NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”
NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”
01/11/2021
00 Sức khỏe hậu Covid-19 đang là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh hiện nay. Hội chứng hậu Covid-19 hay còn gọi là Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi và có bệnh lý nền. CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE HAY GẶP TRONG HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19” Theo WHO và CDC Hoa Kỳ, các triệu chứng phổ biến của hội chứng hậu Covid-19 bao gồm:- Mệt mỏi: thường gặp nhất;
- Khó thở, hoặc hụt hơi;
- Chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng dậy;
- Đau đầu;
- Đau tức ngực;
- Hồi hộp, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực …;
- Ho, đau họng, sốt, thay đổi khứu giác, vị giác;
- Ù tai, đau tai;
- Đau cơ khớp;
- Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng;
- Chán ăn;
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ;
- Thay đổi tâm trạng;
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt;
- Khó suy nghĩ hay tập trung (sương mù não);
- Cảm giác tê râm ran;
- Phát ban.
- Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…).
- Tiếp tục duy trì các bài tập phục hồi chức năng phổi, đặc biệt là tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần, thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày).
- Cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
- Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly ở nhà, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
- Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh Covid-19 rất tốt.
- Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh Covid-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày… cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.
- Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với Covid-19, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc quy tắc 5K khi trở lại với cuộc sống bình thường để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Bình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất31/12/2024
LỚP TIỀN SẢN 12.01: SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU GIÚP MẸ VƯỢT CẠN NHẸ NHÀNG
23/12/2024
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
21/12/2024
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU - ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Ong Kian Soon
Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ Ong Kian Soon tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore năm 2004 và là Bác sĩ gia đình đã được đăng ký với Bộ Y tế Singapore. Bác có kinh nghiệm lâm sàng làm việc tại nhiều bệnh viện tư nhân và công lập ở Singapore, tại các phòng khám ngoại trú lẫn các khoa nội trú. Bác tích cực thúc đẩy quảng bá Y học gia đình tại Việt Nam và đã làm việc với Đại học Y Phạm Ngọc Thạch để đẩy mạnh y học gia đình tại TP.HCM. Bác cũng được mời làm diễn giả tại một số hội nghị y học gia đình để trao đổi về mô hình y học gia đình được thực hiện tại Singapore.
Tìm hiểu thêmMihajlovic Jadranka
Khoa Khám bệnh & Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bác sĩ Jadranka Mihajlovic tốt nghiệp năm 2001 tại Đại học Y khoa Serbia. Bác được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm bao quát trong các lĩnh vực chuyên môn Nội khoa, Bệnh truyền nhiễm, các trường hợp Cấp cứu Nội khoa và Chấn thương. Bác đã làm việc tại các cơ sở y tế lớn nhỏ và xử lý các tình huống cấp cứu gồm tai nạn giao thông và chuyển bệnh bằng đường hàng không. Trong những năm gần đây, Bác sĩ Jadranka đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính cá nhân hóa nhiều hơn để điều trị cho bệnh nhân. Điều này bao gồm phối hợp việc thay đổi lối sống, tư vấn cải thiện sức khỏe tinh thần, kết hợp với các chất bổ sung nếu cần và tùy biến việc kê đơn thuốc phù hợp với nhu cầu riêng của từng người.
Tìm hiểu thêmHồ Ngọc Bảo Trân
Thạc sĩ Hồ Ngọc Bảo Trân là chuyên gia tâm lý đã tốt nghiệp và được đào tạo ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Với nhiều chứng chỉ và kinh nghiệm quý báu nhiều năm công tác tại các Trường Đại học, Trung tâm tâm lý lâm sàng, Thạc sĩ Hồ Ngọc Bảo Trân hiện đang giữ vai trò Chuyên viên tư vấn tâm lý Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Ho Buồn Nôn Chóng Mặt
-
Đau đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Có Phải Là Triệu Chứng Của Rối Loạn ...
-
Chóng Mặt, Buồn Nôn, đau đầu, Mệt Mỏi: Những điều Cần Biết
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Thường Xảy Ra Khi Nào Và Cách điều Trị Ra Sao?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Điểm Danh 12 Nguyên Nhân điển ...
-
Buồn Nôn đau đầu Chóng Mặt Do đâu? Cách điều Trị Và Phòng Tránh ...
-
Buồn Nôn Chóng Mặt đau Bụng Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | OTiV
-
Chóng Mặt Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Chóng Mặt Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Đau đầu, Buồn Nôn, Chóng Mặt Nguyên Nhân Do đâu?
-
Buồn Nôn Hậu COVID-19, Chữa Thế Nào?
-
10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến ...
-
Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?
-
Chóng Mặt Buồn Nôn đổ Mồ Hôi: Dấu Hiệu Không Nên Chủ Quan