Từ Điển - Từ Ngọng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ngọng

ngọng tt. Tật ở đóc-giọng và phần trong cái lưỡi, nói không đúng âm: Ngườ ngọng, nói ngọng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ngọng - t. Có tật nói không đúng âm thanh như mọi người.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ngọng tt. 1. Không phát âm đúng một số âm do bộ máy phát âm có tật hoặc nói chưa sõi: ngọng líu ngọng lô. 2. Dại khờ: Thời buổi này kiếm đâu ra người ngọng o giả ngô giả ngọng (tng.).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ngọng tt 1. Có tật nói không đúng một số âm thanh: Thằng cháu lên mười mà vẫn ngọng. 2. Không thể nói: Nó có ngọng đâu mà không cãi lại?.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ngọng .- t. Có tật nói không đúng âm thanh như mọi người.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ngọng Nói không đúng âm vì có tật ở lưỡi: Một nhà ba con ngọng. Nghĩa rộng: Nói không được rõ-ràng hoạt-bát: Ngọng gì mà chẳng nói được. Văn-liệu: Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông, Nó bảo nhau rằng ấy cái uông (Thơ-cổ).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ngóp

ngót

ngót

ngót

ngót dạ

* Tham khảo ngữ cảnh

Còn một lẽ nữa , chàng không dám tự thú là chẳng biết sao , hễ thấy cặp mắt dịu dàng của Thu để tới mắt mình thì chàng lại ngọng nghịu và nóng bừng cả mặt.
Cả hàng tháng sau , chuyện " giăng gió " của anh Sài nhà ông đồ Khang được coi như chuyện hệ trọng bậc nhất phổ cập nhất trong toàn dân , từ đứa trẻ con còn nói ngọng cho đến ông bà già rụng hết răng đều thì thào như là giặc giã sắp tràn về , như làng Hạ Vị sẽ lụi bại vì chuyện ấy , như nước sông lại lên to cuốn đi hàng nghìn người , như là nhà nào cũng sẽ chết đói , chết rét vì chuyện ấy.
Sau bản kinh sám hối , Bính đọc đến kinh : " Lạy Nữ vương " người đàn bà mà Bính thấy đáng kính , đáng trọng hơn ai , bao nhiêu câu ca tụng sau đây cũng không đủ tả những tốt lành của người : ... " Mẹ nhân lành làm cho chúng tôi được sống , được vui... Chúng tôi ở nơi khóc lóc , than thở kêu khẩn bà thương... Hỡi ơi ! Bà là chúa bầu chúng tôi , xin ghé mắt thương xem chúng tôi đến sau khỏi đây... " Ôi ! Khoan thay ! Nhân thay ! Dịu thay ! Thánh Maria trọn đời đồng trinh... " Bấy giờ chẳng những Bính cảm động về nguyện ngắm , Bính lại còn tê mê vì lời răn bảo của ông cố đạo già ngọng nghịu khuyên Bính nhiều lắm , khiến Bính ứa nước mắt quả quyết hứa với ông rằng : Lạy cha , con xin vâng lời cha , con xin ăn năn dốc lòng chừa mọi tội lỗi... Bính vừa nói xong ông liền nhủ Bính : Đấy con xem , bây giờ có phải phần hồn và phần xác con nhẹ hẳn đi không ? Con không còn áy náy buồn phiền như trước kia con đầm đìa dơ dáy tội lỗi vì con đã mất sự sạch của linh hồn , con đã mất ơn Đức Chúa lời.
Người đàn ông ngoại quốc đi đến bên tôi nói câu tiếng Việt ngọng nghịu.
Ở quê tôi , mọi người hay nói ngọng chữ "L" thành chữ"N".

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ngọng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Ngọng Líu Hay Ngọng Líu