùi cơn đau đầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo trẻ chỉ nên dùng những loại thuốc giảm đau này khi cơn đau đầu phát tác.
Trẻ nhỏ không nên uống thuốc giảm đau quá hai lần một ngày, nếu không muốn cơn đau đầu tái phát liên tục.
Trẻ bị đau đầu nên ăn gì?
Mặt khác, bạn còn có thể giúp bé khắc phục cơn đau đầu bằng liệu pháp dinh dưỡng.
Vài nghiên cứu cho thấy một số vitamin cũng như hoạt chất tự nhiên có khả năng đảm đương trách nhiệm này, bao gồm:
Vitamin B2
Riboflavin hay vitamin B2 có thể giúp bé giảm bớt cường độ cũng như tần suất xuất hiện của các cơn đau đầu.
Một số trẻ cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ khi bổ sung loại vitamin này cho cơ thể, nhưng rất hiếm. Chúng bao gồm:
- Tiêu chảy
- Tần suất đi vệ sinh nhiều hơn bình thường
- Nước tiểu có màu vàng sáng
Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thụ thêm vitamin B2 qua đường dinh dưỡng.
Magie
Theo một số thống kê từ các cuộc nghiên cứu, trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đau nửa đầu thường có hàm lượng magie trong cơ thể thấp hơn so với những đứa trẻ khác.
Do đó, khi trẻ bị đau đầu, bạn nên cho trẻ dùng nhiều thực phẩm giàu loại khoáng chất này, ví dụ như:
- Rau xanh sẫm màu
- Các loại đậu và hạt
- Ngũ cốc nguyên hạt
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé dùng chất bổ sung magie (thực phẩm chức năng).
Tuy nhiên, trong một số tình huống, điều này có nguy cơ gây tiêu chảy và phản ứng tương tác với vài loại thuốc mà trẻ đang dùng.
Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ với bác sĩ nhi trước khi cho bé dùng bất kỳ loại chất bổ sung nào.
Coenzyme Q10 (CoQ10)
Theo thống kê từ các chuyên gia, khoảng 1/3 trường hợp trẻ bị đau nửa đầu có xu hướng thiếu hụt coenzyme Q10. Đây là một hoạt chất chống oxy hóa, có thể tìm thấy ở mọi tế bào trong cơ thể.
Tương tự magie, bạn có thể cho bé dùng chất bổ sung coenzyme Q10 để gia tăng hàm lượng hoạt chất này trong cơ thể.
Đôi khi, thực phẩm chức năng chứa coenzyme Q10 có thể dẫn đến tình trạng khó chịu nhẹ ở đường tiêu hóa, nhưng rất hiếm.
Ngoài ra, loại chất bổ sung trên không có tác dụng phụ đáng kể nào khác đối với với trẻ nhỏ.
Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho bé, bạn vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi để bé dùng chất bổ sung.
Các phương pháp y khoa giúp điều trị đau đầu
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với bé, dựa trên các yếu tố sau:
- Loại đau đầu trẻ mắc phải
- Tần suất cơn đau xuất hiện
- Nguyên nhân gây đau đầu
- Tuổi của bé
Một số liệu pháp điều trị mà bác sĩ nhi có thể đề xuất bao gồm:
Theo dõi các triệu chứng
Khi thực hiện biện pháp này, bạn sẽ cần quan sát và ghi chú lại những yếu tố có thể dẫn đến sự hình thành cơn đau đầu ở bé, ví dụ như:
- Thiếu ngủ
- Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa
- Một số loại thực phẩm
- Caffeine
- Yếu tố môi trường
- Căng thẳng
Khi đã tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh, bạn chỉ cần đơn giản giúp trẻ tránh xa chúng. Từ đó, tình trạng đau đầu ở bé cũng sẽ thuyên giảm.
Kiểm soát căng thẳng
Đối với trường hợp đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng, điều quan trọng là bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến con bạn rơi vào tình trạng này. Từ đó, hãy lên kế hoạch ngăn ngừa chúng tiếp tục diễn ra ở trẻ.
Phản hồi sinh học (biofeedback)
Các thiết bị cảm biến đặc biệt được gắn vào cơ thể trẻ nhỏ sẽ theo dõi và ghi nhận cách bé phản ứng với những cơn đau đầu. Các yếu tố được ghi lại gồm những thay đổi về:
- Nhịp thở
- Nhịp tim đập
- Nhiệt độ cơ thể
- Cơ co duỗi như thế nào
- Hoạt động của não
Thông qua kết quả, bé có thể hiểu được cơ thể của mình phản ứng với các tình huống căng thẳng ra sao. Từ đó, trẻ sẽ dần học cách giải phóng cũng như kiểm soát tình trạng căng thẳng có nguy cơ dẫn đến đau đầu.
Mát xa
Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, mát xa có thể giúp bé thư giãn.
Liệu pháp này càng hiệu quả nếu nó được tiến hành bởi một chuyên gia. Công dụng của liệu trình điều trị này là làm thuyên giảm tình trạng căng cơ ở đầu, có nguy cơ hình thành những cơn đau.
Sử dụng thuốc
Không ít loại thuốc trị nhức đầu ở người trưởng thành có khả năng hoạt động tốt với liều lượng thấp hơn. Nhờ vậy, trẻ có thể sử dụng chúng để đối phó với các cơn đau đầu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không cho trẻ dưới 19 tuổi sử dụng aspirin. Loại thuốc giảm đau này có nguy cơ kéo theo hội chứng Reye phát sinh, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong ở bé.
Mặt khác, bé có thể cần được bác sĩ kê toa thuốc trong một số tình huống nhất định, đặc biệt nếu trẻ rơi vào tình trạng đau nửa đầu.
Bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng xảy ra kèm theo. Ngoài ra, một số loại hỗ trợ phòng ngừa cơn đau đầu tái phát cũng sẽ góp mặt trong đơn thuốc.
Hiệu quả của các phương pháp điều trị trên ở mỗi bé không giống nhau. Bạn và trẻ có thể cần thời gian để tìm ra liệu pháp Cách giảm đau đầu hiệu quả nhất.
Vì vậy, bạn nên hợp tác với bác sĩ để mau chóng tìm ra phương hướng chữa trị hoàn hảo, bằng cách tuân theo đúng những chỉ định mà chuyên gia yêu cầu.
Nguồn tham khảo:
What You Should Do for Your Child’s Headaches. https://www.webmd.com/migraines-headaches/guide/your-childs-headache#1.
Headaches in children: Symptoms and Causes. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/headaches-in-children/symptoms-causes/syc-20352099.
Migraine & Headaches Health Center. https://www.webmd.com/migraines-headaches/default.htm.
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Con Bị đau
-
Đau đầu ở Trẻ Em: Khi Nào Là Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Các Nguyên Nhân Gây đau đầu ở Trẻ Em | Vinmec
-
Nhức đầu ở Trẻ Em: Cách Xử Trí, Khi Nào Cần Nhập Viện?
-
Đau đầu ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Chớ Xem Thường Chứng đau Cổ ở Trẻ Em - Phụ Huynh Cần Lưu ý
-
Đau Bụng ở Bé: Cách Xử Trí Như Thế Nào?
-
Đau đầu ở Trẻ Em: Thủ Phạm Khiến Trẻ Bị đau đầu Và Cách Trị
-
Trẻ Bị đau Chân Ban đêm Do đâu, Bố Mẹ Cần Làm Gì? | Medlatec
-
Đau Cổ ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Không Thể Xem Thường
-
Điều Trị Chứng đau đầu Cho Trẻ Như Thế Nào - Panadol
-
Vì Sao Trẻ Bị đau đầu Buồn Nôn? Bạn Nên Chăm Sóc Trẻ Như Thế Nào?
-
Đau Nhức Xương Tăng Trưởng ở Trẻ
-
Trẻ Kêu đau Bụng - Chớ Xem Thường
-
Trẻ Bị đau đầu - Bố Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?