Chóng Mặt Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Ferrovit
Có thể bạn quan tâm
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Trường Hanh
Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác chóng mặt buồn nôn. Đây là những biểu hiện thường gặp và bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên được xem là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó hoặc nếu chỉ xuất hiện thoáng qua thì có thể là do bạn căng thẳng quá mức.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây tình trạng này cũng như cách xử lý hiệu quả.
I. Thế nào là chóng mặt buồn nôn?
Chóng mặt được hiểu là những cơn choáng váng gây mất thăng bằng và người bị cảm thấy mình như đang quay cuồng không thể nhìn rõ những thứ trước mặt và không thể đứng vững.
Buồn nôn hay muốn nôn là cảm giác khó chịu của dạ dày khiến bạn muốn đào thải những chất đang có trong hệ tiêu hóa bằng đường miệng.
Khi hai trạng thái này xuất hiện cùng lúc chính là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang không được khoẻ. Bạn không nên lơ trước tình trạng này, nếu chóng mặt và buồn nôn kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, khó thở,…
Tìm hiểu: Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải mang thai?
Để tránh những biến chứng khác xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên đến các bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.
II. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chóng mặt buồn nôn
Chóng mặt buồn nôn là bị gì? Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:
- Bệnh túi mật
- Thiếu máu thiếu sắt
- Suy tuần hoàn não
- Các loại bệnh nhiễm trùng (cúm dạ dày)
- Đau tim
- Loét dạ dày
- Một số dạng ung thư ở hệ tiêu hóa
- Chứng cuồng ăn hoặc các bệnh tâm lý khác
- Tiêu hóa ở dạ dày chậm (một tình trạng có thể gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường)
- Tắc ruột
- Viêm ruột thừa
- Chấn động hoặc chấn thương não
- U não
Nếu tình trạng chóng mặt buồn nôn không diễn ra quá lâu mà chỉ xuất hiện thoáng qua thì có thể do một số nguyên nhân như:
- Dấu hiệu giai đoạn đầu mang thai
- Say tàu xe hoặc say sóng
- Thay đổi tư thế quá đột ngột
- Nôn do thuốc
- Đau nhức cơ thể
- Cảm giác căng thẳng kéo dài
- Ngộ độc thực phẩm
- Ăn quá nhiều
- Phản ứng của cơ thể với một số mùi hương nồng
- Uống quá nhiều rượu bia
III. Cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn thường xuyên
Khi chóng mặt buồn nôn, chân tay bủn rủn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này đây, để xử lý tình trạng này bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:
- Uống từ từ từng ngụm nước lọc hoặc nước ấm.
- Tránh thức ăn đặc cho đến khi hết nôn.
- Nằm xuống nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.
- Hạn chế thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi quá đột ngột.
- Nếu chóng mặt buồn nôn có kèm tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, nên sử dụng dung dịch bù nước như Oresol để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
- Đối với phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể ăn một ít bánh quy giòn vào buổi sáng hoặc ăn một bữa ăn nhẹ với các thực phẩm giàu protein trước khi đi ngủ (thịt nạc hoặc pho mát).
- Sử dụng một số các loại thuốc kê đơn và không kê đơn để kiểm soát nôn mửa do mang thai, say tàu xe và tình trạng chóng mặt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Xem ngay: Bổ sung sắt sau sinh ra sao
Ngoài những nguyên nhân từ bệnh lý kể trên, chứng chóng mặt buồn nôn có thể là do sức khỏe của cơ thể bạn không được tốt dẫn đến máu huyết lưu thông không đều. Điều bạn cần làm để căn ngừa tình trạng này đó là hãy thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch. Luyện tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những thói quen hạn chế tình trạng chóng mặt buồn nôn hiệu quả. Nếu tình trạng vẫn chưa được cải thiện tối đa, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung sắt và các dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng chóng mặt buồn nôn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về tình trạng này.
Nguồn tham khảo:
1. Nausea and Vomiting
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-nausea-vomiting#1
2. What causes dizziness and vomiting?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322638#causes
3. Dizziness: Symptoms and Causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/symptoms-causes/syc-20371787
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?
CHI TIẾTMáu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
CHI TIẾTNhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết
CHI TIẾTMất máu nhiều dẫn đến điều gì?
CHI TIẾTMất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?
CHI TIẾTTốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?
CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 … Page5 Close MenuTừ khóa » Ho Buồn Nôn Chóng Mặt
-
Đau đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Có Phải Là Triệu Chứng Của Rối Loạn ...
-
Chóng Mặt, Buồn Nôn, đau đầu, Mệt Mỏi: Những điều Cần Biết
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Thường Xảy Ra Khi Nào Và Cách điều Trị Ra Sao?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Điểm Danh 12 Nguyên Nhân điển ...
-
Buồn Nôn đau đầu Chóng Mặt Do đâu? Cách điều Trị Và Phòng Tránh ...
-
Buồn Nôn Chóng Mặt đau Bụng Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | OTiV
-
Chóng Mặt Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Đau đầu, Buồn Nôn, Chóng Mặt Nguyên Nhân Do đâu?
-
Buồn Nôn Hậu COVID-19, Chữa Thế Nào?
-
10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến ...
-
Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn đổ Mồ Hôi: Dấu Hiệu Không Nên Chủ Quan
-
NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”