Chủ đề: Viết đúng Tiếng Việt - Trang 31

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký

Trang 1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253 trong tổng số 53 trang (527 bài viết)Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 00:47Đã sửa 5 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:21Có 4 người thích

Tường Thụy đã viết:Lan man về chèVề việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán.Mà người Việt ta thường có tâm lý sính ngoại. Hàng ngoại tốt và rẻ, người ta thích đã đành nhưng chữ ngoại, nếu cùng khả năng diễn đạt thì chẳng thể nói là tốt hơn chữ Việt.Có lần tôi thấy một ông giải thích cho bạn về con vẹt khi đang chờ xe: "Thực ra, nó không phải là vẹt mà là "psittacidés" (tiếng Pháp) nhưng dân ta không biết nên cứ gọi là con vẹt" Hi hi.Vì vậy, lớp bình dân cứ gọi là "chè", còn ai thấy gọi là "trà" cho nó sang cũng được. Ngay cả con chuồn chuồn loại to, nó bay nhởn nhơ khắp nơi, có nhập khẩu từ TQ vào bao giờ đâu mà vẫn cứ gọi là chuồn chuồn Ngô.:)Cũng vì tâm lý đó nên mới sinh ra chữ "trà Tàu". Chè nhập từ Trung Quốc gọi là "trà Tàu" đã đành nhưng nếu tự mình làm ra thì người ta vẫn cứ gọi là "trà Tàu". Khi đó chỉ chè chế biến theo kiểu TQ. Cách gọi này cũng giống như khi người Hà Nội làm nem theo kiểu Sài Gòn vẫn gọi là món "nem (hay chả) Sài Gòn" dù nguyên liệu không phải buôn từ Sài Gòn ra và món ăn được chế biến bởi những bàn tay vàng, trắng nõn nà của các cô gái Hà Nội.Không nên gọi là "chè xanh" mà gọi là "chè tươi". Gọi là "chè xanh" có thể do chữ chè tươi nôm na quá, không sang chăng? Gọi là "chè xanh" thì thừa mất chữ "xanh" mà thiếu chữ "lá". "Xanh" để phân biệt với màu gì cơ chứ vì cây chè trồng ở đâu thì lá cũng có màu xanh cả, trừ khi nó già quá rụng xuống đất mới biến thành màu vàng, chẳng ma nào thèm mua. Mà chưa đến lứa, người ta đã vội hái đem bán để cho con đóng tiền học thêm rồi, làm gì kịp rụng. Hi hi.Bạn hoan1982 và cuctim999 có vẻ rất rành về chế biến chè. Việc sao chè cho ra các sản phẩm chè búp, chè cục và chè cám như các bạn đã nói. Chè búp, kén búp kỹ làm cẩn thận sau khi sao có hình nhỏ và hơi dài hơn, xoăn lại người ta gọi còn là chè móc câu. Chè thơm thơm mùi cốm thì ngon. Người sành uống chè còn thích loại chè cánh có mầu hơi lốm đốm trắng gọi là chè mốc cách. Tại sao chè có mầu ấy và uống ngon hơn, cái này mình không rõ lắm.Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn?Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ. Nhưng vì chè hái ra có khi không bán hết ngay một lúc cho nên người ta mới băm phơi khô để dành, còn hơn là để lá già hay hỏng vì bán ế. Nếu sao chè cho ra nhiều sản phẩm khác nhau thì khi pha chế cũng có nhiều cách khác nhau như nấu, hãm và nấu, hãm như thế nào lại tùy theo loại chè và sở thích của người dùng.Tất nhiên uống chè khác với ăn chè. Cho nên người ta phân biệt bằng cách gọi là "nấu chè", "nấu nước chè".Làm sao để nước chè tươi có màu xanh hay vàng tươi (không vàng đỏ) uống ngon? Theo mình nên làm theo cách: lá chè rửa sạch, vò nát, cho vào trong bình hay ấm tích. Đổ chút nước sôi vào lắc đều rồi gạn kiệt. Mục đích làm cho nóng chè, ấm chè không bị nước lã khi rửa sót lại và cho bớt mùi ngái của chè. Sau đó mới đổ nước sôi vào để uống. Cách làm này gọi là hãm chứ không phải nấu.Cách pha chè sao đã được bàn đến nhiều nên mình không đề cập.Không biết bạn Letam quê ở đâu. Nếu nấu cả cành là cách làm cũng của Nghệ An. Nhà thơ Vương Trọng có viết:Quê anh chè bẻ cả cànhKhoai với lạc luộc chung, mỗi tốiMời uống nước như đi họp đội. (Quê chung)Hồi mình "hoạt động cách mạng" ở Thanh Chương thấy người ta đều nấu nước chè như thế.Chính vì có thời kỳ ở đó, mình mới biết một cách làm cho nước chè có màu xanh. Đó là sau khi vừa nấu xong, bắc nồi ra, người ta đổ vào một ít nước lã (nếu là nước mưa càng tốt), một bát hay một gáo là tùy theo nồi to nhỏ. Quả nhiên nước chè xanh, sóng sánh rất bắt mắt, tuy làm thế này bạn nào kỹ tính có thể cho là mất vệ sinh. Hi hi.(Bài viết có lan man ra ngoài chuyện viết đúng tiếng Việt, nhưng thấy các bạn bàn rôm rả quá nên mình cũng lạm bàn đôi chút)
khitieu đã viết:
Quê Hương mỗi người chỉ một
khitieu đã viết:Thăm Em...Lên Phú Thọ muốn ghé cùngThăm em vào lán uống chung ấm tràChè ngon do chính em phaDo tay em hái em xoa ...khi sao chè KT 21.3.11
http://i956.photobucket.com/albums/ae49/hoan2182/sfgsda.jpgDù sao thì việc vò chè bằng chân vẫn là sự thật! Vấn đề là chân có rửa sạch hay không mà thôi!Và được thưởng thức cốc trà nóng hổi, đậm đà hương vị quê hương vẫn là thú vui tao nhã của người Việt Nam!Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 01:16Đã sửa 5 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 02:54Có 6 người thích

TRẢ LỜI TIN NHẮN TRÊN THIVIEN.NETHỏi:Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:Di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng>??? Cám ơn[/quote]Giả nhời:RờiI.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...Dời: đgt1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...Di đgt: Chuyển, dịch : di mộ vào nghĩa trang...Hỏi:Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ?? Cám ơn trước![/quote]Giả nhời:Vấn đề quan trọng là bác có hèn không? Có dám đấu tranh để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- Tiếng mẹ đẻ hay không?Líu:đgt: Líu lưỡi khÔng nói được, sợ líu lưỡi...Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...[/quote]
thayhuynh50 đã viết:

http://i768.photobucket.com/albums/xx325/thayhuynh50/sexy_lady_12.jpg

thayhuynh50 đã viết:

http://i768.photobucket.com/albums/xx325/thayhuynh50/romantichanhphuc.jpg

@Thầy giáo Huỳnh!Dòm cái hình ...của thầy em thấy được:Hai "tóc dài" đang mải miết hôn nhauNên thầy viết "Ta không còn dấu diếm"Sao không là giấu giếm hả thầy ơi !???Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

Vien.vien

Ngày gửi: 23/03/2011 01:20Có 6 người thích

hoan1982 đã viết:Hỏi:Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.Giả nhời:RờiI.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...Dời: đgt1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...Hỏi:Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!Giả nhời:Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Hỏi:Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?Giả nhời, Hỏi:Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?Vien.vien Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

Vien.vien

Ngày gửi: 23/03/2011 01:31Có 7 người thích

hoan1982 đã viết:Lan man về chè[/b]Về việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán.Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn?Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ.
Sao lại nói là vị đỏ, màu đỏ chứVien.vien Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 01:36Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:49Có 6 người thích

Vien.vien đã viết:
hoan1982 đã viết:Hỏi:Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.Giả nhời:RờiI.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...Dời: đgt1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...Hỏi:Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!Giả nhời:Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Hỏi:Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?Giả nhời, Hỏi:Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?
Bác có sai nhầm to nhớn, không thể ...THƯƠNG HẠI được: Líu là động từ, líu lo là tính từ cơ mà!Líu lo. tt (Tiếng hát, giọng nói) có nhiều âm thanh cao, trong xen lẫn nhau,liên tiếp và như díu vào nhau, nghe vui tai:Tiếng trẻ con líu lo suốt ngày.Cây xanh thì lá cũng xanhChim đậu trên cành chim hót líu lo (Lí cây xanh)Líu lo trên liễu một vài tiếng chim (Hoàng Trìu)Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 01:42Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:52Có 5 người thích

hoan1982 đã viết: Lan man về chè[/b] Về việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán. Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn? Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ. "Sao lại nói là vị đỏ, màu đỏ chứ" (Viên.vien đã hỏi)Tình hình là em trích dẫn bài viết của bác Tường Thuỵ, bác lại trích dẫn nhầm là Hoan1982 là không đúng rồi!???Câu hỏi của bác em xin nhường lời cho bác Tường Thuỵ! (Em không dám cướp nhời của bác ấy đâu, bác ấy mắng cho dại mặt!)Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

Vien.vien

Ngày gửi: 23/03/2011 02:15Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vien.vien vào 23/03/2011 04:25Có 5 người thích

hoan1982 đã viết:
Vien.vien đã viết:
hoan1982 đã viết:Hỏi:Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.Giả nhời:RờiI.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...Dời: đgt1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...Hỏi:Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!Giả nhời:Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Hỏi:Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?Giả nhời, Hỏi:Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?
Bác có sai nhầm to nhớn, không thể ...THƯƠNG HẠI được: Líu là động từ, líu lo là tính từ cơ mà!Líu lo. tt (Tiếng hát, giọng nói) có nhiều âm thanh cao, trong xen lẫn nhau,liên tiếp và như díu vào nhau, nghe vui tai:Tiếng trẻ con líu lo suốt ngày.Cây xanh thì lá cũng xanhChim đậu trên cành chim hót líu lo (Lí cây xanh)Líu lo trên liễu một vài tiếng chim (Hoàng Trìu)
Cám ơn nha! Bạn thật tinh tường. Nhưng ý mình muốn nói cách thức để nhớ của những người không phân biệt được khi nào dùng "l", khi nào dùng "n" như trên thì thật không ổn.Vien.vien Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

Vien.vien

Ngày gửi: 23/03/2011 02:22Có 5 người thích

Hỏi: Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.? Dân vùng đồng bằng sông Hồng không phân biệt được khi nào dùng "l" khi nào dùng "n" nên có cách lý giải như trên. Cũng như:Núm là cái nhô ra; lúm là cái lõm vào? Nhưng nòng súng và lòng lợn thì không mô tả được!Vien.vien Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 02:30Có 4 người thích

Viết đúng chính tả: không dễ mà cũng dễ!Gần đây, diễn đàn của chúng ta quan tâm nhiều đến việc sử dụng Tiếng Việt như thế nào cho tiện ích và trong sáng. Điểm vui mừng là các cuộc tranh luận không đi theo hướng "hàn lâm" mà mang nhiều ý nghĩa ứng dụng thực tế. Vậy, xin gửi vào đây bài viết sau của một Thầy giáo (chứ không nhà nghiên cứu lý luận) để ACE chúng ta tham khảo. [Bamboo]Một trong những lỗi khá phổ biến trong bài làm của học sinh, sinh viên hiện nay là viết sai chính tả. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chủ quan, là do học sinh chưa được rèn luyện đầy đủ về kỹ năng viết đúng chính tả, bản thân lại thiếu ý thức “tự trang bị” vốn chính tả cho mình. Khách quan, là do chữ quốc ngữ được xây dựng theo những nguyên tắc của chữ viết ghi âm, do vậy, mặc dù về cơ bản, chính tả của tiếng Việt hiện đại đã được thống nhất trên toàn quốc nhưng bởi cách phát âm ở từng vùng, từng địa phương có khi rất khác nhau nên xảy ra tình trạng phát âm thế nào ghi ra thế nấy. Người miền Nam, miền Trung thường lẫn lộn hai thanh hỏi / ngã, các phụ âm cuối –C / -T, -N / -NG…, người miền Bắc thường lẫn lộn các phụ âm đầu TR- / CH-, S- / X- … cũng chính là vì trong phát âm đã không có sự phân biệt rõ ràng các thanh, các âm vừa dẫn.Chính tả, đó là “cách viết chữ (tả) được coi là chuẩn (chính)” (Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, HN, 1988). Mặc dù trong cách viết ấy có thể còn nhiều chỗ bất hợp lý (ví dụ: trong chữ quốc ngữ, cùng một phụ âm, có khi viết là NG-, có khi viết là NGH-, chẳng hạn: NGỦ NGHÊ, hoặc cùng một phụ âm, có khi viết là C-, có khi viết là K-, có khi viết là Q-, chẳng hạn: CŨ KĨ, QUE v.v. ), nhưng ngày nào cộng đồng sử dụng chữ quốc ngữ của chúng ta còn chưa có sự thống nhất cải tiến những bất hợp lý đó thì ngày nấy chính tả hiện hành vẫn phải được tuân thủ.Viết đúng chính tả không chỉ là biểu hiện của một trình độ văn hoá nhất định mà còn là biểu hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lòng yêu quý tiếng nói dân tộc. Đã có một giai thoại vui quanh việc viết sai chính tả một chữ trong một câu thơ của nhà thơ NG. B. : “Đêm đêm binh lính tiễu quanh thành”. Khốn nỗi, thay vì tiễu (dấu ngã, tức tuần tiễu) người ta đã in thành tiểu (dấu hỏi, nghĩa là gì, chắc các bạn đều đã hiểu) ! Thật vô cùng tai hại ! Mà chỉ là một sơ suất không đâu, phải không các bạn ?Người viết bài này sinh trưởng ở miền Trung nên hồi còn là học sinh trung học đệ nhất cấp (bậc trung học cơ sở hiện nay) cũng là một “chuyên gia” viết sai chính tả. Sau đó, nhờ bị “ quê độ” về chính tả, phải kiếm mua một cuốn từ điển tiếng Việt về làm sách gối đầu giường, gặp đâu tra đó cho đến khi nhớ chắc, chữ nào hay quên thì ghi riêng ra một cuốn sổ tay để làm “kinh nhật tụng”, nhờ vậy chỉ sau một năm học, hỏi/ ngã đã tương đối phân minh, nờ/ngờ, cờ/tờ đã đâu ra đó. Thật sung sướng vô cùng ! Từ “kinh nghiệm bản thân” , người viết bài này mới dám khẳng định rằng: viết đúng chính tả, không dễ mà cũng dễ! Vấn đề là ở bản thân có quyết tâm không.Để khắc phục những lỗi về chính tả, trước hết, cũng như muốn chữa bệnh, bạn cần phải định bệnh, nghĩa là phải biết rõ mình hay mắc phải những loại lỗi chính tả nào để có hướng tập trung chữa đúng loại lỗi ấy. Có thể dựa vào nhận xét của thầy cô trên bài tập làm văn của bạn. Sau đó, hãy trang bị cho mình vài cuốn cẩm nang dùng cho việc tự chữa lỗi chính tả. Xin giới thiệu với bạn những cuốn dễ tìm: Từ điển chính tả tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo dục, 1988 (cuốn này được tái bản nhiều lần ), Chữa lỗi chính tả cho học sinh của Phan Ngọc ( NXB Giáo dục, HN,1982), Mẹo luật chính tả của Lê Trung Hoa (Sở Văn hoá và Thông tin Long An XB,1984)… Nếu bạn đã có sẵn một cuốn từ điển tiếng Việt (của NXB Khoa học xã hội hay của NXB Giáo dục là tốt nhất ) thì dùng nó thay cho từ điển chính tả cũng được, chỉ hơi bất tiện trong việc tra cứu do dung lượng lớn mà thôi.Thế là đã có bột để bạn gột nên hồ rồi đó. Giờ thì bạn hãy ghi nhớ các mẹo luật nào liên quan đến những lỗi chính tả mà bạn thường hay mắc phải (đã được các nhà nghiên cứu nêu trong sách ) rồi vận dụng ngay đi ( đừng học hết các mẹo luật mà ngán và rối, nên nhớ sách được soạn cho nhiều đối tượng mà mỗi người lại chỉ mắc một số lỗi chính tả nhất định; từng thời kỳ, chỉ nên tập trung giải quyết một số loại lỗi, ưu tiên cho những chữ thường dùng ) và hãy kiểm tra bằng từ điển khi cảm thấy bán tín bán nghi …. ( Bạn cũng có thể tìm thấy các mẹo luật này trong những cuốn giáo trình Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên giai đoạn 1 ( Đại học đại cương ) gần đây được xuất bản khá nhiều.Và, như đã nói, nên có một cuốn sổ tay dành để ghi những chữ mà mình hay mắc lỗi, tóm tắt các mẹo luật để thường xuyên xem lại . Cũng cần nói thêm, để việc ghi nhớ chính tả được bền, và hỗ trợ cho việc dùng từ chính xác, bạn nên tập phân biệt chính tả dựa vào sự phân biệt nghĩa của những cặp từ đồng âm, gần âm, ví dụ: ngủ – dấu hỏi là từ chỉ trạng thái ý thức tạm ngừng, trái nghĩa với “thức”, còn ngũ - dấu ngã là từ có các nghĩa “số năm”, hay trong các kết hợp “hàng ngũ”, “đội ngũ”… ; da – viết D- với các nghĩa có liên quan tới “ da thịt”, trong “da diết”, “ma da”, “cây da”, còn gia – viết G/- trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (vd. gia súc), chỉ “người có học vấn, chuyên môn” (vd. chuyên gia), là “thêm”(vd. gia vị), v.v. Để nắm chắc nghĩa, bạn hãy tra từ điển tiếng Việt (nếu có cả từ điển Hán – Việt thì càng tốt ). Và, nếu bạn có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với một người phát âm chuẩn về một số mặt nào đó, chẳng hạn người Hà Nội có sự phân biệt rất rõ hai thanh hỏi / ngã, các vần có âm cuối –N / -NG, -C / -T, thì bạn hãy tranh thủ phân biệt và ghi nhận chính tả qua phát âm của họ, đỡ công tra cứu!Ngoài ra, để viết đúng chính tả - nhất là đối với các trường hợp mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, cách viết tên riêng tiếng Việt và không phải tiếng Việt, cách phiên thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt - bạn còn phải nắm chắc các quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt, quy định tạm thời về viết hoa trong sách giáo khoa và trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ (cụ thể là: “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt” ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ ngày 05-3-1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và các văn bản của ngành giáo dục; “Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Giáo dục cùng thông qua tại Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 1980; “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”; “Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ”, ban hành kèm theo Quyết định số 09 1998/ QĐ – VPCP ngày 22 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).Chúc các bạn sớm cười khà : “Chữa lỗi chính tả tiếng Việt, kể ra thì … chẳng khó!”…Nguồn: TG: Trần Hoàng- Báo Mực Tím, số 304 ngày 19 – 3 – 1998, tr. 16 – 17.Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook Ảnh đại diện

hoan1982

Ngày gửi: 23/03/2011 02:31Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 02:51Có 5 người thích

Vien.vien đã viết:Hỏi: Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.? Dân vùng đồng bằng sông Hồng không phân biệt được khi nào dùng "l" khi nào dùng "n" nên có cách lý giải như trên. Cũng như:Núm là cái nhô ra; lúm là cái lõm vào? Nhưng nòng súng và lòng lợn thì không mô tả được!
Nòng súng không nhai và không nuốt đượcLòng lợn nhai mỏi răng và nuốt chửng được!Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu) Chưa có đánh giá nàoChia sẻ trên Facebook

Trang 1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253 trong tổng số 53 trang (527 bài viết)Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối

© 2004-2024 VanachiRSS

Từ khóa » Ngọng Líu Hay Ngọng Líu