Chọn Mainboard Sao Cho đúng ? - Minh Đức PC

Chipset Mainboard

Chipset là thành phần có trên bo mạch chủ, bạn không mua rời như CPU. Cái tên chipset nghĩa là một “bộ” những con chip. Về cơ bản nó đóng vai trò là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ, là vi điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng và là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ. Những phần cứng này bao gồm CPU, RAM, card đồ họa (GPU) và ổ cứng. Nó cũng cho biết về khả năng nâng cấp, mở rộng hệ thống, thứ gì nâng cấp được hay hệ thống có thể ép xung được hay không.

Hiểu đơn giản, chipset là một hệ thống các con chip, vi mạch trên bo mạch chủ, làm việc với nhau một cách nhất quán, quyết định những tính năng cơ bản của bo mạch chủ.

Một hệ thống chipset sẽ do nhà sản xuất CPU phát triển rồi chuyển giao cho các bên sản xuất, các nhà sản xuất khác nhau sẽ có một số tùy chỉnh khác nhau để tạo ra một sản phẩm mainboard hoàn chỉnh dựa trên thiết kế chipset gốc của nhà sản xuất CPU.

Một chipset sẽ có danh pháp 3 phần, ví dụ như Intel có chipset “Z-370” thì trong đó “Z” là chữ cái thể hiện tính năng cơ bản của dòng mainboard đó, số “3” thể hiện thế hệ và chuẩn socket, số “70” thể hiện phân khúc của nó.

HÌnh ảnh socket Intel trên bo mạch chủ

Chipset quyết định 3 thứ: sự tương thích của các phần cứng (chẳng hạn như CPU hay RAM mà bạn có thể gắn trên bo mạch chủ), các tùy chọn mở rộng (bạn có thể gắn bao nhiêu thiết bi qua cổng PCI) và khả năng ép xung (OC).

Khi chọn mua Mainboard, bạn cần phải biết mainboard được thiết kế với chipset mã hiệu bao nhiêu, từ đó biết được dòng CPU và RAM chúng hỗ trợ.

Các loại dòng chipset phổ biến

Chúng ta có thể thấy các dòng main bán trên thị trường có tên chipset ở ngay sau tên main. Ví dụ Samsung H61S1, thì main này là main do Samsung sản xuất, chipset H61 chỉ hỗ trợ CPU dòng IVY BRIGDE hay Sandy Bridge như I5 2400 hay I7 2600 … Còn ví dụ như I7 7700 sử dụng socket H270 nên không thể chạy trên Samsung H61S1 được.

Và đây là các tiền tố quy định trên Chipset:

  • H Thường là dòng main phổ thông, bị hạn chế một số tính năng để ưu tiên về mức giá
  • B Là main tầm trung và được tích hợp tương đối đầy đủ tính năng và công nghệ của các nhà sản xuất
  • Z Là dòng main cao cấp, có hiệu năng mạnh mẽ, có hỗ trợ ép xung và thường được dùng chung với những CPU cao cấp có khả năng ép xung (Intel dòng K)
  • X Là dòng main đặc biệt, thường có chuẩn socket khác hẳn với những dòng còn lại trong cùng một thế hệ. Dòng X thường đi chung với những CPU rất mạnh

Vì thế, khi mua linh kiện hoặc ráp các thành phần với nhau, bạn cần phải biết Mainboard bạn đang có hỗ trợ socket gì, chipset nào. Nhiều khi CPU lắp vừa nhưng không thể chạy được đó nhé !

Cách chọn mainboard sao cho đúng ?

Nếu bạn đã có CPU, thì chắc chắn phải chọn Main có socket hỗ trợ CPU đó. Hay đúng hơn thì chipset trên main đó phải hỗ trợ chạy được CPU bạn đang có.

Ví dụ bạn có i3 9100F thì bạn cần phải chọn dòng main H310, ví dụ ASUS H310, MSI 310 … MSI Z370 …

Nếu bạn chưa có gì và đang muốn lên ý tưởng xây mới case máy tính, tốt nhất bạn nên tìm hiểu nhu cầu bản thân với một con CPU hỗ trợ đầy đủ, sau đó mới chọn mainboard.

Chọn mainboard, bạn sẽ lăn tăn liệu nên chọn dòng H, Z, X hay B. Thực ra với dòng H thì hầu hết nhu cầu đều được đáp ứng. Nhưng một vài đặc thù như cần nhiều RAM hơn nữa, hay lắp thêm 2 card màn hình chẳng hạn, thì bạn sẽ chọn dòng B hoặc X !

Và nếu bạn không thông thạo các điều trên, đừng ngại liên hệ tới MinhDucPC để được tư vấn nhé !

Minh Đức PC Chúc các bạn thành công !

Từ khóa » Các Loại Main Máy Tính Bàn