Chống Thực Dân Pháp Xâm Lược Và đánh Chiếm Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Ngày 31/8/1858, lấy cớ phản đối chính sách cấm đạo của triều đình Huế, thực dân Pháp cho quân tiến hành nổ súng bắn phá cảng Đà Nẵng để tiến tới tấn công thành Phú Xuân. Bị chặn đánh ở Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng đánh chiếm nhiều nơi ở Nam Bộ. Nhà Nguyễn chống trả yếu ớt (bị thất thủ nhiều nơi), cuối cùng đầu hàng Pháp, giao các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ cho thực dân Pháp. Trong khi đó, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân diễn ra mạnh mẽ từ Nam chí Bắc, Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của Trương Định (09 -1861), khởi nghĩa của Võ Duy Khương (1868), đặc biệt là chiến công của Nguyễn Trung Trực (10/12/1861) đánh chiếm tàu Esperance của Pháp, tạo được khí thế chiến đấu, xuống đến Kiên Giang, Cà Mau.
|
Thực dân Pháp cho quân tiến hành nổ súng bắn phá cảng Đà Nẵng để tiến tới tấn công thành Phú Xuân. |
Để động viên nhân dân chống thực dân Pháp, tháng 12/1861, Nguyễn Đình Chiểu đã viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây là án văn kêu gọi nhân dân đứng lên chống sự áp bức của thực dân Pháp và phong kiến. Lời kêu gọi đó tác động đến phong trào yêu nước của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, kể cả phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau. Ngày 16/8/1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân lấy đồn Kiên Giang tiếng vang chiến thắng lẫy lừng. Ngày 27/10/1868 anh hùng Nguyễn Trung Trực bị hành quyết tại sân cỏ mà ngày nay là Bưu điện Rạch Giá, gây căm phẫn cho nhân dân Việt Nam nói chung, cho người Cà Mau nói riêng. Tiếp đó, vào năm 1872, hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đã đứng ra tập hợp lực lượng thanh niên trong làng ở khu vực Cái Tàu vùng lên chống Pháp. Những ngày đầu tổ chức, hai ông quy tụ gần 30 thanh niên địa phương nơi ông ở. Trong quá trình chuẩn bị và chọn được một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ sẵn sàng chiến đấu, nhân đêm 30 Tết Tân Mùi, Xuân 1871, hai ông cùng lực lượng thanh niên thành lập đội Nghĩa đoàn và đọc lời thề: “Bình Tây sát tả, Việt Nam muôn năm”. Từ đó phong trào chống thực dân Pháp không chỉ diễn ra trong lớp trẻ mà còn được tuyên truyền rộng khắp phong trào vùng lên đánh Pháp ngày thêm đông. Đồng thời, huy động nông dân tại chỗ đốn cây trong vườn đem xuống rào cản Rạch Hàn nhằm ngăn sự tiến quân của Pháp từ Cà Mau kéo vào và cũng chính bảo vệ vùng căn cứ của hai ông. Từ năm 1872, căn cứ chống Pháp ở Cái Tàu (U Minh) đã thành lập, là căn cứ hình thành khá sớm ở vùng đất Cà Mau trong những ngày chống Pháp. Hai ông đã phát động thanh niên làm vũ khí tự tạo và rèn luyện võ thuật, sẵn sàng quyết tử chống trả thực dân Pháp, bảo vệ quê hương đất nước. Vì thế, hai ông cùng các nghĩa quân tổ chức hàn cản trên sông Cái Tàu để tử thủ với Pháp. Khi Pháp đánh vào khu căn cứ, nghĩa quân ở Cái Tàu hết sức vất vả. Hai thủ lĩnh họ Đỗ chỉ huy hơn 300 chiến binh chống lại Pháp rất nhiều trận. Nhưng sau một thời gian chiến đấu, đối phương quân lại càng đông, hỏa lực mạnh đánh vào căn cứ bắt hai thủ lĩnh nghĩa quân họ Đỗ đưa ra thị trấn Cà Mau hành quyết vào ngày 3/8/1975. Cuộc khởi nghĩa ở Cái Tàu của hai ông Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đầu thập niên 70 của thế kỷ 19 đã chứng minh sự nổi dậy quật cường của người dân U Minh – Cà Mau. Tuy cuộc khởi nghĩa không thành công, nhiều nghĩa quân bị giết và bị bắt sống, nhưng sự kiện đứng lên khởi nghĩa này vẫn còn lưu truyền cho các thế hệ sau. Năm 1874, phong trào Thiên Địa Hội nổi lên mạnh mẽ, hội bí mật thu hút đông đảo người Minh Hương, Khmer, Việt tham gia. Ở vùng Long Xuyên (Cà Mau – Bạc Liêu) có hai hội mạnh nhất là Nghĩa Hưng (Cờ Xanh) và Nghĩa Hòa (Cờ Vàng). Hai hội gành quyền lợi và ảnh hưởng nhau, thường gây gỗ và ẩu đã nhau, làm mất an ninh. Còn nhân dân yêu nước tham gia và Thiên Địa Hội vì có khẩu hiệu “Phản Pháp phục Nam”, nhưng những phong trào này chẳng đi đến đâu. Năm 1880, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp tiến hành khai thác vùng đất Bạc Liêu: Năm 1901, Pháp cho đào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 140km (đoạn Bạc Liêu – Cà Mau dài 48,5km). Năm 1915, Pháp dùng xáng mở rộng kênh Bạc Liêu – Cà Mau dài 66km. Trên bờ xáng trải đá xanh làm quốc lộ Đông Dương. Năm 1920, Pháp cho đào kênh xáng Hộ Phòng – Chủ Chí – Chợ Hội dài 29km và Giá Rai- Phó Sinh – Cạnh Điền dài 33km. Khu vực Cà Mau Pháp cho đào kênh xáng Đội Cường, nối sông Gành Hào với sông Bảy Háp, kinh xáng Cái Keo nối sông Bảy Háp với sông Đầm Dơi, kinh Chắc Băng nối sông Trẹm với Ranh Hạt (Vĩnh Thuận – Kiên Giang), kinh Bà Kẹo nối sông Ông Đốc với sông Mỹ Bình – Bà Đầm Thị Tường. Ngoài ra còn đào một loạt kinh khác như Biện Nghị, Thợ May, Chợ Hội, Huyện Sử, Tắc Vân, kinh Hãng, kinh Kiểm Lâm…Đào xong các con kinh, đại bộ phận đất ngập úng ở Bạc Liêu – Cà Mau được ngăn mặn xổ phèn. Trên 35.000 ha đất hoang hóa trở nên màu mỡ. Bạc Liêu thành tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất Nam Bộ. Nhân dân các nơi đỗ về Bạc Liêu – Cà Mau lập nghiệp, tự dựng nhà theo các bờ sông, bờ xáng, tự cắm cọc chiếm lấy phần đất để khai phá làm ruộng, trồng rẫy, không cần đến thủ tục pháp lý. Lợi dụng tình hình đó một số người Pháp, Việt, Hoa, Ấn, Nhật có tiền của dựa vào thế lực và luật lệ thực dân, nộp đơn, nộp tiền, xin trưng khẩu, vì theo “Họa đồ”, những phần đất này đều vô chủ ! Người nông dân khai khẩn mà trên bộ sổ, đất đó thuộc quyền của địa chủ. Địa chủ mướn người đắp thổ mô, cắm trụ đá, xác định ranh giới đã bao chiếm. Nông dân mất hết đất đai, phải mướn đất của địa chủ, dù đất do chính bản thân minh đỗ mồ hôi, sôi nước mắt khai khẩn bao đời nay. Đầu thế kỷ 20, nhiều địa chủ ngoại quốc đến Cà Mau thành lập đồn điền Patisti (Tân Hưng), Chevetxi, Pebiken (Tân Hưng Tây), Kanu (Tân Duyệt) Mesepa, Compo (Tân Hưng Đông), Tây Công Ty (Quách Văn Phẩm), Jacque (Bà Kẹo), Kan quet, Guillemeg George, Henop, Tây Hãng (Khánh An)…Họ đã bao chiếm hàng trăm nghìn ha. Các địa chủ người Việt, người Hoa như Trần Trinh Trạch bao chiếm 145.000 ha ruộng lúa, 10.000ha ruộng muối, Vưu Tụng 75.000 ha, Châu Oai 45.000 ha và các địa chủ khác như Trương Đại Danh, Ngô Phong Điền, Quách Ngọc Đóng, Hào Khiện, Chủ Xiệp, Chung Bá Vạn, Đỗ Khắc Thành, Dù Hột, Mai Hữu Quì, Nguyễn Cao Hoài, Cai tổng Hòa, Ba Chiêm, Thầy Cai Di… Trong số 13 lô đất ở Đầm Dơi, mỗi lô 30 -40 nghìn ha, địa chủ bao chiếm 29,5 lô. Đến những năm 1920 -1930, số địa chủ chỉ chiếm 2% dân số nhưng chiếm hữu 95% đất đai, còn nông dân 90% dân số nhưng lại không có đất hoặc chỉ có rất ít ruộng đất, phải làm tá điền hoặc cày thuê cuốc mướn cho địa chủ.
Từ khóa » Pháp Tấn Công Việt Nam đầu Tiên ở đâu
-
Thời Thực Dân Pháp Xâm Lược (1858-1930)
-
Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Pháp đầu Tiên Của Quân Và Dân ...
-
Chiến Tranh Pháp–Đại Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trận Đà Nẵng (1858–1859) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thời Thực Dân Pháp Xâm Lược (1858-1930) - .vn
-
Hai Cuộc Kháng Pháp Của Dân Tộc Việt Nam - Thành ủy TPHCM
-
Khởi điểm Cuộc Trường Chinh
-
Sự Ra đời Tất Yếu Lịch Sử Của Ngành Tài Chính Việt Nam
-
Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946) – Lời Hịch Non Sông Và ý Nghĩa ...
-
Trận Sơn Trà (1/9/1858) Mở đầu Chiến Tranh Xâm Lược Nước Ta Của ...
-
Chiến Thắng Sông Lô - Từ Góc Nhìn Lịch Sử
-
Toàn Quốc Kháng Chiến (19/12/1946): Quyết định Mang ý Nghĩa Lịch ...
-
Nam Bộ Kháng Chiến - Hào Khí Và Quyết Tâm Bảo Vệ Nền độc Lập, Tự ...