CHỐN BỒNG LAI TIÊN CẢNH TẠI HOA VIÊN NGHĨA TRANG CÓ ...
Có thể bạn quan tâm
Cuộc sống con người là hữu hạn, vạn sự rồi cũng đều đi vào hư không. Nghĩ tới nghĩa trang, nhiều người dễ liên tưởng đến những điều u ám, nặng nề, phiền muộn. Thế nhưng, khi đặt chân đến Thiên Đức, định kiến ấy sẽ thay đổi.
Cách Hà Nội chỉ 1 giờ đồng hồ, nằm trên vùng đất Tổ vua Hùng, tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi và một hồ nước tự nhiên tại 2 xã Trung Giáp và Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Nghĩa trang Thiên Đức hiện mình như chốn bồng lai tiên cảnh, xóa đi những phiền muộn chốn vĩnh hằng.
Công viên Tưởng niệm Thiên Đức
1. Phong cảnh sơn thủy hữu tình mang lại cảm giác yên tĩnh, bình dị
Thiên Đức Vĩnh hằng viên với sơn thủy hữu tình được bao quanh bởi núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo là một trong tứ đại Long Mạch của nước ta. Phía trước là sông Hồng, sông Lô che chắn, phía sau là dãy núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo, tạo thành quần thể tâm linh tự nhiên đắc địa, hưng khí vượng cho muôn đời sau.
Đặc biệt, các quả đồi đất có màu ngũ sắc từ lâu đã được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá là một vị trí đắc địa về mặt tâm linh, cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyêt đẹp thích hợp để xây dựng và phát triển một công viên nghĩa trang hiện đại, mang tầm quốc gia đạt tới các chỉ tiêu tốt nhất về kiến trúc, cùng với quy trình mai táng hiện đại đảm bảo cảnh quan vệ sinh môi trường.
Hoàng hôn tại Công viên Thiên Đức
Các công trình kiến trúc trong công viên Thiên Đức Vĩnh hằng luôn nhấn mạnh các yếu tố về phong thủy tâm linh, tạo lên sự hội tụ giao cảm hài hòa giữa người trần thế và cõi lạc hồng viên đất Tổ, đón nhận “khí thiêng” trời đất.
Thiên Đức Vĩnh hằng viên được thiết kế phủ xanh tối đa với rất nhiều loại hoa, cây cảnh mang về từ nhiều vùng miền trong cả nước. Các công trình trong công viên đều mang dáng dấp kiến trúc hiện đại, với nhiều hạng mục công trình đa dạng.
Tượng A Di Đà thanh thoát giữa những hàng thông thẳng tắp
2. Nghe triết lý cuộc sống bằng tượng Phật
Chẳng phải sang tận Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản hay Trung Quốc để ngắm nhìn các kỳ quan tượng Phật nổi tiếng như: Bức Tượng Sardar Vallabhbhai Patel ở Ấn Độ, Bức Tượng Trung Nguyên Đại Phật (Đại Phật Mùa Xuân) ở Hà Nam – Trung Quốc, Bức Tượng Phật Laykyun Sekkya ở Monywa Myanmar hay Bức tượng Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu ở Ibaraki Nhật Bản. Tại Thiên Đức Vĩnh hằng viên, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng các kỳ quan tượng Phật độc đáo do điêu khắc gia Thụy Lam tạo tác.
Tượng Phật A Di Đà cao 48m tại Công viên Thiên Đức
Mỗi bức tượng mang một dáng vẻ và thông điệp khác nhau, nếu như tượng Phật nhập Niết Bàn ở tư thế nằm với chiều dài 56m, cao 23m gửi gắm thông điệp của sự bình yên, giải thoát bởi cuộc đời là vô thường “sắc sắc không không” thì tượng A Di Đà lại có thế đứng trên đài sen, cao 48m, tay bắt ấn như phổ độ chúng sinh.
Công trình tượng Phật A Di Đà cao 48m được xem là tượng phật lớn nhất miền Bắc và lớn nhất Việt Nam về hình tượng Phật A Di Đà tính tới thời điểm hiện tại. Tượng tạc thế Phật đứng trên đài sen, mặt từ bi, mắt nhìn xuống, miệng mỉm cười, tay bắt ấn phổ độ chúng sinh và tọa lạc tại vị trí đắc địa nhất trong khuôn viên.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, có chiều cao 12,8m, tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Tượng Di Lặc, tượng tác thế ngồi cao hơn 20m mang biểu tượng của sự hạnh phúc, hiền hòa. Tượng Chuyển Pháp Luân cao 25m để nhắc lại sự kiện bánh xe Pháp Luân chính thức được vận hành, đưa chúng sinh đi đến giác ngộ.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Công viên Thiên Đức
Con đường tâm linh dài 1km với 500 bức tượng La Hán hai bên đường xen kẽ với những hàng cây bồ đề, thanh âm của tiếng chuông chùa ngân vang xua tan đi những mệt mỏi của thế giới xô bồ ngoài kia.
Đi theo con đường tâm linh sẽ đưa bước chân quý khách đến với Đền Trình và ngôi chùa Thiên Long, nơi an vị xá lợi huyết Phật được thỉnh từ Myanmar, bước chân trên những bậc cầu thang rêu phong vào một buổi chiều đầy nắng những ngày đầu xuân với không gian trong lành của những đồi cọ, đồi chè bạt ngàn của vùng đất Phú Thọ, tiếng gió nhẹ đu trên những cành lá xanh tươi thấy lòng bình an đến nhẹ nhàng.
Có thể thấy, Công viên Thiên Đức như kể câu chuyện triết lý cuộc sống bằng Phật pháp qua các kỳ quan tượng Phật ở đây khiến tâm hồn như được hồi sinh, thức tỉnh “nhân chi sơ tính bản thiện” trong mỗi con người.
Chùa Thiên Long trong nắng chiều tại Công viên Thiên Đức
3. Nơi tôn vinh lòng hiếu nghĩa.
Tục ngữ có câu: “Mồ yên mả đẹp”, từ xa xưa việc chọn phong thủy đặt mồ mả, bảo vệ và tục thờ cúng người mất là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Dân gian tin rằng tổ tiên mình rất thiêng liêng, dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn luôn đồng hành, bảo vệ người thân thương. Chính vì lý do đó, chăm chút cho nơi yên nghỉ của những người đã khuất trở thành tập tục, truyền thống của con cháu đời sau, như một lời tri ân, sự báo hiếu dành cho bề trên ở nơi đất trời.
Những bức tôn tượng Phật độc đáo trong nắng hoàng hôn tại Công viên Thiên Đức
Tại Thiên Đức Vĩnh hằng viên, là nơi đón nhận “khí thiêng” trời đất để tạo hào quang cho cuộc sống nơi trần thế và khi trở về cõi vĩnh hằng nên các phần mộ được bố trí hợp lý và thiết kế riêng biệt theo yêu cầu đa dạng của khách hàng như: Mộ đơn, mộ đôi, mộ doanh nhân, mộ gia đình, mộ dòng tộc, phần mộ của người theo Công giáo, Phật giáo… Ngay từ tên gọi “Thiên Đức” – Đức độ của Trời, đã hàm tỏ ý nghĩa tôn vinh những người đã nằm xuống, để nay con cháu được phụng sự trên mảnh đất vĩnh hằng này.
Các khu được chia lô, phân khu rõ ràng, có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, môi trường hiện đại. Tiêu chuẩn về cây xanh cho cảnh quan, môi trường xung quanh cũng được bài trí hợp lý để tạo nên khung cảnh huyền ảo, thiêng liêng.
Khuôn viên mộ phần được quy hoạch đồng bộ và hài hòa với thiên nhiên tại Công viên Thiên Đức
Ông Nguyễn Thanh Thông – Tổng Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng Thiên Đức cho biết: Công viên nghĩa trang Thiên Đức có tổng diện tích hơn 140ha, trong đó có đầy đủ các công trình tâm linh như chùa, đền Trình và các tượng phật… Chúng tôi muốn xây dựng không gian thật yên tĩnh, linh thiêng, ấm cúng cho các cụ, đồng thời xóa đi nét u buồn, lạnh lẽo của nghĩa trang truyền thống. Ở đây, mọi người đi về thăm người đã khuất như chưa bao giờ có cuộc chia xa.
Khuôn viên mộ gia đình tại Công viên Thiên Đức
Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho người đã khuất và người thân lên thăm viếng như: Chăm sóc phần mộ ngày tuần, rằm, mồng một, lưu trữ và bảo quản tro cốt, dịch vụ cầu an, cầu siêu, bảo quản xác người mất, dịch vụ cải táng, mai táng, nghỉ ngơi, tham quan… thì Ban Quản lý công viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh hằng viên cũng triển khai nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của các gia đình ở xa, không có điều kiện chăm sóc mộ người thân như: Dịch vụ thắp hương, cúng giỗ, quay phim online.
Mỗi nhành cây, ngọn cỏ tại Thiên Đức đều được chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận bởi những cô chú lao công hiền hòa
4. Tìm về suối nguồn hạnh phúc.
Được ví như một “resort 5 sao” với nhiều tiện ích đạt chuẩn như: Khu phòng chờ sang trọng lịch sự, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi trẻ em hiện đại, khu nướng BBQ với các loại nông sản hữu cơ an toàn cho sức khỏe cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, hiếu khách, luôn tạo sự thoải mái, hài lòng để mỗi giây phút thư giãn nghỉ ngơi của khách ở nơi đây thực sự trở nên ý nghĩa.
Phong cảnh nên thơ, hữu tình tại Công viên Thiên Đức
Thiên Đức Vĩnh hằng viên không chỉ là nơi để tưởng nhớ người đã khuất, nó còn là địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn sau những bộn bề cuộc sống, ngẫm về cuộc đời để giảm đi cái tham – sân – si. Tìm về với suối nguồn hạnh phúc của chính mình.
Có lẽ vì lợi thế phong thủy, phong cảnh thơ mộng, hữu tình nên Thiên Đức Vĩnh hằng viên được nhiều nhà sản xuất phim chọn làm phim trường cho các bộ phim ăn khách như: “Những ngọn nến trong đêm phần 2”, “Cả một đời ân oán phần 2” và “Chạy trốn thanh xuân”.
Nhiều đôi bạn trẻ còn chọn Thiên Đức làm nơi chụp ảnh cưới. Bởi các bạn cho rằng tình yêu là vĩnh hằng, ngay cả cái chết cũng không thể lìa xa vì duyên trời gắn kết. Cũng tại nơi này các bạn trẻ thể hiện lòng thành kính trước hương linh tổ tiên, chứng giám và phù hộ cho hạnh phúc lứa đôi.
Có thể thấy, Thiên Đức Vĩnh hằng viên là nơi hội tụ của những điều diệu linh, mang cho người mất sự an lạc ở cõi vĩnh hằng, mang cho người sống sự bình yên, thanh thản, mang đến cho cặp đôi vợ chồng trẻ sự gắn kết tâm linh… Đến với công viên nghĩa trang Thiên Đức chính là đến với nét đẹp truyền thống văn hóa và chạm sâu vào cõi tâm linh mỗi con người.
Theo Anh Vũ – báo doanhnhan.vn
Từ khóa » Bồng Lai Tiên Cảnh Nghĩa Là Gì
-
Từ Bồng Lai Tiên Cảnh Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Bồng Lai Tiên Cảnh - Từ điển Việt - Tra Từ - SOHA
-
Bồng Lai Tiên Cảnh Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
“Bồng Lai” Là Chốn Nào? - Báo điện Tử Bình Định
-
Giải Thích ý Nghĩa Bồng Lai Tiên Cảnh Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Từ Điển - Từ Bồng Lai Tiên Cảnh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Điển - Từ Bồng Lai Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'bồng Lai Tiên Cảnh' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "bồng Lai" - Là Gì?
-
Thành Ngữ điển Tích 19: Bồng Lai Tiên Cảnh - Đỗ Chiêu Đức
-
BẤT NGỜ CHỐN BỒNG LAI TIÊN CẢNH...TẠI NGHĨA TRANG
-
Bồng Lai Tiên Cảnh Là Gì - Top Game Bài
-
Chốn Bồng Lai, Nơi Thanh Tịnh Của Thiên Giới - Nguyện Ước
-
Tự điển - Bồng Lai - .vn